Phụ nữ nhận cảm hóa giáo dục đối tượng pn năm 2024

Đam mê đua xe và chuyên độ xe cho những tay đua, năm 2014, Diệp Hồng P. (SN 1993, ngụ tại P.9, Q.5) bị rủ rê, lôi kéo sử dụng ma túy đá, bồ đà. Ban đầu chỉ là “thử cho biết”, dần dần, P. nghiện ma túy lúc nào không hay. Mẹ bán nước giải khát ở đầu hẻm, cha làm phụ kho tại quận 9, các anh chị em đều làm thuê đủ các nghề để sinh sống, nên khi rơi vào con đường nghiện ngập, P. cũng cố gắng dứt ra nhưng lúc lên cơn thì “ngựa quen đường cũ”.

Tháng 10/2015, P. bị công an phường phát hiện đang sử dụng ma túy đá. Chấp nhận đơn xin tự nguyện cai nghiện tại gia đình của P., công an đã giao cho Hội LHPN phường, đặc biệt là Chi hội PN khu phố 3 và tổ PN 44A quản lý. Bằng sự kiên nhẫn, thuyết phục với cái nhìn sẻ chia, nhân ái, chị Nguyễn Thị Tuyết - tổ trưởng tổ PN 44A - đã quan tâm, thăm hỏi, giúp đỡ gia đình P. lúc khó khăn, đồng thời không ngừng động viên để P. đoạn tuyệt hẳn với ma túy.

Tháng 4/2016, P. đã từ bỏ ma túy và chí thú làm ăn, góp một tay lo cho mái ấm gia đình gồm 20 nhân khẩu. P. chia sẻ: “Ban ngày, em đi phụ người ta ráp kiếng, chiều về sửa xe, nhưng em chỉ sửa xe cho mấy chú xe ôm thôi, vì họ nghèo giống em”.

2. Là ủy viên Ban thường vụ Hội LHPN P.5, cũng là thành viên tổ cán sự xã hội P.5, một địa bàn tương đối phức tạp, chị Nguyễn Thị Mỹ Thanh có mặt ở hầu khắp các mặt trận phòng chống tội phạm và tệ nạn. Lo lắng cho sự an nguy của vợ, chồng chị đã rất nhiều lần bực dọc can ngăn, nhưng chị chia sẻ đầy tin tưởng: “Tôi chưa bao giờ đơn độc trong công tác quản lý, vận động đối tượng phạm tội và hỗ trợ những người lầm lỡ, bởi luôn có sự chung tay, giúp sức của tập thể”.

Là cán bộ Hội, có mạng lưới chân rết rất đông tại chi, tổ hội, chị Thanh dễ dàng tiếp cận địa bàn, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các đối tượng, từ đó phối hợp với cơ quan chức năng giải quyết. “Đó là công tác lâu dài, không phải một ngày, một tháng là nhìn thấy kết quả. Tôi thấy, để làm tốt công tác này, cần có tấm lòng rộng mở mới có thể đeo bám, cảm hóa, giúp các đối tượng lầm lỡ hoàn lương” - chị tâm huyết.

Có lần, một hội viên trong khu phố nghi chồng nghiện ma túy đã đến rỉ tai chị Thanh về những bất an của mình. Chị đến nhà, người chồng đóng sập cửa không tiếp. Nhưng với kinh nghiệm nhiều năm đấu tranh chống tệ nạn xã hội, chỉ cần ngửi thấy mùi lạ tỏa ra từ căn phòng, chị trở về báo với công an phường. Anh chồng được đưa đi cai ngay khi công an xác nhận nghiện ma túy. Chị Thanh tiếp tục giúp đỡ người vợ vượt qua giai đoạn khó khăn, vận động Hội PN hỗ trợ chiếc xe bán giải khát để chị này có phương tiện kiếm sống, có tiền lo cho con, và tặng chị một suất bảo hiểm y tế để khám sức khỏe định kỳ. Hiện tại, người chồng đã cai nghiện thành công và trở về, chạy xe ôm kiếm sống.

Bị kêu án tám năm với tội danh mua bán và tàng trữ ma túy, anh Trần Thanh T. ở khu phố 3, P.5, Q.5 không giận mà còn gửi đến chị Thanh lời cảm ơn vì đã tạo mọi điều kiện cho con anh được học hành. Năm 2015, anh T. bị bắt với tang vật là hàng trăm viên ma túy. Buồn chán trước hoàn cảnh gia đình, con anh đòi bỏ học khi chuẩn bị vào lớp 10. Không cam tâm để tương lai một đứa trẻ rơi vào con đường tăm tối, chị động viên và đưa em vào trường Hùng Vương vừa học vừa làm. Năm 2016, chị xin một suất học bổng cho em với lời hứa chắc nịch: “Chỉ cần con không bỏ học, Hội sẽ giúp đỡ con”.

Một trong 8 tiêu chí của Cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch" là không có người vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội. Nhiều năm qua, Hội LHPN huyện Bảo Lâm đã vận động hội viên phụ nữ phát huy vai trò của PN trong việc tham gia phòng chống tội phạm.

Một trong 8 tiêu chí của Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” là không có người vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội. Nhiều năm qua, Hội LHPN huyện Bảo Lâm đã vận động hội viên phụ nữ (PN) phát huy vai trò của PN trong việc tham gia phòng chống tội phạm.

Phụ nữ nhận cảm hóa giáo dục đối tượng pn năm 2024
Một tiết mục sinh hoạt CLB phòng chống ma túy ở Bảo Lâm, đưa ra tình huống cụ thể giúp hội viên PN biết cách xử lý ngăn ngừa con em vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội. Ảnh: A.Nhiên

Hội LHPN huyện Bảo Lâm đã xây dựng và duy trì các mô hình, CLB tại các xã, thị trấn để triển khai Cuộc vận động “5 không, 3 sạch” có hiệu quả như: 15 mô hình “5 không, 3 sạch” với 600 thành viên; 16 mô hình “Không có trẻ suy dinh dưỡng và bỏ học” với 640 thành viên; 13 mô hình “Không sinh con thứ 3” với 585 thành viên; 14 mô hình “Không bạo lực gia đình” với 490 thành viên; 14 mô hình “Không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội” với 420 thành viên và 14 mô hình “Không đói nghèo” với 392 thành viên... Trong năm 2016, Hội đã thành lập mới mô hình “Toàn dân phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội - Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” tại xã Lộc An. Hội LHPN từ huyện đến cơ sở đã phối hợp các ban, ngành tham gia công tác hòa giải và tuyên truyền, vận động nhân dân các xã vùng đồng bào DTTS không phát rừng làm rẫy. Trong năm 2016, các cơ sở Hội đã hòa giải thành công 20 vụ tranh chấp đất đai và mâu thuẫn trong gia đình, không có đơn thư, khiếu kiện vượt cấp trong tổ chức Hội. Hội tiếp tục duy trì các mô hình có hiệu quả: “Chi hội không có đơn thư vượt cấp”, CLB “PN với kiến thức pháp luật”.

Tiếp tục thực hiện Kế hoạch liên tịch với Công an về việc tham gia quản lý, giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội, các cấp Hội PN ở Bảo Lâm đã phối hợp nhận cảm hóa giáo dục, giúp đỡ 7 thanh thiếu niên tại cộng đồng khu dân cư. Hội LHPN huyện tiếp tục chỉ đạo Hội LHPN cơ sở xây dựng các “Địa chỉ tin cậy” nhằm tư vấn, giải quyết mâu thuẫn, bạo lực gia đình. Đến nay, toàn huyện đã xây dựng được 14 “Địa chỉ tin cậy” tại Trạm y tế và UBND xã, thị trấn.

Chị Nguyễn Thị Duyên - Chủ tịch Hội LHPN huyện Bảo Lâm cho biết: Trước tình hình tội phạm ma túy diễn biến tương đối phức tạp trên địa bàn, với số cai nghiện có hồ sơ quản lý tại địa phương là 140 người, trong đó có 120 người đang sinh sống tại các xã (98 người sử dụng heroin, 20 người sử dụng ma túy đá, 2 người chưa xác định). Trước thực trạng đó, thực hiện chỉ đạo của Hội LHPN tỉnh, Hội LHPN huyện Bảo Lâm đã phối hợp với ngành Công an, chính quyền, các đoàn thể địa phương tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên PN tích cực tham gia các hoạt động, vận động gia đình, con em, người thân thực hiện tốt công tác phòng chống tội phạm, tệ nạn ma túy, mại dâm. Tuyên truyền, vận động PN có chồng, con, người thân mắc, nghiện ma túy tự nguyện cai nghiện, không tham gia trồng cây có chứa chất ma túy. Nhận cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ các đối tượng vi phạm pháp luật hòa nhập cộng đồng. Đăng ký, cam kết xây dựng xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy, gia đình hội viên ký cam kết không để con em, người thân phạm tội. Tăng cường công tác nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội, nâng cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ Hội, hiệu quả hoạt động của các mô hình phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên để làm tốt công tác tuyên truyền, vận động ở cơ sở.

5 năm qua, thông qua các đợt sinh hoạt, Hội đã tổ chức được gần 200 buổi cho trên 16.000 lượt cán bộ, hội viên PN về kiến thức phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội. Nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở, Hội LHPN huyện phối hợp với Công an huyện tổ chức 9 lớp tập huấn về phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm cho trên 450 cán bộ chi, tổ PN của 10 xã, thị trấn có người nghiện ma túy. Phát huy vai trò lực lượng hội viên nòng cốt, cốt cán ở cơ sở trong việc chủ động nắm bắt, phản ánh tình hình khi phát hiện các dấu hiệu bất thường tại địa phương, cung cấp hàng chục tin có giá trị cho ngành Công an trong công tác tố giác tội phạm ma túy, vận động 5.420 hộ đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Dao, H’Mông của các xã B’Lá, Lộc Ngãi, Lộc Thành, Lộc Phú không trồng cây cần sa. Hội PN nhận cảm hóa, giúp đỡ 20 thanh thiếu niên có hành vi vi phạm pháp luật và sử dụng ma túy. Vận động 88% hộ gia đình hội viên, phụ nữ đăng ký cam kết không có tệ nạn xã hội, không có tội phạm ma túy. Hiện nay, toàn huyện có 4 xã không có tệ nạn ma túy: Lộc Bắc, Lộc Bảo, Lộc Quảng, Lộc Tân. Xây dựng các mô hình: “Vận động gia đình và người thân không sử dụng ma túy”, CLB “Phòng chống ma túy”, CLB “Gia đình không có ma túy” tại các xã, thị trấn. Phối hợp với chính quyền thôn xây dựng các mô hình thôn, tổ dân phố không có tội phạm như Tổ an ninh nhân dân, tổ tự quản, tổ phòng chống tội phạm, ma túy.

Thông qua các hình thức, nội dung tuyên truyền, Hội LHPN huyện Bảo Lâm đã từng bước làm thay đổi nhận thức của hội viên PN về phòng chống tội phạm, tệ nạn ma túy, nâng cao ý thức trách nhiệm của PN về vai trò quan trọng của người mẹ, của gia đình trong việc chăm lo, giáo dục con, em; chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm từ trong mỗi gia đình, xây dựng gia đình văn hóa, góp phần tham gia hiệu quả phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa bàn khu dân cư.