Phó Tổng giám đốc Samsung Việt Nam

Phó Tổng giám đốc Samsung Việt Nam

Samsung Electronics đặt mục tiêu trong những năm tới là trở thành thương hiệu có tính nhận diện cao xuyên suốt các ngành hàng mà công ty đang kinh doanh, được người tiêu dùng đón nhận và yêu mến đặc biệt, đồng thời vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu trong các ngành hàng mà công ty có tham gia.

Để hiện thực hóa điều đó, mới đây tại thị trường khu vực Việt Nam, Samsung đã bổ nhiệm ông Kevin Lee nắm giữ cương vị Tổng giám đốc Công ty Điện tử Samsung Vina.

Ông Kevin Lee là một nhân viên Samsung kỳ cựu với hơn 30 năm kinh nghiệm và đảm nhận nhiều vị trí lãnh đạo cấp cao của Samsung tại nhiều thị trường trên thế giới. Ông từng là Phó tổng giám đốc Cấp cao phụ trách Đối tác Verizon, Samsung Electronics Mỹ; Tổng giám đốc Samsung Electronics Benelux và Hy Lạp trước khi trở thành Tổng giám đốc Công ty Điện tử Samsung Vina.

Chiến lược phát triển Samsung của ông Kevin Lee là sẽ tập trung nguồn lực vào hai trọng tâm lớn đó là "tập trung nhiều hơn vào con người" và "vận dụng các sáng kiến thiết thực một cách linh hoạt".

Với sự dẫn dắt của lãnh đạo mới, Samsung Vina sẽ tiếp tục duy trì thành quả kinh doanh tại Việt Nam, tăng cường các hoạt động kinh doanh mang tính bền vững, xây dựng các mối quan hệ chiến lược chặt chẽ và có tầm ảnh hưởng, thúc đẩy sự sáng tạo và trở thành thương hiệu sản phẩm điện tử cao cấp hàng đầu trong tâm trí người Việt Nam.

Ngày 21/12, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tiếp Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam Shim Wonhwan và ông Choi Joo Ho, hiện là Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Samsung Hàn Quốc và sẽ là người kế nhiệm ông Shim Wonhwan.

Kim ngạch xuất khẩu của Samsung năm 2018 dự kiến tăng 12% so với năm 2017, đạt hơn 60 tỷ USD, theo chia sẻ của Tổng Giám đốc Shim Wonhwan.

Ông cũng nhấn mạnh Samsung luôn nhận thức được tầm quan trọng trong việc hỗ trợ đào tạo công nghệ, nâng cao năng lực cho doanh nghiệp Việt Nam, đóng góp cho nền tảng công nghiệp của Việt Nam phát triển vững chắc hơn.

Trước thông tin dư luận lo ngại về sự dịch chuyển đầu tư của Tập đoàn, ông Shim Wonhwan nhấn mạnh tập đoàn luôn giữ chiến lược đầu tư lâu dài tại Việt Nam.

 

Phó Tổng giám đốc Samsung Việt Nam

Trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 10/2018, Phó Chủ tịch Tập đoàn đã truyền tải thông điệp Samsung sẽ coi Việt Nam là điểm sản xuất lớn nhất toàn cầu. Đến nay, Samsung đã giải ngân được hơn 90% trong số 17,3 tỷ USD vốn đầu tư cam kết đăng ký vào Việt Nam, đồng thời hình thành được mạng lưới kết nối đầu tư giữa Samsung với các công ty con và doanh nghiệp Việt Nam.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cảm ơn những đóng góp của Samsung và cá nhân ông Shim Wonhwan với sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Ông bày tỏ mong muốn ông Shim Wonhwan tiếp tục có đóng góp cho việc phát triển quan hệ hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc và đặc biệt là tăng cường sự lớn mạnh của Samsung tại Việt Nam.

Phó Thủ tướng đề nghị Samsung quan tâm hơn đến mảng nghiên cứu phát triển, thực hiện chiến lược đưa Hà Nội thành trung tâm nghiên cứu phát triển của Samsung; phát triển lĩnh vực công nghệ bán dẫn tại Việt Nam và nâng dần tỉ lệ nội địa hóa.

Phó Thủ tướng cũng chúc tân Tổng Giám đốc Choi Joo Ho có nhiệm kỳ thành công tại Việt Nam và hợp tác chặt chẽ với Chính phủ trong hoạt động tại Việt Nam.

T.Công

Theo Trí thức trẻ

Tổng giám đốc Samsung Việt Nam “hiến kế” để sản xuất không bị gián đoạn

Để hoạt động sản xuất không gián đoạn, Tổng giám đốc Samsung Việt Nam cho rằng, nên thúc đẩy việc ký kết MOU để hợp tác sản xuất giữa các tỉnh có nhiều KCN ở phía Bắc và phía Nam.

Phó Tổng giám đốc Samsung Việt Nam
Ông Choi Joo Ho, Tổng giám đốc Samsung Việt Nam.

Vượt đại dịch Covid-19, cả năm dự kiến xuất khẩu 61 tỷ USD

“Mặc dù tình hình năm nay khó khăn hơn, nhưng kim ngạch xuất khẩu từ tháng 1 đến tháng 9 năm nay của Samsung đã đạt 47 tỷ USD, tăng trưởng 15% so với cùng kỳ năm 2020”, ông Choi Joo Ho, Tổng giám đốc Samsung Việt Nam đã cho biết như vậy tại Hội thảo phát triển địa phương với chủ đề “Phục hồi kinh tế, thích ứng linh hoạt an toàn với đại dịch Covid-19: Khắc phục đứt gãy kinh tế, tăng cường kết nối giữa các địa phương”, được tổ chức vào chiều 13/10 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

“Chúng tôi đang kỳ vọng từ giờ đến cuối năm, nếu hoạt động sản xuất có thể duy trì ổn định như hiện tại thì Công ty sẽ thuận lợi trong việc đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 61 tỷ USD cho năm 2022”, ông Choi Joo Ho nói.

Đó là những con số gây bất ngờ, bởi trong bối cảnh kinh tế Việt Nam và thế giới gặp khó khăn vì Covid-19, Samsung Việt Nam không chỉ duy trì hoạt động sản xuất ổn định, mà còn tăng trưởng khá tốt.

Chia sẻ về cách mà Samsung Việt Nam đã thành công vượt qua đại dịch, ông Choi Joo Ho cho biết, trước tiên, Samsung và các công ty cung ứng đã thực hiện theo đúng phương châm chỉ đạo về phòng chống dịch của Chính phủ và phương châm “3 tại chỗ” để duy trì hoạt động sản xuất không gián đoạn trong suốt 2-3 tháng diễn ra làn sóng dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4.

Thêm vào đó, tất cả các nhân viên đều tuân thủ chặt chẽ quy định 5K và các quy định duy trì khoảng cách.

Samsung Việt Nam cũng đã tạo mọi điều kiện để nhân viên yên tâm làm việc trong nhà máy an toàn như cấp khẩu trang KF94, xét nghiệm Covid-19 định kỳ...

Để giảm thiểu việc tiếp xúc với bên ngoài, cũng như đảm bảo sức khoẻ nhân viên, Công ty đã cung cấp miễn phí 3 bữa ăn mỗi ngày trong nhà ăn của công ty.

“Chúng tôi đã tích cực trao đổi và phối hợp với Chính phủ và chính quyền địa phương, thường xuyên báo cáo về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động”, ông Choi Joo Ho nói và khẳng định, nhờ có được sự hỗ trợ đảm bảo sản xuất không bị gián đoạn từ Chính phủ mà Samsung đã có thể phục hồi sản xuất, và hiện tại đang duy trì hoạt động sản xuất ổn định.

Ngoài những nỗ lực này, theo ông Choi Joo Ho, thời gian qua, Samsung Việt Nam cũng đã thường xuyên thực hiện các chuyến thăm và làm việc với các công ty cung ứng, động viên cán bộ công nhân viên, chỉ đạo để các công ty trong mạng lưới cung ứng cùng áp dụng một phương án phòng dịch đồng nhất, đồng thời hỗ trợ một phần kinh phí phòng dịch để cùng vượt qua giai đoạn khó khăn.

“Sự quan tâm hỗ trợ của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ và chính quyền địa phương đã tạo thuận lợi để chúng tôi vừa thực hiện các chính sách phòng dịch an toàn, vừa có thể sản xuất không gián đoạn. Cùng với đó là sự nhẫn nại, cống hiến của tất cả cán bộ công nhân viên của Samsung và các công ty cung ứng của Samsung”, ông Choi Joo Ho một lần nữa nhấn mạnh.

“Hiến kế” để sản xuất không bị gián đoạn

Cùng với việc chia sẻ những phương cách để vượt đại dịch Covid-19, ông Choi Joo Ho cũng đã kiến nghị về các phương án giúp sản xuất không bị gián đoạn.

“Trước tiên, cần tích cực thúc đẩy việc ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) để hợp tác sản xuất giữa các tỉnh có nhiều khu công nghiệp ở phía Bắc và phía Nam”, ông Choi Joo Ho nói.

Phó Tổng giám đốc Samsung Việt Nam
Trong khó khăn, Samsung Việt Nam vẫn duy trì hoạt động sản xuất ổn định.

Theo thông tin của ông Choi Joo Ho, ở phía Bắc, hiện nay 3 tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và Vĩnh Phúc đã nhất trí ký kết thỏa thuận hợp tác. Việc ký kết sẽ sớm diễn ra sau khi có thống nhất cuối cùng.

“Nội dung chủ yếu của thỏa thuận này là đảm bảo hoạt động sản xuất không gián đoạn, đảm bảo việc di chuyển của mọi người và vận chuyển hàng hóa thuận lợi giữa 3 tỉnh giống như trong một tỉnh. Samsung và các công ty cung ứng hoàn toàn ủng hộ sự nỗ lực của 3 tỉnh và hy vọng việc ký kết nhanh chóng được thực hiện”, ông Choi Joo Ho tiết lộ.

Trong khi đó, ở khu vực phía Nam, ông Choi Joo Ho đã bày tỏ mong muốn rằng, Chính phủ và các địa phương sẽ quan tâm hỗ trợ để TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An sẽ ký kết thỏa thuận hợp tác với nội dung giống như khu vực phía Bắc.

Ngoài nội dung quan trọng này, ông Choi Joo Ho cũng đã kiến nghị việc “tiêu chuẩn hóa” các tiêu chí quản lý phòng dịch của Chính phủ.

“Các doanh nghiệp rất cần dự đoán tình hình để có phương án quản lý nhân sự hiệu quả, lên kế hoạch sản xuất và hạn chế những khó khăn trong quản lý và vận hành”, ông Choi Joo Ho khẳng định.

Với lý do này, ông Choi Joo Ho bày tỏ mong muốn rằng, Chính phủ sẽ nhanh chóng soạn thảo tiêu chí quản lý phòng dịch đồng nhất, còn chính quyền địa phương thì thường xuyên trao đổi với các doanh nghiệp, và đảm bảo khoảng thời gian 1 tuần, hoặc tối thiểu 3-4 ngày trước khi thực hiện các quy định mới hoặc quy định thay đổi.

“Nếu được như vậy, thì các doanh nghiệp có thể tích cực tuân thủ các quy định của Chính phủ, và cũng tốt hơn cho doanh nghiệp trong việc lên kế hoạch sản xuất và vận hành quản lý nhân sự”, ông Choi Joo Ho nhấn mạnh.

Liên quan tới vấn đề này, thông tin cho biết, mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”.

Chiều tối ngày 13/10, Bộ Y tế cũng đã ban hành hướng dẫn tiêu chí đánh giá cấp độ dịch, áp dụng thống nhất cho cả nước.