Phim về bộ đội biên phòng và cô giáo

Thời gian qua, hình ảnh người lính, chiến sĩ đã được khắc họa ở nhiều góc cạnh khác nhau trong phim truyền hình, để lại dấu ấn trong lòng khán giả.

Một trong 5 bộ phim lọt vào danh sách bình chọn giải thưởng VTV Awards 2021 là Yêu hơn cả bầu trời. Bộ phim có đề tài về người lính không quân, do đạo diễn Khải Anh thực hiện, với kịch bản do các biên kịch Trịnh Khánh Hà và Nguyễn Thu Thủy xây dựng. Phim có sự tham gia của các diễn viên: Thanh Sơn, Bình An, Mạnh Quân, Quang Sự…

Phim về bộ đội biên phòng và cô giáo

Bình An vào vai Hải trong phim Yêu hơn cả bầu trời

Ảnh VFC

Phim kể về hành trình trưởng thành của một nhóm học viên Trường sĩ quan Không quân, cũng là hành trình dìu dắt của người thầy. Đối mặt với khó khăn trong học tập, những yêu cầu khắc nghiệt của đào tạo, kỷ luật thép trong quân đội, những học viên ngây thơ có lúc không tránh khỏi những sai lầm, thậm chí từng muốn từ bỏ con đường đã chọn.

Nhưng khi biến cố xảy đến, họ hiểu ra rằng được bay, được cùng thầy, cùng bạn học tập và chiến đấu, được tiếp nối truyền thống cha anh thực sự là lý tưởng mà họ muốn theo đuổi.

Phim về bộ đội biên phòng và cô giáo

Với vai diễn trong Yêu hơn cả bầu trời, Thanh Sơn lọt top 5 đề cử diễn viên nam ấn tượng của VTV Awards 2021

Ảnh VFC

Yêu hơn cả bầu trời gần như là bộ phim truyền hình đầu tiên có chủ đề về phi công quân sự. Theo biên kịch Thu Thủy, đây là dự án đáng nhớ và cũng “khó nhằn” với chị và cả biên kịch Trịnh Khánh Hà. Chưa có nhiều hiểu biết về lĩnh vực đặc thù này, hai nhà biên kịch đã phải khảo sát, đọc tài liệu, phỏng vấn… để cùng xây dựng kịch bản. 

Trong khi đó, hình ảnh những chiến sĩ biên phòng được khắc họa đậm nét trong bộ phim Mùa xuân ở lại của đạo diễn Nguyễn Danh Dũng.

Phim về bộ đội biên phòng và cô giáo

Lương Thu Trang và Huỳnh Anh trong phim Mùa xuân ở lại

Ảnh VFC

Phim lấy bối cảnh miền núi phía bắc, xoay quanh câu chuyện của Hòa, do Lương Thu Trang đóng. Hòa tốt nghiệp sư phạm nhưng không có số tiền lớn để "chạy" biên chế, cô quyết định lên miền núi dạy học để 3 năm sau trở về, có công việc ổn định hơn và kết hôn với người mình yêu.

\n

Tuy nhiên, cuộc sống của một cô giáo “cắm bản” không hề dễ dàng và những gặp gỡ, va chạm và tình cảm chân thành của học sinh, bà con dân bản, cùng những chiến sĩ biên phòng quả cảm đã làm thay đổi suy nghĩ của Hòa. Nam diễn viên Huỳnh Anh vào vai anh bộ đội biên phòng dành tình yêu cho cô giáo trẻ.

Phim về bộ đội biên phòng và cô giáo

Huỳnh Anh cho biết, bộ phim Mùa xuân ở lại khiến anh tâm đắc

Ảnh VFC

Đạo diễn nguyễn Danh Dũng cho hay, ý tưởng làm bộ phim này bắt đầu khi nhóm biên kịch, đạo diễn, quay phim có chuyến đi thực tế tại Lào Cai vào tháng 10.2019. Ê kíp đã tới nhiều điểm trường, đồn biên phòng ở Lai Châu lấy chất liệu thực tế và chắp bút sáng tác kịch bản phim. Còn diễn viên Huỳnh Anh từng chia sẻ, đây là bộ phim mà anh tâm đắc về nội dung cũng như nhân vật mình thể hiện.

Bộ phim Lửa ấm của đạo diễn Đào Duy Phúc lại mang đến hình ảnh những người lính cứu hỏa. Đạo diễn từng gửi lời cảm ơn đến những diễn viên tham gia trong phim vì những hy sinh, chấp nhận cả nguy hiểm để diễn tả đặc thù công việc của lính cứu hỏa. Họ đã có nhiều cảnh quay khiến đoàn phim thót tim.

Phim về bộ đội biên phòng và cô giáo

Diễn viên Trương Minh Quốc Thái vào vai đội trưởng đội phòng cháy chữa cháy trong phim Lửa ấm

Ảnh VFC

Trong phim, Trương Minh Quốc Thái vào vai Minh, Đội trưởng Đội phòng cháy chữa cháy. Nam diễn viên đã từ TP.HCM ra ở Hà Nội suốt 6 tháng. Anh kể, kỷ niệm nhớ nhất là lần đóng cảnh chữa cháy, được quay trong 1 container giữa trưa nắng.

“Chúng tôi quay từ 10 giờ liên tục đến 13 giờ mới nghỉ để ăn cơm trưa. Cảnh quay được thực hiện vào mùa hè, giữa cái nắng 40 độ C. Chúng tôi chui vào thùng container, các cửa đều được đóng kín để đảm bảo ánh sáng. Sau khi quay xong, bước ra ngoài nhìn vào gương, không ai nhận ra mình nữa. Tất cả mặt trắng bệch vì thiếu ô xy”, nam diễn viên chia sẻ.

Cùng với Trương Minh Quốc Thái, phim còn có sự tham gia của các diễn viên: Thúy Hằng, Thu Quỳnh, Tô Dũng, Mạnh Quân…

Tin liên quan

Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát cho biết, "Biên cương" là bộ phim điện ảnh với kinh phí thấp, tối giản, mang âm hưởng ngợi ca và tình yêu tràn đầy đối với các chiến sĩ bộ đội biên phòng do Công ty TNHH MTV Nam Phương (HONGNGAT FILM) sản xuất. Phim do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Điện ảnh đặt hàng với sự trợ giúp của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai.

"Biên cương" khắc họa hình ảnh nhân vật chính là Tân - đồn trưởng đồn biên phòng Trang Luông. Anh và các đồng đội có nhiệm vụ xung yếu là tuần tra ngày đêm bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân nói chung, đồng bào các dân tộc vùng cao nói riêng. Với cuộc sống chung cùng đồng đội và cuộc sống riêng nhiều hy sinh gian khổ, nhưng các chiến sĩ vẫn trụ vững trên vị trí của mình.

Phim cũng khắc họa được nhiều nét văn hóa vùng cao, những phiên chợ Mông, những cuộc sống gia đình, làng bản, những sự trợ giúp thiết thực, đầy gắn bó về kinh tế, giáo dục, y tế của các chiến sĩ bộ đội biên phòng đối với cuộc sống của bà con vùng cao. "Biên cương" cũng khắc họa truyền thống nối tiếp của các thế hệ cha ông đã hy sinh quên mình để trấn thủ vùng biên giới của Tổ quốc từ những năm đầu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Phim về bộ đội biên phòng và cô giáo

Thiện Tùng và Trần Vân Anh đảm nhận vai chính trong phim.

Phim dài 87 phút, hấp dẫn và xúc động với nhiều trường đoạn quay đẹp, đậm chất điện ảnh do NSƯT Nguyễn Đức Việt làm đạo diễn từ kịch bản của Nguyễn Thị Hồng Ngát. Phim có sự tham gia của dàn diễn viên: Thiện Tùng, Trần Vân Anh, Đoàn Nam Mỹ, Lê Trang, NSƯT Ngọc Thu, Nguyễn Duy Hưng...

Chia sẻ về ý tưởng xây dựng kịch bản, Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam, nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát bày tỏ: “Tôi vốn rất yêu quý bộ đội, đặc biệt bộ đội biên phòng nên cứ ấp ủ có dịp nào đó sẽ làm phim về những nhân vật này. Năm 2015, có cơ hội đi cùng Chính uỷ Bộ đội Biên phòng, Trung tướng Phạm Huy Tập và Chủ nhiệm chính trị Bộ đội Biên phòng, Thiếu tướng Nguyễn Tiến Thắng, đặc biệt được sự trợ giúp đắc lực của Đại tá Nguyễn Tuấn Chung, Giám đốc Điện ảnh Bộ đội Biên phòng, tôi đã có chuyến đi rất ý nghĩa lên các đồn biên phòng ở tỉnh Điện Biên, vùng giáp ranh với nước bạn. Sau đó, tôi chu du một chuyến nữa ở Lào Cai... và ý tưởng phim “Biên cương” đã được nảy sinh”.

Bối cảnh phim được quay tại Mường Khương, Lào Cai. Trong quá trình quay phim, đoàn được Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng tạo nhiều điều kiện thuận lợi, hỗ trợ xe vận chuyển, chỉ đạo Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Lào Cai hết sức giúp đỡ. Tại đây, đoàn được hỗ trợ về chỗ ăn nghỉ, tạo dựng bối cảnh và người dân bản làng đều rất nhiệt tình tham gia diễn viên quần chúng.

Phim về bộ đội biên phòng và cô giáo

Hình ảnh trong phim.

Không phải lần đầu tiên đảm nhiệm vai chính diện, diễn viên Thiện Tùng một lần nữa được "đo ni đóng giày" cho vai đồn trưởng biên phòng Tân. Trong phim, anh tạo được dấu ấn với khán giả bởi cách thể hiện nhân vật ở hai thời kỳ. Một chàng trai với tình yêu trong sáng của mối tình trong hồi tưởng của nhân vật nữ và một Tân mạnh mẽ trong công việc và vụng trong tình yêu. Đấy cũng là điều hấp dẫn và sự sắp đặt rất khéo của biên kịch và đạo diễn tạo cho diễn viên những cảm xúc trong tạo hình nhân vật trong một tác phẩm.

"Tân là điển hình cho sự hy sinh, gian truân, vất vả của người lính biên phòng ngày đêm canh giữ bình yên biên cương cho tổ quốc. Những người lính rất đáng được ca ngợi ngay cả khi đất nước đã yên bình nhưng họ vẫn phải chiến đấu với tội phạm ma tuý, buôn bán người... Những hy sinh thầm lặng ấy đáng được vinh danh. Một nhân vật đẹp như vậy cũng là niềm vinh dự cho một nghệ sĩ hoá thân lắm chứ. Và tôi đã sống với các chiến sĩ biên phòng gần một tháng để hoàn thành nhân vật ấy", Thiện Tùng bộc bạch.

Với số kinh phí rất ít ỏi, Giám đốc HONGNGATFILM cho biết bà cũng thấy mình mạo hiểm khi quyết định làm phim này. Sau hai tháng bắt tay vào viết kịch bản, “Biên cương” đã được đánh giá tốt và đưa vào sản xuất ."Biên cương" là bộ phim có kinh phí thấp nhưng lại là tác phẩm được ekip sáng tạo bằng 200 phần sức lực của mình. Bối cảnh xa, thời tiết khắc nghiệt, thời gian làm việc rất sát, không được trượt tiến độ nên sự tập trung của anh em trong đoàn rất tốt. Thành quả có được là cả sự cố gắng và niềm đam mê của cả đoàn và là đứa con tinh thần vô giá của ekip sáng tạo.

“Chúng tôi phải tính toán sao cho vừa hiệu quả vừa giản tiện nhất có thể nhưng không được làm ẩu, làm qua loa... Với một tác phẩm chỉn chu như vậy, đủ để thấy tập thể đoàn phim đã phải cố gắng như thế nào. Giống như mọi người vẫn hay nói: ngon, bổ nhưng phải rẻ. Bộ phim này cũng vậy”, nhà biên kịch Hồng Ngát tâm sự.