Phim đất phương nam có bao nhiêu tập năm 2024

Bộ phim “Đất rừng phương Nam” được thực hiện bởi đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cùng công ty Cổ phần Sản xuất phim Hoan Khuê (HK Film), Công ty Cổ phần phim Thiên Ngân, Công ty Cổ phần Galaxy Play và Công ty TNHH Trấn Thành Town sản xuất năm 2023. Phim kể về hành trình phiêu lưu của An, cậu bé chẳng may mất mẹ trên đường đi tìm cha. Giai đoạn 1920-1930, trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, phong trào đấu tranh yêu nước còn tổ chức rời rạc. Sau khi Đảng ra đời, các tổ chức được tập hợp lại và đấu tranh có mục tiêu cụ thể. Định hướng câu chuyện là xây dựng nhân vật Hai Thành - cha của An cùng hội của ông sẽ là những thành viên gia nhập Việt Minh về sau. Bộ phim lấy cảm hứng từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Đoàn Giỏi và tác phẩm phim truyền hình nổi tiếng “Đất phương Nam” sản xuất năm 1997 của đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn. Bộ phim với âm hưởng chủ đạo là tinh thần yêu nước, chống phong kiến, đế quốc thực dân ở khu vực Nam Bộ những năm đầu thế kỷ XX.

Tuy nhiên, khi phim được công bố, bên cạnh những hình ảnh đẹp, giàu cảm xúc thì dư luận cho rằng, bộ phim có một số chi tiết sai lệch lịch sử, gây hiểu lầm. Cụ thể, chi tiết gây tranh cãi nhiều nhất là trong phim có những hoạt động và lời thoại nhắc đến tên “Nghĩa Hòa đoàn” và “Thiên Địa hội”. Theo một số chuyên gia, đây là 2 cái tên trùng với những tổ chức liên quan đến phong trào và hội nhóm từ thời nhà Thanh của Trung Quốc.

Trước vấn đề dư luận phản ánh, chiều 14/10, Hội đồng thẩm định, phân loại phim và một số cơ quan, đơn vị chức năng đã tiến hành thẩm định lại bộ phim Đất rừng phương Nam theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ VHTTDL. Tiếp đó Cục Điện ảnh đã mời nhà sản xuất, đoàn phim Đất rừng phương Nam đối thoại, trao đổi một số nội dung liên quan đến bộ phim.

Theo thông tin từ Cục Điện ảnh thì bộ phim Đất rừng phương Nam có biên tập tương đồng với phim ruyền hình.Đất phương Nam, lấy bối cảnh phim từ những năm 1920-1930, trong khi tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi được xác định là năm 1945. Lý do thay đổi vì bộ phim muốn mô tả ở phần một này bé An lưu lạc qua nhiều nơi, nhiều môi trường, nhiều bang hội cũng như nhiều nhóm nghĩa quân khác nhau…Thông qua đó người xem thấy được miền Nam là nơi có nhiều văn hoá của người bản địa Việt Nam và người Khmer, người Hoa. Một vùng đất hoà hợp có những dân tộc, văn hoá khác nhau cùng khai hoang và gìn giữ, đấu tranh cho vùng đất này.

Đây là bộ phim truyện, với nhân vật hư cấu và không xác định chính xác thời điểm diễn ra câu chuyện. Các yếu tố lịch sử, nhân vật trong tiểu thuyết là cảm hứng để xây dựng nên câu chuyện phim. Bộ phim không đề cao, ca ngợi một hội nhóm nào, chỉ ca ngợi lòng yêu nước chống lại ngoại xâm của người dân Nam Bộ trong thời kỳ đó bao gồm cả người Việt, người Hoa, người Khmer.

Trong phim có những hoạt động và lời thoại nhắc đến Nghĩa Hòa đoàn và Thiên Địa hội là hội nhóm tập hợp bởi một số người dân lao động sinh sống chủ yếu ở Sóc Trăng, Bạc Liêu, Long Xuyên - hoàn toàn không liên quan đến phong trào cùng tên do Chu Hồng Đăng lãnh đạo ở Trung Quốc. Thiên Địa hội cũng như Nghĩa Hòa đoàn chỉ được những người dân yêu nước ở Nam Kỳ lúc đó mượn tên gọi để hoạt động độc lập ở Việt Nam.

Trước đó, ngày 29/9/2023, Hội đồng thẩm định, phân loại phim truyện, phim kết hợp nhiều loại hình đã thẩm định, phân loại phim Đất rừng phương Nam do Công ty Cổ phần phim Thiên Ngân trình thẩm định. 100% thành viên Hội đồng thống nhất kết luận, phim không vi phạm Luật Điện ảnh và cho phép bộ phim được phổ biến đến người xem dưới 13 tuổi với điều kiện xem cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ.

Tuy nhiên, trước một số thông tin mang tính liên tưởng, trong cuộc họp và đối thoại giữa Cục Điện ảnh và đoàn làm phim, đại diện nhà sản xuất đã chủ động đề xuất phương án chỉnh sửa phim, theo đó, sẽ bỏ tên và lời thoại “Thiên địa hội” và “Nghĩa hòa đoàn”, thay bằng tên gọi khác không liên quan đến hội nhóm của nước ngoài.

Ý kiến từ phía đoàn phim cho biết, phần thoại trong phim sẽ chuyển từ Nghĩa Hoà Đoàn thành Nam Hoà Đoàn và Thiên Địa Hội thành Chính Nghĩa Hội. Sự thay đổi này nhằm tránh sự liên tưởng đến Thiên Địa Hội và Nghĩa Hoà Đoàn từ thời nhà Thanh Trung Quốc.

Bên cạnh đó, điều chỉnh dòng chữ “Bộ phim lấy cảm hứng từ tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi lên đầu phim. Sự điều chỉnh này nhằm làm rõ hơn ý đoàn phim về sự thay đổi mốc thời gian trong tác phẩm văn học, theo sát hơn bản phim truyền hình vốn đã để lại dấu ấn trong lòng khán giả.

Hy vọng với sự tiếp thu và chỉnh sửa kịp thời của Nhà sản xuất và đoàn làm phim sẽ làm cho nội dung bộ phim thêm hoàn thiện và thực sự chinh phục khán giả vào ngày ra mắt chính thức 20/10/2023.

First-look (video sơ lược về phim điện ảnh) - phát tối 9/5 - mở đầu với cảnh mẹ An (diễn viên Hồng Ánh) tìm con giữa dòng người, tiếng la "An ơi, má nè con" bị át bởi tiếng súng. Sau cảnh loạn lạc đầu thế kỷ 20 - khi người dân bị thực dân Pháp đô hộ, bối cảnh miền Tây xưa hiện lên.

Trong màn đối thoại giữa An (Hạo Khang) và một người anh mới quen, cậu bé được người này đề nghị dẫn đi tìm người thân. Video khép lại trong cảnh An chèo xuồng bơ vơ giữa sông nước mênh mang, cùng câu hát trong cùng câu hát trong Bài ca đất phương Nam (nhạc: Lư Nhất Vũ, thơ: Lê Giang) - nhạc phim bản truyền hình 1997.

Phim đất phương nam có bao nhiêu tập năm 2024

Poster phim hé lộ câu chuyện nhân vật chính - bé An (Huỳnh Hạo Khang) cùng mẹ (Hồng Ánh) ôm chặt nhau giữa cảnh loạn lạc thời chiến. Ảnh: Galaxy

Đạo diễn Quang Dũng cho biết làm Đất rừng phương Nam vì lớp khán giả mới. Trước những ý kiến tranh cãi rằng phim truyền hình năm 1997 đã quá hoàn hảo, êkíp nói vẫn bám theo tinh thần của bản cũ, không quay 180 độ để các khán giả ngày xưa phải khó chịu. "Chúng tôi kỳ vọng tái hiện được hành trình của An - cậu bé mồ côi mẹ, đi tìm cha. Trên chuyến đi ấy, cậu học cách sống tự lập, trải nghiệm thiên nhiên kỳ thú. Cậu trưởng thành hơn giữa phong trào đấu tranh của những người Nam bộ giàu nghĩa khí, từ đó hiểu được vì sao cha rời xa cậu", anh nói.

Hiện êkíp công bố hầu hết gương mặt chính trong phim. Bộ ba diễn viên nhí An, Cò, Xinh lần lượt do Huỳnh Hạo Khang, Kỳ Phong - cùng 13 tuổi, Bùi Lý Bảo Ngọc - 11 tuổi đảm nhận. Trấn Thành vào vai bác Ba Phi - nhân vật ghi dấu qua diễn xuất nghệ sĩ Mạc Can, Mai Tài Phến đóng Võ Tòng (bản cũ do Lê Quang thể hiện). Các diễn viên còn lại gồm Công Ninh, Hứa Vĩ Văn, Tuyền Mập, Tuấn Trần.

Đoàn làm phim khởi quay ở nhiều bối cảnh miền Tây từ cuối năm ngoái, như An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Trà Vinh. Một trong những đại cảnh quay đầu tiên diễn ra ở rừng tràm Trà Sư (An Giang). Hơn 300 diễn viên quần chúng tham gia phân cảnh được đầu tư nhất phim. Êkíp dựng mới 70% bối cảnh, do rừng tràm đang được khai thác làm khu du lịch sinh thái, một số cơ sở vật chất không phù hợp để quay. Tổ thiết kế mất hơn một tháng để dựng bối cảnh chợ nổi, bài trí hàng trăm món nội thất, phụ kiện.

Đơn vị sản xuất nắm bản quyền làm phim từ sáu năm trước, song lúc đó chưa đủ kinh phí lẫn điều kiện thực hiện. Quang Dũng giữ lại tên phim giống tiểu thuyết gốc, thay vì lược mất chữ "rừng" như bản truyền hình Đất phương Nam năm 1997. Nghệ sĩ Vinh Sơn - đạo diễn Đất phương Nam - làm cố vấn sản xuất. Diệp Thế Vinh đạo diễn hình ảnh, nhạc sĩ Đức Trí là giám đốc âm nhạc. Phim do nhà sản xuất Nguyễn Trinh Hoan - giám đốc đơn vị làm phim Bố già, Tiệc trăng máu, Tháng năm rực rỡ - phụ trách.

Phim truyền hình Đất phương Nam ra mắt năm 1997, dài 11 tập, về cậu bé An mồ côi mẹ, tha phương đi tìm cha. Lưu lạc về phương Nam, An gặp những mảnh đời lầm than dưới ách áp bức của địa chủ, thực dân. Hoàn cảnh đưa đẩy họ trở thành những nông dân khởi nghĩa. Tuy cực khổ, An vẫn luôn sống trong sự đùm bọc của những người thương yêu - nguồn động lực đưa cậu vượt qua gian khổ. Sau khi phát sóng, tác phẩm gây sốt, trở thành một trong những phim truyền hình kinh điển với nhiều thế hệ khán giả.

Phim đất phương nam có bao nhiêu tập năm 2024

Ca khúc "Bài ca đất phương Nam" (nhạc: Lư Nhất Vũ, thơ: Lê Giang) do Tô Thanh Phương trình bày trong phim truyền hình năm 1997. Video: TFS