Phiếu đánh giá tiêu chí 9 2023 năm 2024

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 48/2023/NĐ-CP ngày 17/7/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020 về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.

Quy định về nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, ngoài 4 nguyên tắc theo quy định tại Nghị định số 90/2020/NĐ-CP, Nghị định 48/2023/NĐ-CP đã bổ sung thêm 2 nguyên tắc gồm:

5- Cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật đảng hoặc kỷ luật hành chính thì đánh giá, xếp loại chất lượng như sau:

  1. Cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật đảng hoặc kỷ luật hành chính trong năm đánh giá thì xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này.
  1. Trường hợp hành vi vi phạm chưa có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền nhưng đã được dùng làm căn cứ để đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong năm đánh giá thì quyết định xử lý kỷ luật ban hành sau năm đánh giá đối với hành vi vi phạm đó (nếu có) không được tính để đánh giá, xếp loại chất lượng ở năm có quyết định xử lý kỷ luật.
  1. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên, đã bị xử lý kỷ luật đảng và kỷ luật hành chính về cùng một hành vi vi phạm nhưng quyết định kỷ luật đảng và quyết định kỷ luật hành chính không có hiệu lực trong cùng năm đánh giá thì chỉ tính là căn cứ xếp loại chất lượng ở một năm đánh giá.

6- Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức xếp loại "Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" trong tổng số cán bộ, công chức, viên chức tại cùng cơ quan, tổ chức đơn vị và đối với từng nhóm đối tượng có nhiệm vụ tương đồng không quá tỷ lệ đảng viên được xếp loại "Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" theo quy định của Đảng. Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị có thành tích xuất sắc, nổi trội, hoàn thành vượt kế hoạch các công việc được giao, hoàn thành tốt các công việc đột xuất, có đề xuất hoặc tổ chức thực hiện đổi mới sáng tạo, tạo sự chuyển biến tích cực, mang lại giá trị, hiệu quả thiết thực thì cấp có thẩm quyền quyết định tỷ lệ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phù hợp với thực tế, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức viên chức.

Lưu giữ tài liệu đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức bằng hình thức điện tử

Theo Nghị định 48/2023/NĐ-CP, tài liệu kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng được lưu giữ bằng hình thức điện tử, bao gồm:

1- Biên bản cuộc họp nhận xét, đánh giá.

2- Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.

3- Nhận xét của cấp ủy nơi công tác (nếu có).

4- Kết luận và thông báo bằng văn bản về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức của cấp có thẩm quyền.

5- Hồ sơ giải quyết kiến nghị về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức (nếu có).

6- Các văn bản khác liên quan (nếu có).

Nghị định nêu rõ, ngoài việc lưu giữ bằng hình thức điện tử, Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức và Kết luận và thông báo bằng văn bản về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức của cấp có thẩm quyền còn được lưu bằng văn bản trong hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức.

Ban hành Quy chế đánh giá phù hợp với đặc thù của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình

Nghị định 48/2023/NĐ-CP nêu rõ, căn cứ quy định của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức về đánh giá, xếp loại chất lượng, cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức ban hành Quy chế đánh giá phù hợp với đặc thù của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.

Nội dung Quy chế phải xác định rõ sản phẩm cụ thể gắn với từng vị trí việc làm, tiêu chí đánh giá chất lượng, hiệu quả, thời điểm đánh giá theo quý, tháng hoặc tuần (nếu có); căn cứ để xác định tỉ lệ % mức độ hoàn thành công việc; các tiêu chí thành phần để đánh giá và xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có tính đến tỷ lệ khối lượng công việc của cán bộ, công chức, viên chức đã thực hiện so với khối lượng công việc chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị; khuyến khích áp dụng công nghệ thông tin để thực hiện đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm phù hợp với các quy định tại Nghị định này.

Việc đánh giá, xếp loại chất lượng đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ yếu và không trái với nguyên tắc đánh giá, xếp loại cán bộ của cấp có thẩm quyền.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9/2023.

Không xem xét lại đối với những trường hợp đã có kết quả xếp loại chất lượng trước ngày Nghị định này có hiệu lực. Trường hợp cấp có thẩm quyền thực hiện xem xét đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục áp dụng quy định của pháp luật tại thời điểm đó để thực hiện.

Students also viewed

  • Ch 1 Marketing Channel Concepts
  • Chapter 2 The Channel Participants
  • Ch 4 Behavioral Processes in Marketing Channels
  • Chapter 5 Strategy In Marketing Channels
  • Chapter 6 Designing The Marketing Channel
  • Chapter 7 Selecting The Channel Members
  • Breast Cancer Case Study Complete
  • Med surg renal exam
  • Nursing Mnemonics - NCLeX
  • 5.6 Problem-Solving Skills Lesson Plan
  • A Detailed Lesson Plan in English For Ki
  • Chapter 6: Inventory of cost and goods sold

Preview text

PHÒNG GD& ĐT AN LÃO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH AN TÂN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ

CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TIỂU HỌC

Năm học: 2022- (Kèm theo công văn số 4530/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 01 tháng 10 năm 2018) Họ và tên giáo viên: NGUYỄN THỊ TRƯỜNG Trường: Tiểu học An Tân GV chủ nhiệm lớp 1A Huyện: An Lão Tỉnh: Bình Định

Tiêu chí

Kết quả xếp loại Minh chứng

CĐ Đ K T Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất nhà giáo

Tiêu chí 1: Đạo đức nhà giáo

×

  • Có phiếu đánh giá phân loại giáo viên của nhà trường là hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • Có biên bản họp xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ của tổ.
  • Thực hiện nghiêm túc qui định về đạo đức nhà giáo.

Tiêu chí 2: Phong cách nhà giáo

×

  • Có phiếu đánh giá phân loại giáo viên của nhà trường là hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • Luôn giữ gìn phẩm chất, danh dự của nhà giáo. Tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ Tiêu chí 3: Phát triển chuyên môn bản thân ×
  • Đã học xong đại học chuyên ngành tiểu học.
  • Có biên bản đánh giá tiết dạy đạt loại tốt trong năm học.
  • Có biên bản sinh hoạt chuyên môn tổ theo NCBH.

Tiêu chí 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

×

  • Có kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp năm học 2022- 2023 được nhà trường phê duyệt.
  • Xây dựng tốt kế hoạch dạy học.
  • Có biên bản họp tổ chuyên môn ghi nhận về việc có ý kiến trao đổi, đề xuất biện pháp xây dựng, thực hiện hiệu quả kế hoạch dạy học, giáo dục.

Tiêu chí 5: Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

×

  • Đạt 1 tiết dạy loại tốt cấp huyện về vận dụng phương pháp dạy học phát triển năng lực học sinh, phù hợp với điều kiện thực tế của lớp của trường.
  • Kết quả cuối năm học, học sinh có sự tiến bộ rõ rệt. Số học sinh được khen thưởng đạt 62%.

Tiêu chí 6: Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

×

  • Tiến hành kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh.
  • Có ý kiến đề xuất, chia sẻ các hình thức phương pháp kiểm tra đánh giá trong tổ chuyên môn.
  • Ra đề kiểm tra theo ma trận, phù hợp với tình hình thực tế hs của trường.
  • Phối hợp với nhà trường tổ chức kiểm tra, đánh giá hs đúng quy chế.
  • Kết quả cuối năm học, học sinh có sự tiến bộ rõ rệt.

Tiêu chí 7: Tư vấn và hỗ trợ học sinh ×

  • Có bản kế hoạch dạy học và giáo dục thể hiện được lồng ghép nội dung phương pháp dạy học tích cực được CBQL thông qua.
    • Hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời cho học sinh trong các hoạt động học tập.
    • Kết quả cuối năm học học sinh có sự tiến bộ rõ rệt.

Tiêu chuẩn 3. Năng lực xây dựng môi trường giáo dục

  • Kết quả học sinh cuối năm có sự tiến bộ rõ rệt không có học sinh cá biệt.

Tiêu chí 13. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh

×

  • Duy trì liên lạc tốt giữa nhà trường giáo viên với phụ huynh học sinh qua điện thoại và các buổi họp phụ huynh, gặp trao đổi trực tiếp trong năm.
  • Kết quả học tập rèn luyện cuối năm không có học sinh cá biệt, không có học sinh vi phạm qui định về học tập và rèn luyện.

Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ,thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục

Tiêu chí 14. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc

×

Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày bằng tiếng anh.

Tiêu chí 15. Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục

x

  • Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
  • Khai thác và sử dụng thiết bị trong dạy học và giáo dục phù hợp theo từng bài giảng, từng môn học
  • Nhận xét:
  • Điểm mạnh:
  • Biết lắng nghe ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và học hỏi để tích lũy kiến thức cho mình.
  • Nhiệt tình trong công tác giảng dạy cũng như các hoạt động khác
  • Trung thực trong mọi hoạt động
  • Luôn hòa đồng với tập thể, tất cả vì lợi ích chung của tập thể. -Có tâm huyết với nghề *Những vấn đề cần cải thiện:
  • Còn ngại va chạm, chưa thẳng thắn trong góp ý đồng nghiệp.
  • Luôn học hỏi và rèn luyện kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực để đáp ứng cho nền giáo dục hiện nay.

-Nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng các phương pháp dạy học tích cực phù hợp với từng đối tượng học sinh. 2. Kế hoạch học tập, bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp trong năm học tiếp theo:

  • Mục tiêu: -Tiếp tục học tập BDTX để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; phát triển năng lực dạy học, giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục phục vụ việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
  • Phấn đấu phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của bản thân; năng lực tự đánh giá hiệu quả BDTX; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên.
  • Tham gia tích cực công tác BDTX, gắn với việc đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp GV để từng bước nâng cao năng lực, hiệu quả của mình qua từng năm.
  • Nội dung đăng ký học tập, bồi dưỡng (các năng lực cần ưu tiên cải thiện):
  • Nội dung bồi dưỡng chính trị đầu năm học 2021 – 2022.
  • Nghiên cứu việc kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh.
  • Tập huấn trực tuyến chương trình giáo dục phổ thông mới.
  • Các giải pháp sư phạm trong công tác giáo dục học sinh của người giáo viên chủ nhiệm.
  • Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học.
  • Phương pháp đánh giá năng lực, phẩm chất học sinh.
  • Thời gian: Từ tháng 6/2022-5/ -Điều kiện thực hiện:
  • Hình thức học tập BDTX chủ yếu lấy việc tự học của người học là chính (tự nghiên cứu qua tài liệu, qua mạng Internet,...), kết hợp với sinh hoạt tập thể về chuyên môn, nghiệp vụ tại tổ chuyên môn, tổ bộ môn của nhà trường. BDTX tập trung nhằm hướng dẫn tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn những nội dung khó đối với giáo viên; đáp ứng nhu cầu của giáo viên trong học tập BDTX; tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội được trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ và luyện tập kỹ năng. .....................................................................................................