Phiếu chấm điểm thi đồ dùng dạy học mầm non

PHÒNG GD&ĐT TÁNH LINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH ĐỒNG KHO 1 Độc lập - Tự do- Hạnh phúc Số: 117/QĐ-ĐK1 Đồng Kho, ngày 08 tháng 4 năm 2011KẾ HOẠCH Tổ chức hội thi làm đồ dùng dạy học Năm học 2010 – 2011I. Mục đích, yêu cầu.I.1. Mục đích: - Khuyến khích giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy, tích cực làm và sửdụng đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.- Trao đổi, học hỏi lẫn nhau giữa các cán bộ, giáo viên, các tổ chuyên môn vềkinh nghiệm sáng chế, xây dựng mô hình học cụ và sử dụng đồ dùng dạy học;- Xây dựng phong trào thường xuyên nghiên cứu tự làm đồ dùng dạy học, nângcao chất lượng giảng dạy.- Tuyển chọn những bộ đồ dùng dạy học tự làm đạt kết quả xuất sắc để nhânrộng, trao đổi kinh nghiệm trong công tác làm đồ dùng tự học hoặc giới thiệu tham dựcác hội thi cấp cao.- Là tiêu chí để xét thi đua cho cá nhân và tập thể các tổ chuyên môn trong nhàtrường.I.2. Yêu cầu:- Huy động được đông đảo đội ngũ cán bộ, giáo viên tham gia;- Hội thi phải trở thành phong trào thi đua sâu rộng trong toàn trường, phát huyđược tính chủ động, sáng tạo trong quá trình tổ chức Hội thi của các tổ chuyên môn;- Hội thi thực hiện đúng kế hoạch và đánh giá đúng chất lượng đồ dùng dạy họccủa từng tổ chuyên môn và các cá nhân giáo viên.II. Đối tượng, thời gian, địa điểm thi.II.1. Đối tượng:Tập thể:Căn cứ tình hình thực tế, nhà trường giao cho mỗi tổ tham gia ít nhất 01 đồ dùngdạy học có chất lượng.Cá nhân:Là giáo viên của các tổ có đồ dùng dạy học tự làm có giá trị. II.2. Thời gian và địa điểm: - Thời gian: từ ngày 21/4/ đến hết ngày 22/4/2011+ Ngày 21/4: Các tổ nộp, trưng bày sản phẩm.+ Ngày 22/02/2011: chấm thi (Bắt đầu lúc 15 giờ 30)- Địa điểm trưng bày và chấm thi: Phòng 101 của nhà trường III. Thể lệ: Sản phẩm dự thi bao gồm các đồ dùng dạy học tự làm bao gồm: - Thiết bị, mô hình;- Bản vẽ, tranh ảnh;Các sản phẩm phải đạt các tiêu chuẩn sau:- Sư phạm (8 điểm): Đảm bảo phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, phù hợp nộidung và điều kiện cụ thể của địa phương; giúp cho giáo viên truyền thụ kiến thức khoahọc, chính xác; giúp học sinh tiếp thu kiến thức dễ dàng và khắc sâu kiến thức, gâyhứng thú học sinh học tập.- Khoa học kỹ thuật công nghệ (4 điểm): Đảm bảo nguyên lý cấu tạo, đơn giảnkhi lắp ráp, vận hành, bền chắc chắc, an toàn khi sử dụng.- Thẩm mỹ (4 điểm): Kích thước, hình thức, màu sắc đẹp, hài hoà, tác độngmạnh đến nhận thức học sinh. - Kinh tế (2 điểm): Sử dụng nguyên vật liệu rẽ tiền, giá thành hạ, có thể phổ biếnnhân rộng.- Hiệu quả sử dụng (2 điểm): Thể hiện tính sáng tạo về nội dung, loại hình vàphương pháp sử dụng.IV. Hồ sơ dự thi:- Danh sách tập thể, cá nhân tham gia Hội thi Đồ dùng dạy học cấp trường (theomẫu).- Hai (02) bảng thuyết trình về đồ dùng dạy học mà tập thể, cá nhân đăng ký dựthi: một (01) bảng kèm theo bộ đồ dùng trưng bày; một (01) bản do tập thể, cá nhân giữlại để thuyết minh.Lưu ý: Nội dung bảng thuyết minh cần nêu mục đích của đồ dùng dạy học; đồdùng được áp dụng cho bài nào, tiết nào, chương nào, khối lớp nào…; cách làm, cáchsử dụng, vận hành… V. Nội dung thi:Tập thể,cá nhân thuyết trình, thuyết minh đồ dùng dạy học tự làm. Thời giantrình bày tối đa là 10 phút. Tổng điểm tối đa là 20 điểm theo các tiêu chí sau:+ Tính sư phạm+ Tính khoa học, kĩ thuật+ Tính thẩm mỹ+ Tính kinh tế+ Tính hiệu quảVI. Đánh giá, xếp loại, cơ cấu giải.VI.1. Đánh giá, xếp loại:- Mỗi thiết bị, đồ dùng dạy học được đánh giá theo phiếu chấm điểm.- Giải cá nhân là điểm trung bình cộng của các thành viên giám khảo trong tiểuban.- Giải tập thể được tính căn cứ vào các tiêu chí:+ Số lượng thiết bị, đồ dùng dạy học tham gia dự thi,+ Đủ chủng loại thiết bị, đồ dùng dạy học,+ Số lượng thiết bị, đồ dùng dạy học đạt giải,+ Tổ chức, bố trí khu vực thi của tổ chuyên môn đẹp, khoa học, sáng tạo.VI.2. Cơ cấu giải VI.2.1. Giải cá nhân: Gồm 10 giải: 01 giải nhất, 01 giải nhì, 01 giải ba.VI.2.2. Giải tập thể:Gồm 02 giải: 01 giải nhất, 01 giải nhì.Trên đây là kế hoạch tổ chức Hội thi làm “Đồ dùng dạy học” cấp trường năm học2010-2011. Đề nghị các tổ trưởng, giáo viên, trên tinh thần chung triển khai thực hiệnđể Hội thi đạt kết quả cao. HIỆU TRƯỞNG Nơi nhận :- Như điều 1;- Lưu văn thư. Cao Thống Suý

Kế hoạch Hội giảng-Thi chấm đồ dùng đồ chơi lần 2 năm học 2020-2021

Phiếu chấm điểm thi đồ dùng dạy học mầm non
Chia sẻ

Đọc bài Lưu

Tạo điều kiện để giáo viên thể hiện năng lực, học tập, trao đổi kinh nghiệm về chăm sóc, giáo dục trẻ; Tạo động lực cho giáo viên phấn đấu, hoàn thiện bản thân đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nghề nghiệp. Thông qua đó nhằm đánh giá việc khai thác sử dụng sáng tạo, hiệu quả phương tiện, đồ dùng, đồ chơi tại các nhóm lớp

PHÒNG GD&ĐT TP LAI CHÂU

TRƯỜNG MẦM NON NẬM LOỎNG

Số: /KH-MNNL

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Sùng Phài, ngày 29 tháng 3 năm 2021

KẾ HOẠCH

Tổ chức hội giảng – Thi chấm đồ dùng lần 2

Năm học 2020-2021

Căn cứ theo kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chuyên môn năm học 2020 – 2021, bộ phận chuyên môn trường MN Nậm Loỏng xây dựng kế hoạch tổ chức hội giảng – Thi chấm đồ dùng lần 2 cấp trường năm học 2020-2021 với những nội dung như sau:

I. Mục đích yêu cầu

1. Mục đích:

- Tạo điều kiện để giáo viên thể hiện năng lực, học tập, trao đổi kinh nghiệm về chăm sóc, giáo dục trẻ; Tạo động lực cho giáo viên phấn đấu, hoàn thiện bản thân đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nghề nghiệp. Thông qua đó nhằm đánh giá việc khai thác sử dụng sáng tạo, hiệu quả phương tiện, đồ dùng, đồ chơi tại các nhóm lớp

- Góp phần đẩy mạnh các phong trào thi đua trong nhà trường, khuyến khích động viên, tạo cơ hội để giáo viên tự học và sáng tạo; tuyên dương, nhân rộng những điển hình tiên tiến trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non trong nhà trường.

- Đẩy mạnh phong trào sáng tạo của đội ngũ trong làm đồ dùng đồ chơi đáp ứng nhu cầu vui chơi và học tập của trẻ.

- Hội giảng là một trong những căn cứ để đánh giá xếp loại chất lượng chăm sóc và giáo dục của giáo viên học kỳ 2 năm học 2020-2021

2. Yêu cầu

- Nội dung hội giảng lấy theo các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ được qui định trong Chương trình giáo dục mầm non, bám sát yêu cầu về kiến thức, kỹ năng thực hành chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non và các văn bản chỉ đạo của ngành.

- Tổ chức hội giảng – Thi chấm đồ dùng lần 2 đảm bảo tính khách quan, trung thực, công bằng, khoa học, có tác dụng giáo dục, khuyến khích động viên giáo viên học hỏi, trao đổi, truyền đạt, phổ biến kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục trẻ, làm đồ dùng, đồ chơi.

II. Nội dung và hình thức

1. Hội giảng

- 100% giáo viên trong đơn vị tham gia với các nội dung thực hành tổ chức các hoạt động giáo dục gắn với 05 lĩnh vực đối với mẫu giáo và 04 lĩnh vực đối với nhà trẻ cụ thể theo kế hoạch giáo dục tại thời điểm diễn ra hội giảng. Tiết dạy/hoạt động giáo dục tham gia hội giảng được tổ chức lần đầu tại nhóm, lớp học với nguyên trạng số lượng học sinh/trẻ của lớp tổ chức hoạt động giáo dục. Giáo viên được thông báo và có thời gian chuẩn bị cho tiết dạy/hoạt động giáo dục.

- Giáo viên tham gia thực hành 1 nội dung hoạt động tự chọn là những giáo viên trên 50 tuổi; tổ trưởng tổ chuyên môn (có danh sách kèm theo)

- Giáo viên còn lại thực hành 2 hoạt động cụ thể như sau:

+ Hoạt động 1: chơi, hoạt động góc

+ Hoạt động 2: Hoạt động học

Ghi chú: Hai tổ chuyên môn chủ động lựa chọn 4 hoạt động làm nội dung chuyên đề sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.

- Đánh giá tiết dạy theo các nội dung chi tiết (có phiếu đánh giá tiết dạy giáo viên đính kèm)

Thời gian thực hiện: Tuần 2 tháng 4/2021

2. Thi chấm đồ dùng, đồ chơi.

Là các sản phẩm tự tạo của giáo viên phục vụ cho hoạt động dạy học

Chấm thi sản phẩm theo nhóm lớp, giáo viên các lớp mang sản phẩm dự thi trung bày tại điểm trường trung tâm, chấm theo thang điểm A, B, C

Bộ đồ dùng phải cụ thể mục đích sử dụng, đủ cho số lượng trẻ sử dụng trong nhóm lớp (đối với những đồ dùng phục vụ cho hoạt động học tập)

Kết quả cuộc thi: Gắn với công tác thi đua khen thưởng đợt IV và trong năm học

Thời gian thực hiện: Tuần 2 tháng 4/2021

VII. Tổ chức thực hiện

1. Ban giám hiệu

- Ban hành quyết định tổ chức hội thi và hội giảng triển khai đến 100% giáo viên trong đơn vị.

- Tập hợp danh sách giáo viên tham gia Hội giảng, lịch thực hiện, chuẩn bị phiếu chấm điểm tiết dạy, hướng dẫn chấm điểm đồ dùng đồ chơi

2. Các tổ chuyên môn

- Quán triệt đầy đủ tới giáo viên về ý nghĩa thiết thực của Hội giảng + hội thi chấm đồ dùng đồ chơi cấp trường; Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên chuẩn bị bài giảng, giờ giảng chu đáo từ nội dung bài giảng đồ dùng phục vụ giảng dạy

- Phối hợp hỗ trợ Ban giám hiệu khi được phân công

3. Giáo viên

100% giáo viên tham gia hội giảng có sáng tạo đổi mới, thực hiện có hiệu quả theo hình thức giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

- Gửi kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục tại thời điểm hội giảng, nội dung đăng ký tự chọn của tất cả các lớp về chuyên môn trường chậm nhất ngày 6/4/2021.

Trên đây là Kế hoạch tổ chức hội giảng – Thi chấm đồ dùng lần 2 năm học 2020 – 2021. Yêu cầu các tổ chuyên môn và giáo viên trong trường nghiêm túc thực hiện./.

Nơi nhận:

- Các tổ chuyên môn;

-Lưu VT.

P. HIỆU TRƯỞNG

Trần Thị Hạnh

Danh sách giáo viên tham gia hội giảng 1 hoạt động

STT

Họ và tên

Chức vụ

Ghi chú

1

Vàng Mai Xuân

Tổ trưởng

2

Trần thị Thùy

Tổ trưởng

3

Lưu Thị Hương

Tổ phó

Trên 50 tuổi

4

Nguyễn Thị lượt

Giáo viên

Trên 50 tuổi

5

Vương Thị Hạnh

Giáo viên

Trên 50 tuổi

6

Phạm Thị Phượng

Giáo viên

Trên 50 tuổi

Danh sách giáo viên tham gia hội giảng 2 hoạt động

STT

Họ và tên

Chức vụ

Ghi chú

1

Mông Thị Ngà

Tổ phó

2

Kiều Thị Thắm

Giáo viên

3

Vũ Thị Chung

Giáo viên

4

Vương Thị Vân Anh

Giáo viên

5

Trần Thu Hương

Giáo viên

6

Tẩn I Mẩy

Giáo viên

7

Nguyễn Thị Phương Anh

Giáo viên

8

Vàng Thị Hưởng

Giáo viên

9

Đinh Thị Thúy

Giáo viên

10

Lê Thị Hợp

Giáo viên

11

Lò Thị Hà

Giáo viên

12

Trần Thị Hạnh B

Giáo viên

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG MẦM NON NẬM LOỎNG

PHIẾU ĐÁNH GIÁ

TIẾT DẠY GIÁO VIÊN MẦM NON

(Hội giảng lần 2 năm học 2020-2021)

Họ và tên giáo viên: ………..........…………………...........................................................

Nhóm, lớp: …………......điểm trường: ..........................trường………….....…………….

Tên bài dạy: ………………………………………………………………….…………….

Số trẻ:…........./…......Tỷ lệ: ….. %.........Thời gian: ………………………………………

Nội dung

Tiêu chí đánh giá

Điểm tối đa

Điểm đạt

1. Kiến thức

(2,0 điểm)

1.Xác định kiến thức cần đạt phù hợp với hoạt động kiến thức của trẻ, đảm bảo tính hệ thống, tính logíc.

0,5

2. Khắc sâu và làm nổi bật được kiến thức trọng tâm, đảm bảo tính giáo dục toàn diện (về kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm, thẩm mĩ).

1,0

3.Tích hợp các môn học linh hoạt,nhẹ nhàng phù hợp với yêu cầu hoạt độngcủa chủ đề;có liên hệ thực tế gần gũi với trẻ, phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ.

0,5

2. Phương pháp

(2,0 điểm)

1.Thể hiện đúng phương pháp đặc trưng của môn học; lựa chọn và sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức phù hợp với nhu cầu, hứng thú, phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ.

0,5

2.Linh hoạt, sáng tạo tận dụng mọi tình huống để giúp trẻ tương tác tốt phát triển ngôn ngữ, trí tuệ và tình cảm của trẻ.

1,0

3.Sử dụng đồ dùng trực quan hợp lý và hiệu quả cho trẻ học, trải nghiệm

0,5

3. Tổ chức hoạt động

(3,0 điểm)

1.Tiết dạy được chuẩn bị chu đáo (Có giáo án, đủ đồ dùng dạy học, địa điểm hợp lý, an toàn, trang phục của cô và trẻ phù hợp)

0,5

2.Tổ chức các hoạt động dạy học đảm bảo logic, sáng tạo; xử lý các tình huống sư phạm phù hợp có tác dụng giáo dục.

0,5

3.Tiến trình tiết học diễn ra nhẹ nhàng, trẻ hứng thú tham gia các hoạt động; lấy trẻ làm trung tâm; đặt vấn đề gợi mở ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu theo từng độ tuổi, từng đối tượng trẻ.

1,0

4. Tác phong của giáo viên đảm bảo tính sư phạm: Bình tĩnh tự tin, lời nói mạch lạc nhẹ nhàng, truyền cảm, lôi cuốn sự tập trung chú ý, khuyến khích trẻ sáng tạo chia sẻ ý kiến và tham gia các hoạt động.

0,5

5. Đảm bảo thời gian theo độ tuổi, phân bổ thời gian cho từng nội dung hợp lý, dành thời gian cho trẻ suy nghĩ những nội dung giáo viên đưa ra.

0,5

4. Kết quả trên trẻ

(3,0 điểm)

1. Trẻ hứng thú tham gia giờ học, biết sử dụng sáng tạo đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu cho hoạt động phù hợp.

1,5

2. Có 80% tỷ lệ trẻ đạt yêu cầu về kiến thức, kỹ năng thể hiện qua việc thực hành và trả lời được các câu hỏiqua tiết học.

1,5

Tổng điểm

10

Xếp loại

Xếp loại tiết dạy:

- Loại Giỏi: Tổng số đạt từ 8,0->10 điểm; các tiêu chí 1.1,1.2,1.3, 2.1, 3.3, 3.4,4.2 đạt điểm tối đa; có 80% số trẻ đạt kết quả từ yêu cầu trở lên.

- LoạiKhá:Tổng số đạt từ 6,5->7,75 điểm; các tiêu chí1.1, 1.2, 1.3, 2.1, 3.3, 3.4, 4.2 phải đạt 2/3 số điểm tối đa;có 65% số trẻ đạt kết quả từ yêu cầu trở lên.

- Loại Đạt yêu cầu:Tổng số đạt từ 5,0->6,25 điểm; Loại chưa ĐYC,tổng số đạt dưới 5,0 điểm.

GIÁO VIÊN GIÁM KHẢO

(Ký, ghi rõ họ tên)(Ký, ghi rõ họ tên

Tiến trình tiết dạy

Nhận xét

Nhận xét chung về tiết dạy (ưu điểm, hạn chế chính)

  1. Ưu điểm

  1. Hạn chế


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết