Phiếu bài tập tiếng việt lớp 3 tuần 14 năm 2024

Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Nội dung text: Phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 14

  1. Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt 3: Tuần 14 Bài 1 Đọc đoạn văn sau rồi ghi lại những từ chỉ màu sắc, chỉ đặc điểm vào chỗ trống cho phù hợp. Đi khỏi dốc đê đầu làng, tự nhiên Minh cảm thấy rất khoan khoái dễ chịu. Minh dừng lại hít một hơi dài. Hương sen thơm mát từ cánh đồng đưa lên làm dịu cái nóng ngột ngạt của trưa hè. Trước mặt Minh, đầm sen rộng mênh mông. Những bông sen trắng, sen hồng khẽ đu đưa nổi bật trên nền lá xanh mượt. a. Từ chỉ màu sắc: b. Từ chỉ đặc điểm: Bài 2 Gạch dưới các từ chỉ màu sắc hoặc chỉ đặc điểm của 2 sự vật được so sánh với nhau trong mỗi câu sau: M: Giữa thành phố có hồ Xuân Hương mặt nước phẳng như gương phản chiếu sắc trời êm dịu. a. Đường mềm như dải lụa Uốn mình dưới cây xanh. b. Cánh đồng trông đẹp như một tấm thảm. Bài 3 Ghi dấu / vào chỗ ngăn cách bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Cái gì và bộ phận câu trả lời cho câu hỏi thế nào trong mỗi câu sau: a. Hai chân chích bông xinh xinh bằng hai chiếc tăm. b. Cặp cánh chích bông nhỏ xíu c. Cặp mỏ chích bông bé tí tẹo bằng hai mảnh vỏ chấu chắp lại. Bài 4
  2. Điền tiếp từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu có mô hình : Ai (cái gì, con gì) thế nào? a. Những làn gió từ sông thổi vào b. Mặt trời lúc hoàng hôn

Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt

Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 14 được giới thiệu giúp các bạn học sinh ôn tập, củng cố lại toàn bộ kiến thức đã được học ở tuần 14. Download.vn sẽ cung cấp nội dung chi tiết của tài liệu đến bạn đọc.

Tài liệu bao gồm

  • 2 đề bài tập cuối tuần lớp 3
  • Cấu trúc 3 phần: Luyện đọc diễn cảm, Đọc hiểu văn bản, Luyện tập
  • File Word có thể chỉnh sửa.
  • File PDF thuận tiện in trên Mobile.

Xem thử Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều

.........Tham khảo chi tiết tại file tải bên dưới.......

Download

  • Lượt tải: 04
  • Lượt xem: 157
  • Dung lượng: 5,2 MB

Nằm trong bộ bài tập cuối tuần môn tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo cả năm, Phiếu bài tập cuối tuần lớp 3 môn tiếng Việt sách Chân trời sáng tạo có đáp án giúp các em học sinh ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 3 - Tuần 14 hiệu quả.

Phần I. Đọc hiểu

Chú sẻ và bông hoa bằng lăng

Ở gần tổ của một chú sẻ non đang tập bay có một cây bằng lăng. Mùa hoa này, bằng lăng nở hoa mà không vui vì bé Thơ, bạn của cây, phải nằm viện, sẻ non biết bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ.

Sáng hôm ấy, bé Thơ về, bông bằng lăng cuối cùng đã nở. Nhưng bông hoa lại nở cao hơn cửa sổ nên bé không nhìn thấy nó. Bé cứ ngỡ là mùa hoa đã qua.

Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ. Nó muốn giúp bông hoa. Nó chắp cánh, bay vù về phía cành bằng lăng mảnh mai. Nó nhìn kĩ cành hoa rồi đáp xuống. Cành hoa chao qua, chao lại. sẻ non cố đứng vững. Thế là bông hoa chúc hẳn xuống, lọt vào khuôn cửa sổ.

Lập tức, sẻ nghe thấy tiếng reo từ trong gian phòng tràn ngập ánh nắng:

- Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông bằng lăng nở muộn thế kia?

Theo PHẠM HỔ

1. Bằng lăng để dành bông hoa cuối cùng cho ai?

2. Vì sao bé Thơ nghĩ là mùa hoa đã qua?

3. Sẻ non đã làm gì để giúp đỡ hai bạn của mình?

4. Mỗi người bạn của bé Thơ có điều gì tốt?

Phần II. Luyện tập

5. Ghép các tiếng sau thành từ ngữ:

bạn

đôi

học

thân

đường

6. Viết 2 – 3 từ ngữ:

  1. Chỉ tình cảm bạn bè

M: thân thiết

  1. Chỉ hoạt động học tập, vui chơi cùng bạn

M: trốn tìm

7. Viết một câu có sử dụng từ ngữ tìm được ở bài tập 6 để:

  1. Giới thiệu về bạn bè.

M: Mai, Minh và Châu là những người bạn thân thiết của em.

  1. Kể về hoạt động học tập hoặc vui chơi cùng bạn.

M: Giờ ra chơi, chúng em chơi trốn tìm rất vui.

Phần III. Viết

Thuật lại một trận thi đấu thể thao mà em được quan sát trực tiếp.

*** Đáp án có trong file tải về ***

Trên đây là Bài tập cuối tuần 14 môn tiếng Việt lớp 3 sách Chân trời sáng tạo có đáp án. VnDoc.com hy vọng rằng tài liệu Bài tập cuối tuần tiếng Việt lớp 3 có đáp án trên đây sẽ giúp các em ôn tập tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo hiệu quả.

Ở hầu hết các địa phương vùng Bắc Tây Nguyên trước đây, làng nào cũng có nhà rông. Hình dáng nhà rông có thể không giống nhau, nhưng bao giờ đó cũng là ngôi nhà sàn cao lớn nhất, đẹp nhất của làng. Nhà rông được dựng bằng gỗ tốt kết hợp với tre, nứa; mái lợp cỏ tranh. Dân làng cùng nhau làm nhà rông. Làng càng lớn và có nhiều người tài giỏi thì nhà rông càng bề thế, khang trang.

Nhà rông dùng làm nơi đón tiếp khách đến làng, nơi các già làng bàn bạc việc chung, nơi đàn ông lúc rỗi rãi ngồi trò chuyện hoặc vót nan, đan lát,… Nhà rông là chỗ ngủ của con trai từ tuổi thiếu niên cho đến khi lấy vợ. Đây là tập quán từ xa xưa do trai tráng phải trực chiến để bảo vệ làng. Nhà rông còn là nơi tổ chức những lễ cúng chung của dân làng. Nhà rông thật là đặc sắc. Vì vậy, mỗi khi nói đến Tây Nguyên là người ta thường nhắc đến nhà rông.

LƯU HÙNG

II. Đọc hiểu văn bản

1. Nhà rông có những đặc điểm gì nổi bật?

  1. cao lớn nhất, đẹp nhất của làng
  1. được dựng bằng gỗ tốt kết hợp với tre, nứa; mái lợp cỏ tranh
  1. hình dáng không giống nhau

2. Vì sao thanh niên cần phải ngủ ở nhà rông?

  1. để bàn bạc việc chung
  1. để đón tiếp khách đến làng
  1. để trực chiến, bảo vệ làng

3. Vì sao có thể nói nhà rông thể hiện tài năng và tinh thần cộng đồng của người dân Tây Nguyên?

...........................................................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................................................

4. “Già làng” là:

  1. Người có nhiều kinh nghiệm trong việc dựng nhà rông.
  1. Người tài giỏi và có sức khỏe nhất làng.
  1. Người cao tuổi được dân làng cử ra để điều khiển công việc chung.

III. Luyện tập

5. Quan sát đặc điểm của sự vật trong tranh, nêu cặp từ trái nghĩa tương ứng:

  1. Phiếu bài tập tiếng việt lớp 3 tuần 14 năm 2024
    b)
    Phiếu bài tập tiếng việt lớp 3 tuần 14 năm 2024

c)

Phiếu bài tập tiếng việt lớp 3 tuần 14 năm 2024

6. Thay từ được gạch chân trong mỗi câu bằng từ trái nghĩa tương ứng sau đó viết lại câu:

  1. Quyển sách yêu thích của em ở bên dưới kệ sách thứ ba.

………………………………………………………………………………………

  1. Ở đây có một con đường rộng men theo chân núi.

………………………………………………………………………………………

  1. Mùa này, cây cối, hoa trái ở trang trại rất phong phú.

………………………………………………………………………………………

7. Với mỗi từ “chín” dưới đây, hãy tìm một từ trái nghĩa:

- lúa chín : ………………

- quả chín: …………………

- thịt chín: ……………

8. Viết lần lượt các từ trái nghĩa với những từ sau:

dũng cảm, cần cù, giản dị, thông minh

………………………………………………………………………………………....................................................................

...........................................................................................................................................................................................

9. Viết câu khiến cho mỗi tình huống dưới đây:

  1. Em muốn bố mẹ cho tới Tây Nguyên để thăm nhà rông.
  1. Kêu gọi mọi người tới tham quan, khám phá nét độc đáo của nhà rông:
  1. Yêu cầu mọi người cùng bảo vệ, giữ gìn nét văn hóa đặc sắc của người Tây Nguyên

HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN

  1. Luyện đọc diễn cảm

Học sinh chú ý đọc đúng chính tả, cách ngắt nhịp phù hợp.

II. Đọc hiểu văn bản

  1. cao lớn nhất, đẹp nhất của làng
  1. được dựng bằng gỗ tốt kết hợp với tre, nứa; mái lợp cỏ tranh
  1. C. để trực chiến, bảo vệ làng
  1. Nói nhà rông thể hiện tài năng và tinh thần cộng đồng của người dân Tây Nguyên vì: Nhà rông dùng làm nơi đón tiếp khách đến làng, nơi các già làng bàn bạc việc chung, nơi đàn ông lúc rỗi rãi ngồi trò chuyện hoặc vót nan, đan lát,… Nhà rông là chỗ ngủ của con trai từ tuổi thiếu niên cho đến khi lấy vợ. Đây là tập quán từ xa xưa do trai tráng phải trực chiến để bảo vệ làng. Nhà rông còn là nơi tổ chức những lễ cúng chung của dân làng.