Phía dưới ngôi mộ Trần Đại Quang

Xây lăng mộ hoành tráng

Cư dân mạng xã hội xôn xao khi hôm 23/9, báo mạng VNExpress đưa tin chi tiết về khu an táng ông cố Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang rộng khoảng 2-3 ha nằm trên cánh đồng ở xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Công trình được gấp rút thi công và người dân không được đến gần mà chỉ có thể quan sát từ xa, việc ghi hình bị hạn chế.

Trong khi đó theo Nghị định số 23 của Chính Phủ ban hành ngày 5/4/2016 về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng, có hiệu lực thi hành từ ngày 27/5/2016 thì Điều 4 quy định rõ về diện tích của mỗi phần mộ, diện tích sử dụng đất cho mỗi phần mộ hung táng và chôn cất một lần tối đa không quá 5m2, diện tích sử dụng đất cho mỗi phần mộ cát táng tối đa không quá 3m2.

Vậy phần mộ của ông Trần Đại Quang rộng tới hơn 2 hectare, tương đương hơn 20.000 mét vuông, tức rộng gấp 4000 lần theo quy định của chính phủ, Giáo sư Đặng Hùng Võ nói với RFA:

Hiện nay thì quy định diện tích để xây mộ thì thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh chứ không có quy định chung ở trong luật. Nếu an táng ở tỉnh nào thì phải xem xét quy định ở tỉnh đó xem diện tích mộ là bao nhiêu. Đây là quy định để tiết kiệm đất đai, nhất là đất để an táng.

Nếu an táng ở tỉnh nào thì phải xem xét quy định ở tỉnh đó xem diện tích mộ là bao nhiêu. Đây là quy định để tiết kiệm đất đai, nhất là đất để an táng. - GS. Đặng Hùng Võ

Trên trang facebook cá nhân của mình, Luật sư Trần Vũ Hải phản đối mạnh mẽ hôm 24/9 bằng lời đề nghị Trung ương Đảng sớm ra nghị quyết từ nay trở đi, cấm các đảng viên và gia đình đảng viên cấp lãnh đạo (UVTW Đảng, hàm thứ bộ trưởng, tướng lĩnh kể cả về hưu) xây lăng mộ có khuôn viên quá 50m2 (kể cả cho cả gia đình) và yêu cầu phải hoả táng, xây lăng mộ (nếu muốn xây) trong nghĩa trang theo quy hoạch. Ai không thực hiện, không tổ chức lễ Quốc tang hay lễ tang cấp nhà nước, mà kỷ luật tước mọi chức vụ kể cả sau khi chết!

Với vai trò là một người dân trong nước, khi nghe thông tin lăng mộ cố Chủ tịch Trần Đại Quang được xây dựng hoành tráng như thế, Giáo sư Đặng Hùng Võ chia sẻ với RFA quan điểm của mình:

Cá nhân tôi thì tôi cho rằng nội dung của con người là quan trọng. Còn hình thức, kể cả hình thức cái nhà mình đang sống hay hình thức cái ngôi mộ mình sẽ được an táng đều là không quan trọng. Chính vì vậy mà theo quan niệm của tôi thì trong bất kỳ trường hợp nào tôi vẫn cho rằng đánh giá con người thì đừng đánh giá bằng hình thức, mà hãy đánh giá những gì để lại cho cuộc đời này. Đó là điều quan trọng hơn cả.

Có vi phạm luật đất đai hay không

Cũng theo bài báo của VNExpress về khu xây lăng mộ của cố Chủ tịch nước thì khu đất này trước đây là cánh đồng lúa của người dân nhưng đã được hợp thửa rồi sau đó san ủi, đổ đất đá làm nền và trồng cây xanh từ mấy năm trước.

Theo Nghị định về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng, thì nghĩa trang phải được quy hoạch và việc quy hoạch, đầu tư xây dựng nghĩa trang phải tuân thủ pháp luật về quy hoạch, xây dựng, bảo vệ môi trường.

Vậy khu đất nông nghiệp lại dùng để xây quần thể lăng mộ cho ông Trần Đại Quang có tuân thủ nghị định hay không, luật sư Hà Huy Sơn nói với RFA:

Luật đất đai hiện hành chỉ có quy định là đất trồng lúa, tức là đất nông nghiệp mà chuyển đổi sang xây nghĩa địa, nghĩa trang như trường hợp của ông Trần Đại Quang thì nó phải có quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp. Nhưng việc chuyển đổi này phải có quy hoạch, tức là có kế hoạch sử dụng ruộng đất phù hợp với thực tế, chứ không phải thích xây nghĩa trang ở đâu thì xây, xây nghĩa địa ở đâu thì xây.

Cái vấn đề là lăng mả của ông Quang xây ở đấy có phù hợp với quy hoạch của tỉnh Ninh Bình hay không, đó là vấn đề pháp lý đặt ra thôi. - LS. Hà Huy Sơn

Cũng theo luật sư Hà Huy Sơn thì việc chuyển đổi phải quy hoạch, theo kế hoạch 5 năm một lần được Quốc Hội phê duyệt cho từng tỉnh. Và thủ tục chuyển đổi chỉ trong 30 ngày là xong. Nhưng nếu người ta làm thủ tục chuyển đổi chỉ trong một phút cũng không trái với pháp luật, nhưng ông nhấn mạnh:

Cái vấn đề là lăng mả của ông Quang xây ở đấy có phù hợp với quy hoạch của tỉnh Ninh Bình hay không, đó là vấn đề pháp lý đặt ra thôi.

Ngoài việc xây lăng mộ phải đúng chỗ chứ không phải muốn xây ở đâu thì xây, việc dùng đất vốn là đất nông nghiệp của người dân để xây mộ cho ông Trần Đại Quang lại liên quan đến luật đất đai. Giáo sư Đặng Hùng Võ nhận định:

Theo luật đất đai thì nếu xây lăng mộ thì phải phải xây chỗ đất có tên gọi là đất nghĩa trang, nghĩa địa. Nếu dùng đất nông nghiệp để xây thì chắc chắn phải làm thủ tục gọi là chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp đó thành đất nghĩa trang, nghĩa địa. Và điều thứ hai là theo quy định của pháp luật thì việc chuyển đổi đó phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất. Tất nhiên ở đây thì tôi cũng không hiểu cụ thể việc đó là như thế nào, nhưng theo pháp luật thì như vậy.

Chính sách pháp luật về đất đai của Việt Nam lâu nay bị cho có nhiều bất cập, nhất là trong việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư. Đó là nguyên nhân dẫn đến những trường hợp khiếu kiện lâu nay trên cả nước.

Theo thống kê của Bộ Tài nguyên Môi trường, từ 2005-2007 mỗi năm trung bình có 10.000 lượt đơn khiếu nại đất đai được gởi đến bộ. Từ 2008-2011 trung bình 6.000 lượt đơn. Từ 2012 đến năm 2016 trung bình mỗi năm là 4.000 lượt đơn. Đến năm 2017 vẫn còn khoảng 3.500 - 4.000 đơn thư khiếu nại về đất đai.

Phía dưới ngôi mộ Trần Đại Quang
Chủ tịch nước Trần Đại Quang về với đất Mẹ

16h6: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình, Trưởng Ban lễ tang phát biểu cảm ơn. 

Phó Thủ tướng cho biết, trong những ngày qua, Lễ Quốc tang của đồng chí Trần Đại Quang đã nhận được tình cảm quý trọng và niềm tiếc thương vô hạn của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng bào, đồng chí và bạn bè quốc tế. 

Phía dưới ngôi mộ Trần Đại Quang
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình, Trưởng Ban lễ tang phát biểu cảm ơn. 

Ban Tổ chức lễ Quốc tang đã cùng gia quyến đồng chí Trần Đại Quang đã hoàn thành chu đáo việc tổ chức Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ đưa đồng chí về nơi an nghỉ cuối cùng ở xóm 13, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. 

Thay mặt Ban tổ chức Lễ Quốc tang, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đồng chí lão thành cách mạng, đại diện các ban, bộ, ngành địa phương, các lực lượng vũ trang nhân dân, đồng bào, đồng chí; lãnh đạo các nước, đoàn ngoại giao, bạn bè quốc tế đã bày tỏ tình cảm sâu sắc, đến viếng, đến dự Lễ truy điệu, gửi vòng hoa và điện chia buồn. 

Phó Thủ tướng Thường trực cũng đặc biệt cảm ơn Thành uỷ, HĐND, UBND, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các sở ban ngành đoàn thể, đồng bào, đồng chí trên địa bàn TP. Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, tỉnh Ninh Bình và các cơ quan thông tấn báo chí đã phối hợp tổ chức Lễ Quốc tang trọng thể, an toàn, chu đáo. 

“Cầu chúc hương hồn đồng chí Trần Đại Quang yên nghỉ cõi vĩnh hằng. Xin vĩnh biệt đồng chí!” – Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình xúc động nói lời sau cùng.

16h: Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, gia đình và đồng bào, đồng chí dành một phút mặc niệm để tỏ lòng thương tiếc Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Sau phút mặc niệm, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng gia đình đã đi vòng quanh mộ để tiễn biệt đồng chí Trần Đại Quang lần cuối cùng…

Phía dưới ngôi mộ Trần Đại Quang

15h58: Nghi thức lấp mộ hoàn thành, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã về với đất mẹ, nơi ông sinh ra và lớn lên. Cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp của Chủ tịch nước cho Đảng, Nhà nước và nhân dân sẽ mãi được ghi nhớ…

Phía dưới ngôi mộ Trần Đại Quang
"Người con" của quê hương Ninh Bình ra đi trong sự tiếc thương vô hạn.

15h43: Sau khi thả nắm đất đầu tiên, các đồng chí lãnh đạo cùng gia quyến trở về vị trí cũ để các nghi thức an táng được tiếp tục.

Xen lẫn nghi thức lấp mộ là tiếng chuông cầu nguyện của nhà chùa. Các đồng chí lãnh đạo, toàn thể gia quyến và hàng ngàn người dân quê hương Chủ tịch nước vẫn lặng lẽ dõi theo Lễ an táng.

Phía dưới ngôi mộ Trần Đại Quang
 Nghi thức lấp mộ hoàn thành.

15h38: Nghi thức hạ huyệt được tiến hành xong, Ban Tổ chức lễ tang trân trọng kính mời các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và gia đình thả những nắm đất đầu tiên tiễn biệt Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Từng bước chậm rãi thả những nắm đất xuống huyệt mộ, các đồng chí lãnh đạo cùng gia quyến như muốn nán lại bên Chủ tịch nước lần cuối. Trong âm vang tiếng nhạc “Hồn tử sĩ”, nhiều đại biểu không cầm được nước mắt…

Phía dưới ngôi mộ Trần Đại Quang

15h33: Đội nghi lễ tiến hành hạ huyệt, cả không gian lặng im dõi theo các nghi thức an táng. Trong giây phút thiêng liêng, nhiều người thân, đại biểu không giấu được niềm xúc động.

Phía dưới ngôi mộ Trần Đại Quang
Đội nghi lễ chuẩn bị hạ huyệt.
Phía dưới ngôi mộ Trần Đại Quang

15h25: Trong tiếng nhạc trầm buồn, linh cữu đồng chí Trần Đại Quang được đội nghi lễ di chuyển tới huyệt mộ. Các đồng chí lãnh đạo cùng gia quyến và toàn thể người dân lặng nhìn, tiễn biệt Chủ tịch nước Trần Đại Quang lần cuối cùng…

15h24: Sau hồi chuông dài, Đội nghi lễ và tiêu binh đã tiến tới bên khu huyệt mộ, sát cạnh linh cữu Chủ tịch nước.

Phía dưới ngôi mộ Trần Đại Quang
Các đồng chí lãnh đạo tại Lễ an táng
Phía dưới ngôi mộ Trần Đại Quang

15h20: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình, Trưởng Ban Tổ chức lễ tang tuyên bố bắt đầu Lễ an táng Chủ tịch nước.

Tham dự buổi lễ có các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, chính quyền địa phương và hàng ngàn người dân quê nhà.

Phía dưới ngôi mộ Trần Đại Quang
Linh cữu Chủ tịch nước được đưa tới sát khu huyệt mộ

15h10’, linh cữu Chủ tịch nước được đưa tới sát khu huyệt mộ. Nhiều bà con lối xóm thân cận đã tới đây để tiễn biệt ông. Theo nguyện vọng của gia đình, được sự tán thành của Bộ Chính trị, Chủ tịch nước được an táng tại mảnh đất quê hương, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, Ninh Bình.

Phía dưới ngôi mộ Trần Đại Quang
Linh cữu Chủ tịch nước Trần Đại Quang được đưa tới nơi huyệt mộ.
Phía dưới ngôi mộ Trần Đại Quang

Phía dưới ngôi mộ Trần Đại Quang
Người dân vượt ruộng ôm di ảnh đến viếng Chủ tịch nước
Phía dưới ngôi mộ Trần Đại Quang
Linh cữu Chủ tịch nước Trần Đại Quang được đưa tới nơi huyệt mộ.

15h: Chỉ còn nửa tiếng nữa là tới lễ hạ huyệt, các đoàn viếng vẫn xếp hàng dài dâng hương. Ban tổ chức thông báo chuẩn bị tới giờ an táng, đội thanh niên dân quân tự vệ trong trang phục áo xanh lập hàng rào, tạo lối đi từ khu viếng đến huyệt mộ.

Phía dưới ngôi mộ Trần Đại Quang

Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình và các lãnh đạo cấp cao có mặt trước khu vực đặt ban thờ. Tới khu mộ, di hài của Chủ tịch nước Trần Đại Quang được đưa khỏi xe, di chuyển vào khu vực đặt bàn thờ.

Theo thông báo của ban tổ chức lễ tang, lễ viếng Chủ tịch nước sẽ tiếp tục đến 15h30, sau đó là lễ an táng.

Phía dưới ngôi mộ Trần Đại Quang
Di hài của Chủ tịch nước được chuyển vào trước bàn thờ lập cạnh huyệt mộ. Ban tổ chức thông báo, lễ viếng sẽ tiếp tục đến 15h30. Sau buổi trưa có mưa nặng hạt, trời đã tạnh ráo nhưng còn âm u.
Phía dưới ngôi mộ Trần Đại Quang
Phía dưới ngôi mộ Trần Đại Quang
Phía dưới ngôi mộ Trần Đại Quang
Phía dưới ngôi mộ Trần Đại Quang
Bộ trưởng Tô Lâm về Ninh Bình dự lễ an táng Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

13h40: Di hài của Chủ tịch nước Trần Đại Quang được chuyển vào trước bàn thờ. Ban tổ chức thông báo, lễ viếng sẽ tiếp tục đến 15h30.

Đoàn gia đình nội ngoại, Đảng bộ tỉnh, huyện, xã... lần lượt dâng hương, đi vòng quanh linh cữu.

Phía dưới ngôi mộ Trần Đại Quang

Phía dưới ngôi mộ Trần Đại Quang
Người dân tới tiễn đưa Chủ tịch nước Trần Đại Quang về nơi an nghỉ cuối cùng.
Phía dưới ngôi mộ Trần Đại Quang

Phía dưới ngôi mộ Trần Đại Quang
Khu tổ chức Lễ an táng Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Trưởng đoàn nội tộc Chủ tịch nước đọc lời điếu, nhấn mạnh sự ra đi của Đại tướng Trần Đại Quang là một mất mát bất ngờ. Ông xướng lên bài thơ dài ca ngợi Chủ tịch nước đức độ vẹn toàn, yêu thương người dân cũng như người thân.

Phía dưới ngôi mộ Trần Đại Quang

13h30: Đoàn xe chở Linh cữu Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã về đến quê hương Kim Sơn, Ninh Bình.

Đoàn xe tang tiến vào khu lăng mộ trong tiếng nhạc trầm buồn do đội quân nhạc cử hành. Hàng nghìn người gồm họ tộc, lãnh đạo địa phương và tăng ni đứng thành hai hàng. 

Phía dưới ngôi mộ Trần Đại Quang
Đoàn xe tiến vào khu an táng.
Phía dưới ngôi mộ Trần Đại Quang
Đoàn xe đã về đến quê hương Kim Sơn, Ninh Bình
Phía dưới ngôi mộ Trần Đại Quang
CSGT làm nhiệm vụ nơi an táng Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Phía dưới ngôi mộ Trần Đại Quang
Người dân ngồi đợi 2 bên đường.
Phía dưới ngôi mộ Trần Đại Quang
Phía dưới ngôi mộ Trần Đại Quang

13h: Đoàn xe chở Linh cữu Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã về tới thành phố Ninh Bình trong sự chờ đón của người dân quê hương.

Phía dưới ngôi mộ Trần Đại Quang
Phía dưới ngôi mộ Trần Đại Quang
Phía dưới ngôi mộ Trần Đại Quang

Người dân Ninh Bình chờ đón lĩnh cữu Chủ tịch nước Trần Đại Quang      

Từ cầu Non nước, cửa ngõ thành phố Ninh Bình đến tuyến Quốc lộ 10 hướng về xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, đông đảo người dân đứng 2 bên đường chờ đón linh cữu Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Một số người dân lập bàn thờ bên đường chờ xe tang đưa linh cữu Chủ tịch nước Trần Đại Quang về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà.

Phía dưới ngôi mộ Trần Đại Quang
Người dân thành phố Ninh Bình tập trung tại chân cầu Non Nước để đón đoàn xe tang chở linh cữu Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Phía dưới ngôi mộ Trần Đại Quang

Đường làng Lưu Quang được lực lượng giữ gìn trật tự phong tỏa chờ đoàn xe đưa linh cữu Chủ tịch nước Trần Đại Quang về quê nhà.

Phía dưới ngôi mộ Trần Đại Quang

Dọc quãng đường 30 km từ thành phố Ninh Bình đến quê nhà Chủ tịch nước Trần Đại Quang (xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, Ninh Bình), người dân ngồi 2 bên đường để đón đoàn xe tang.

Phía dưới ngôi mộ Trần Đại Quang
Bà Đinh Thị Dậu, xã Khánh Hoà (Yên Khánh, Ninh Bình), cho biết người dân xóm chợ Dầu đã chuẩn bị bàn thờ từ 4 ngày trước. Mỗi người góp một chút, đưa bàn thờ ra phía đường, cầu mong cố Chủ tịch nước ấm lòng khi trở về quê hương.
Phía dưới ngôi mộ Trần Đại Quang
Gia đình anh Nguyễn Đình Thu ở thị trấn Yên Khánh, Ninh Bình, chuẩn bị mâm hoa quả để bày tỏ tấm lòng với cố Chủ tịch nước.
Phía dưới ngôi mộ Trần Đại Quang
Phía dưới ngôi mộ Trần Đại Quang