Phán tích những điều kiện lịch sử cho sự ra đời của triết học Mác - Lênin

Câu 1: Phân tích những điều kiện ra đời của triết học Mác và nêu những giai đoạn chủ yếu trong sự hình thành và phát triển của triết học Mác - Lenin

1.1. Những điều kiện ra đời của triết học Mác

Triết học Mác, cũng như các hệ thống triết học trước đó, đều ra đời dựa trên những điều kiện kinh tế-xã hội nhất định:

1. Điều kiện về kinh tế-xã hội

- Chủ nghĩa tư bản đã bước sang giai đoạn mới

- Triết học Mác ra đời trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản đã bước sang giai đoạn mới nhờ tác động của cách mạng công nghiệp, đã tạo ra một lực lượng sản xuất vô cùng to lớn so với các thời kỳ trước đó.

- Mâu thuẩn xã hội vốn có của nó bộc lộ ngày càng gay gắt

- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã làm cho những mâu thuẩn xã hội vốn có của nó bộc lộ ngày càng gay gắt, nhiều cuộc đấu tranh giai cấp đã nổ ra, đi từ thấp đến cao, từ tự phát đến tự giác, từ dân sinh đến dân chủ; giai cấp tư sản không còn là giai cấp cách mạng, giai cấp vô sản trở thành một lực lượng chính trị lớn mạnh, là giai cấp tiên tiến nhất, cách mạng nhất.

- Triết học Mác ra đời là tất yếu khách quan

- Từ thực tiển xã hội, nhất là từ thực tiển cách mạng của giai cấp vô sản đã nảy sinh một yêu cầu mang tính khách quan là phải được soi sáng bằng một lý luận khoa học. Sự ra đời của Triết học Mác, là một tất yếu khách quan, là sự giải đáp về mặt lý luận những vấn đề thời đại đang đặt ra trên lập trường của giai cấp vô sản.

2. Điều kiện về mặt lý luận và những tiền đề khoa học tự nhiên

- Sự kế thừa và phát triển những thành tựu quan trọng nhất của tư duy triết học

- Sự ra đời của Triết học Mác phù hợp với quy luật của lịch sử tư tưởng nhân loại; là sự kế thừa và phát triển những thành tựu quan trọng nhất của tư duy triết học nhân loại, nó được Mác và Anghen sáng tạo ra và được Lênin phát triển một cách xuất sắc.

- Xây dựng học thuyết triết học mới, trong đó chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng thống nhất với nhau một cách hữu cơ.

- Các ông vừa phê phán chủ nghĩa duy tâm, vừa đánh giá cao tư tưởng biện chứng của triết học Heghen, của Phơbach, cải tạo chúng và xây dựng nên học thuyết triết học mới, trong đó chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng thống nhất với nhau một cách hữu cơ; đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng trong việc xem xét giới tự nhiên, xã hội và tư duy con người.

- Triết học Mác ra đời trong sự tác động qua lại với quá trình các ông kế thừa và cải tạo học thuyết kinh tế chính trị Anh và lý luận về Chủ nghĩa xã hội.

- Vai trò quan trọng của những thành tựu khoa học tự nhiên

- Những thành tựu khoa học tự nhiên có vai trò rất quan trọng trong sự ra đời của triết học Mác; những phát minh lớn của khoa học tự nhiên, như: định luật bảo toàn năng lượng, thuyết tế bào và thuyết tiến hóa của Đacuyn làm bộc lộ rõ tính hạn chế và bất lực của phương pháp tư duy siêu hình trong việc nhận thức thế giới, đồng thời cung cấp cơ sở khoa học để phát triển tư duy biện chứng, hình thành phép biện chứng duy vật.

Tóm lại, Triết học Mác cũng như toàn bộ Chủ nghĩa Mác ra đời như một tất yếu lịch sử, không những vì nó là sự phản ảnh thực tiển xã hội, nhất là thực tiển cách mạng của giai cấp vô sản mà còn là sự phát triển hợp quy luật của lịch sử tư tưởng nhân loại.

1.2. Những giai đoạn chủ yếu trong sự hình thành và phát triển của triết học Mác

1. Giai đoạn Mác-Ăngghen

a) Quá trình chuyển biến tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen từ chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cộng sản.

- Bước đầu hoạt động chính trị - xã hội và khoa học của C.Mác và Ph.Ăngghen.

- Một số tác phẩm chủ yếu:

* Sự khác nhau giữa triết học tự nhiên của Đêmôcrit và triết học tự nhiên của Êpiquya. (C.Mác).

* Những bức thư từ vesphali (bài báo của Ph.Ăngghen).

* Sêlinh và sự linh báo (Ph.Ăngghtn)

- Sự chuyển biến từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật biện chứng và từ chủ nghĩa dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa xã hội khoa học của C.Mác và Ph.Ăngghen.

- C.Mác làm biên tập viên cho Báo Sông Ranh (từ 1842 - 1843).

- Một số tác phẩm chủ yếu:

* Góp phần phê phán triết học Pháp quyền của Hê ghen, lời nói đầu (C.Mác, 1943).

* Lược thảo phê phán khoa kinh tế chính trị (Ph. Ăngghen, 1844).

b) Thời kỳ đề xuất những nguyên lý triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

- Đây là thời kỳ từ 1844 đến 1848, C.Mác và Ph.Ăngghen đã từng bước xây dựng những nguyên lý triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

- Một số tácphẩm tiêu biểu của giai đoạn này:

* Bản thảo kinh tế triết học năm 1844 (C.Mác).

* Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh (Ph.Ăngghen, 1845).

* Gia đình thần thánh (C.Mác - Ph.Ăngghen, 1845).

* Luận cương về Phoi ơ bắc (C.Mác, 1945)

* Hệ tư tưởng Đức (C.Mác - Ph.Ăngghen, 1846).

* Sự khốn cùng của triết học (C.Mác, 1847).

* Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (C.Mác - Ph.Ăngghen, 1848).

c) Giai đoạn C.Mác và Ph.Ăngghen bổ sung và phát triển những quan điểm triết học.

- Đây là giai đoạn đoạn từ 1848 - 1886, C.Mác và Ph.Ăngghen đã hoàn chỉnh những tư tưởng triết học của mình.

- Một số tác phẩm chủ yếu của giai đoạn này:

* Đấu tranh giai cấp ở Pháp (C.Mác, 1850).

* Cách mạng và phản cách mạng ở Đức (Ph.Ăngghen, 1852).

* Ngày mười tám tháng Sương mù của Lui Bônapactơ (C.Mác, 1852).

* Tư bản (C.Mác, 1867).

* Phê phán cương lĩnh Gôta (C.Mác, 1875).

* Chống Đuy rinh (Ph.Ăngghen, 1878).

* Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước (Ph.Ăngghen, 1884).

Biện chứng của tự nhiên (Ph.Ăngghen, 1886).

* Lút vích phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức (Ph.Ăngghen, 1886).

2. V.I. Lênin phát triển triết học Mác.

a) Hoàn cảnh lịch sử

- Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

- Những thành tựu của khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

- Có nhiều khuynh hướng triết học đối lập với triết học Mác.

b) Nội dung cơ bản của quá trình Lênin phát triển triết học Mác.

- Giai đoạn 1893 - 1907.

+ Một số tác phẩm chủ yếu:

* Những người bạn dân là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ - xã hội ra sao (1894).

* Làm gì (1902)

* Hai sách lược của Đảng dân chủ - xã hội trong cách mạng dân chủ (1905).

- Giai đoạn từ 1907 đến cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga 1917.

Một số tác phẩm chủ yếu của thời kỳ này:

* Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán (1909).

* Ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác (1913).

* Bút ký triết học (1916).

* Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản (1916).

* Nhà nước và cách mạng (1917).

* Bệnh ấu trĩ "tả khuynh" trong phong trào cộng sản (1920).

* Về chính sách kinh tế mới (1921).

* Về tác dụng của chủ nghĩa duy vật chiến đấu (1922).

3. Thực chất của cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác và Ph.Ăngghen thực hiện, Lênin phát triển.

a) Sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng.

b) Sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử.

c) Thống nhất giữa lý luận với thực tiễn.

d) Thống nhất giữa tính khoa học với tính cách mạng.

e) Xác định đúng đắn mối quan hệ giữa triết học với các khoa học cụ thể.

4. Triết học Mác-Lênin trong thời đại hiện nay.

a) Những biến đổi của thời đại.

b) Vai trò thế giới quan và phương pháp luận của triết học Mác-Lênin trong thời đại hiện nay.

6NỘI DUNG ÔN TẬP

I. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN


1. Những điều kiện lịch sử của sự ra đời triết học Mác

Triết học Mác ra đời là do những đòi hỏi của thực tiễn chính trị-xã hội và là quá trình phát triển hợp quy luật của triết học và của nhận thức khoa học. Nó đượcchuẩn bị bởi những tiền đề cụ thể sau: 1.1.Tiền đề kinh tế-xã hộiTriết học Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX ở Tây Âu. Đó là thời kỳ chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn phát triển mới nhờ tác động của cuộc cáchmạng công nghiệp, chủ nghĩa tư bản đã khẳng định địa vị thống trị về kinh tế của mình. Cùng với sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa, giai cấp vô sản không ngừngphát triển cả về số lượng và chất lượng. Giai cấp vô sản đã bước lên vũ đài chính trị như một lực lượng độc lập.Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản làm cho mâu thuẫn vốn có của nó bộc lộ ngày càng gay gắt. Trước hết, là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mang tính chất xã hộivới quan hệ sản xuất có tính chất tư hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Mâu thuẫn này biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản. Đểgiải quyết mâu thuẫn này, giai cấp vô sản đã đứng lên đấu tranh chống lại giai cấp tư sản. Tiêu biểu như: cuộc khởi nghĩa của thợ dệt Lyông Pháp năm 1831, Phongtrào Hiến chương ở Anh vào cuối những năm 30, cuộc khởi nghĩa của thợ dệt Xilêdi năm 1844 ở Đức. Đặc biệt sự xuất hiện Đồng minh những người chính nghĩa- mộttổ chức vô sản cách mạng. Để đưa cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản ngày càng phát triển mạnh mẽ từ thấp đến cao, từ đấu tranh kinh tế đếnđấu tranh chính trị, từ tự phát đến tự giác đòi hỏi phải có một học thuyết khoa học, cách mạng soi đường chỉ lối. Học thuyết khoa học, cách mạng ấy chính là chủ nghĩaMác, mà hạt nhân của nó là triết học Mác.Như vậy, thực tiễn xã hội, đặc biệt là thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản nảy sinh yêu cầu khách quan là phải được soi sáng bằng lý luận khoa học. Sự ra đờicủa chủ nghĩa Mác là sự giải đáp về lý luận những vấn đề thời đại đặt ra trên lập trường của giai cấp vô sản cách mạng.1. 2. Tiền đề lý luận Sự ra đời triết học Mác chẳng những là sản phẩm tất yếu của những điều kiệnkinh tế-xã hội của xã hội tư bản chủ nghĩa giữa thế kỷ XIX, mà còn là sự phát triển hợp quy luật của lịch sử tư tưởng nhân loại.Triết học Mác ra đời là kết quả của sự kế thừa tất cả những tinh hoa trong lịch sử tư tưởng của nhân loại, mà trước hết là triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị họcAnh, chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp. Đối với triết học cổ điển Đức, C. Mác và Ph. Ăngghen đã kế thừa phép biệnchứng của Hêghen, khắc phục tính chất duy tâm, thần bí của nó. Đồng thời, hai ơng còn cải tạo phép biện chứng ấy, đặt nó trên nền thế giới quan duy vật. C. Mác vàPh. Ăngghen còn kế thừa chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc, khắc phục tính siêu hình, máy móc, chưa triệt để của nó, làm giàu nó bằng phép biện chứng. Từ đó, C. Mác7và Ph. Ăngghen xây dựng nên học thuyết triết học mới, trong đó chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng thống nhất với nhau một cách hữu cơ, đó chính là chủ nghĩaduy vật biện chứng, một hình thức mới, một giai đoạn phát triển cao của chủ nghĩa duy vật triết học.Việc kế thừa và cải tạo kinh tế chính trị học Anh với những đại biểu xuất sắc là A. Xmít và Đ. Ricácđơ là một nhân tố khơng thể thiếu được góp phần hình thànhnên quan niệm về duy vật lịch sử của triết học Mác. Trong chủ nghĩa Mác, những quan điểm triết học được hình thành khơng táchrời với những quan điểm chính trị-xã hội qua việc cải tạo một cách có phê phán chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp với những đại biểu tiêu biểu là Xanh Ximơng và S.Phuriê. Nhờ đó, triết học Mác trở thành vũ khí lý luận cải tạo xã hội bằng cách mạng.1.3. Tiền đề khoa học tự nhiên Những thành tựu của khoa học tự nhiên có vai trò quan trọng không thể thiếuđược cho sự ra đời của triết học Mác. Những phát minh lớn của khoa học tự nhiên làm bộc lộ rõ tính chất hạn chế, chật hẹp và bất lực của phương pháp tư duy siêuhình trong nhận thức thế giới; đồng thời cung cấp cơ sở tri thức khoa học để phát triển tư duy biện chứng, hình thành phép biện chứng duy vật.Trong số những thành tựu khoa học tự nhiên thời đó, nổi bật lên ba phát minh lớn: định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, thuyết tế bào và thuyết tiến hoácủa Đácuyn. Các phát minh trên đây đã khẳng định thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, khôngsinh ra và khơng mất đi, nó chỉ chuyển hố từ dạng này sang dạng khác, khẳng định bản chất của thế giới là vật chất, khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới vàkhẳng định tính biện chứng của thế giới vật chất. Với những phát minh lớn của khoa học tự nhiên đã làm cho quan niệm mới về giới tự nhiên đã được hoàn thànhtrên những nét cơ bản: tất cả những gì cứng nhắc đều bị tan ra, tất cả những gì cố định đều biến thành mây khói, và tất cả những gì đặc biệt mà người ta cho là tồn tạivĩnh cửu thì đã trở thành nhất thời; và người ta đã chứng minh toàn bộ giới tự nhiên đều vận động theo một dòng và một tuần hồn vĩnh cửu1. C. Mác và Ph. Ăngghen đã phân tích một cách sâu sắc các thành tựu của khoahọc tự nhiên, khái quát chúng thành các quan điểm triết học và từ đó hình thành nên một học thuyết triết học thực sự khoa học- triết học duy vật biện chứng.Tóm lại, triết học Mác cũng như toàn bộ chủ nghĩa Mác ra đời như một tất yếu lịch sử khơng những vì đời sống và thực tiễn, nhất là thực tiễn của giai cấp côngnhân, đòi hỏi phải có một lý luận mới soi đường mà còn là sự phát triển hợp lơgíc của lịch sử tư tưởng nhân loại; đồng thời, triết học Mác ra đời cũng là kết quả tấtyếu của những trí tuệ thiên tài, những trái tim đầy nhiệt huyết cách mạng C. Mác và Ph. Ăngghen.1C. Mác và Ph. Ăngghen: Tồn tập, t.20, tr. 471, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 199482. Thực chất và ý nghĩa cuộc cách mạng trong triết học do C. Mác và Ph. Ăngghen thực hiệnSự ra đời của triết học Mác đã tạo nên sự biến đổi có ý nghĩa cách mạng trong lịch sử phát triển của triết học nhân loại. Điều này được thể hiện ở các điểm chủ yếusau đây: C. Mác và Ph. Ăngghen đã kế thừa một cách có phê phán những thành tựu tưduy nhân loại, sáng tạo nên chủ nghĩa duy vật triết học triệt để, khơng điều hòa với chủ nghĩa duy tâm và phép siêu hình.Triết học Mác đã khắc phục sự tách rời thế giới quan duy vật và phép biện chứng trong lịch sử phát triển của triết học; tạo ra hình thức cao nhất của chủ nghĩaduy vật - chủ nghĩa duy vật biện chứng, tạo ra hình thức cao nhất của phép biện chứng - phép biện chứng duy vật. Cố nhiên, trong các học thuyết triết học duy vậttrước Mác đã chứa đựng khơng ít những luận điểm riêng biệt thể hiện tinh thần biện chứng; song do sự hạn chế của những điều kiện xã hội và trình độ phát triển củakhoa học nên tính chất siêu hình vẫn là một nhược điểm chung của chủ nghĩa duy vật trước Mác. Trong khi đó, phép biện chứng lại được phát triển trong cái vỏ duytâm thần bí của một số đại biểu triết học cổ điển Đức, đặc biệt là trong triết học của Hêghen. Chủ nghĩa duy vật biện chứng của C. Mác không phải là sự “lắp ghép”phép biện chứng của Hêghen với chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc. Để xây dựng triết học duy vật biện chứng, Mác đã phải cải tạo cả chủ nghĩa duy vật cũ và cả phépbiện chứng duy tâm của Hêghen. C. Mác viết: Phương pháp biện chứng của tôi không những khác phương pháp của Hêghen về cơ bản, mà còn đối lập hẳn vớiphương pháp ấy nữa”1. Giải thoát chủ nghĩa duy vật khỏi tính hạn chế siêu hình, C. Mác đã làm cho chủnghĩa duy vật trở nên hoàn bị và mở rộng học thuyết ấy từ chỗ nhận thức giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã hội loài người. Lần đầu tiên trong lịch sử triết học,C. Mác và Ph. Ăngghen đã đưa quan điểm duy vật biện chứng vào việc nghiên cứu lĩnh vực xã hội. Đó là sự sáng lập ra chủ nghĩa duy vật biện chứng về xã hội chủnghĩa duy vật lịch sử: Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học”2. Đó là một cuộc cách mạng thực sự trong triết học về xã hội, một trong những yếu tố chủ yếu của bước ngoặt cách mạng mà C. Mác và Ph.Ăngghen đã thực hiện trong triết học. Với sự ra đời của triết học Mác, vai trò xã hội của triết học cũng như vị trí củatriết học trong hệ thống tri thức khoa học cũng biến đổi. Trung tâm chú ý của triết học Mác không chỉ giải thích thế giới, mà chủ yếu vạch ra những con đường, nhữngphương tiện cải tạo thế giới. “Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới”3. Luận điểm đó của Mác nói lên sự khác nhau về chất giữa triết học của ông với các học thuyết triết học trước kia.“Khuyết điểm chủ yếu” của mọi học thuyết duy vật trước Mác là chưa có quan điểm đúng đắn về thực tiễn và chưa thoát khỏi quan điểm duy tâm về lịch sử nên nóchưa trở thành cơng cụ nhận thức khoa học để cải tạo thế giới bằng cách mạng.1C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, t.23, tr. 35, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 19932V.I. Lênin, Toàn tập, t23, tr. 53, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1980.3C.Mác và Ph.Ăngghen: Tồn tập, t.3, tr. 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 19959Triết học Mác đã khắc phục được những hạn chế đó làm cho chủ nghĩa duy vật trở thành triệt để.Triết học Mác là thế giới quan khoa học của giai cấp công nhân, giai cấp tiến bộ và cách mạng nhất, một giai cấp có lợi ích phù hợp với lợi ích cơ bản của nhân dânlao động và sự phát triển xã hội. Sự kết hợp lý luận của chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân đã tạo nên bước chuyển biến về chất của phong trào từ trình độ tựphát lên tự giác.Ở triết học Mác có sự thống nhất giữa tính khoa học với tính cách mạng. Lợi ích của giai cấp công nhân không đối lập, mà phù hợp với tiến trình phát triển của lịchsử, vì vậy, giai cấp công nhân luôn luôn quan tâm đến sự nhận thức đúng đắn hiện thực khách quan. Các nhà sáng lập ra triết học Mác không coi triết học của mình lànhững tri thức tuyệt đối, bất biến. Trái lại, nó là một hệ thống mở, ln ln đòi hỏi phải được không ngừng bổ sung và phát triển do những thành tựu của các ngànhkhoa học, hoạt động thực tiễn mang lại.Sự ra đời của triết học Mác làm thay đổi căn bản tính chất của triết học, đối tượng và mối quan hệ của nó với các khoa học khác. Truyền thống trước đó, triếthọc được coi là “khoa học của các khoa học”, hòa lẫn hoặc tách rời với các khoa học cụ thể. Khác với điều đó, triết học Mác khơng phải là “khoa học của các khoahọc” khơng hòa lẫn vào các khoa học cụ thể mà cũng không tách rời chúng. Trong sự hình thành và phát triển của mình, triết học Mác không chỉ dựa trên sự khái quátthực tiễn xã hội, mà còn dựa trên sự khái quát những thành tựu của khoa học cụ thể khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Khoa học cụ thể cung cấp những tài liệu hếtsức phong phú cho triết học Mác nghiên cứu các quy luật chung nhất của hiện thực khách quan. Ngược lại, triết học Mác lại trở thành thế giới quan khoa học vàphương pháp luận chung cần thiết cho sự phát triển của các khoa học cụ thể. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học ngày nay càng chứng tỏ sự cần thiết phải có tưduy biện chứng duy vật và ngược lại, phải phát triển lý luận triết học Mác dựa trên thành tựu của khoa học hiện đại.II. VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC