Phân tích điều kiện tự nhiên Việt Nam

Vị trí so với các trục giao thông chính, các trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá quan trọng trong khu vực; toạ độ địa lý giáp ranh, các lợi thế hạn chế về vị trí địa lý trong việc phát triển KTXH và sử dụng đất đai (giao lưu văn hoá kinh tế, sức hấp dẫn đầu tư trong và ngoài nước, các đối trọng, sức ép...)

Kiến tạo chung về địa mạo, xu hướng địa hình, hướng cấp độ dốc... Đặc điểm phân tiểu vùng theo yếu tố độ cao (trũng, bằng, bán sơn địa, đồi, núi cao...). Các hạn chế lợi thế của yếu tố địa hình đối với sản xuất và sử dụng đất đai.

Đặc điểm vùng khí hậu và các mùa trong năm, nhiệt độ: trung bình năm, tháng cao nhất, thấp nhất, tổng tích ôn...; nắng: số ngày, giờ nắng, trung bình năm, theo mùa, tháng...; mưa: mùa mưa, lượng mưa trung bình, năm tháng cao nhất, thấp nhất...; độ ẩm: bình quân, cao nhất, thấp nhất, trung bình năm tháng...; đặc điểm gió, giông bảo, lũ lụt, sương muối sương mù... Các ưu thế hạn chế của yếu tố khí hậu đối với phát triển sản xuất và sử dụng đất đai.

Chế độ thủy văn

  • Hệ thống lưu vực, mạng lưới sông suối, ao hồ, đập, điểm đầu, điểm cuối, chiều dài, chiều rộng, dung tích...
  • Chế độ thủy văn: thủy triều, lưu lượng tốc độ dòng chảy, quy luật diễn biến...
  • Các ưu thế, hạn chế của các yếu tố thủy văn đối với phát triển sản xuất và sử dụng đất đai.

Nguồn gốc phát sinh và đặc điểm quá trình hình thành, đặc điểm phân bố, mức độ tập trung trên lãnh thổ, các tính chất đặc trưng về lý tính, hóa tính, khả năng sử dụng theo tính chất tự nhiên và khi áp dụng các biện pháp cần thiết, mức độ đã khai thác sử dụng các loại đất chính, mức độ xoái mòn đất, độ nhiễm mặn, phèn... và các biện pháp cần thực hiện để bảo vệ, cải tạo và nâng cao độ phì của đất...

Nguồn nước mặt: vị trí nguồn nước, chất lượng nước, khả năng khai thác sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt (theo mùa hay theo khu vực trong năm...); nguồn nước ngầm: độ sâu chất lượng nước, khả năng hiệu quả kinh tế khai thác sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt.

Khái quát chung về nguồn tài nguyên rừng (diện tích, phân bố, trữ lượng các loại rừng...); đặc điểm thực vật, động vật rừng, các loại quý hiếm và được ghi trong sách đỏ; yêu cầu bảo vệ nguồn gen động ,- thực vật rừng; khả năng khai thác sử dụng theo quy trình lâm sinh...

Các eo vịnh và chiều dài bờ biển; các ngư trường, nguồn lợi biển, đặc điểm sinh vật biển; yêu cầu bảo vệ và khai thác sử dụng...

Các loại khoáng sản chính (các loại quặng, than đá...); nguồn vật liệu xây dựng (đá ốp lát, đá vôi, đá tổ ong, cát sét làm gạch ngói...); nguồn nước khoáng, than bùn... Đối với mỗi loại tài nguyên khoáng sản cần ghi rõ vị trí phân bố, tình hình và khả năng khai thác sử dụng (diện tích, sản lượng, chất thải...).

Lịch sử hình thành và phát triển, vấn đề tôn giáo, dân tộc và các danh nhân; các lễ hội và các phong tục, tập quán truyền thống; các di tích lịch sử, văn hoá; các ngành nghề truyền thống, tập quán sản xuất và kinh doanh....; yêu cầu bảo vệ, tôn tạo và lợi thế khai thác trong phát triển KTXH.

Khái quát chung về đặc điểm điều kiện cảnh quan (các loại cảnh quan, vị trí phân bố, sự biến dạng, ưu thế khai thác cho mục đích du lịch sinh thái, bảo vệ thiên nhiên và môi trường); tình trạng môi trường chung, hệ sinh thái, các tác nhân và mức độ ô nhiễm môi truờng không khí, nguồn nước đất đai và các giải pháp hạn chế khắc phục...

Chuyển dịch cơ cấu tốc độ phát triển bình quân, tổng thu nhập, năng suất sản lượng, loại sản phẩm và áp lực đối với việc sử dụng đất đai... của các ngành: Nông - Lâm - Ngư nghiệp; Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng; Dịch vụ du lịch và các ngành nghề khác.

Đặc điểm về dân số, lao động, việc làm và mức sống

  • Dân số: tổng số dân, cơ cấu theo nông nghiệp - phi nônghiệp, theo đô thị - nông thôn, đặc điểm phân bố, tỉ lệ tăng dân số, tăng tự nhiên và cơ học, quy mô bình quân hộ...
  • Lao động và việc làm: tổng số lao động, tỷ lệ lao động so với tổng số dân, cơ cấu theo lĩnh vực - độ tuổi - giới - dân tộc, đặc điểm phân bố và vấn đề việc làm...
  • Thu nhập và mức sống của các loại hộ: nguồn thu nhập, mức thu nhập bình quân hằng năm của hộ/đầu người, cân đối thu chi...
  • Áp lực đối với việc sử dụng đất đai.

Hình thức định cư, hệ thống khu dân cư (loại, số lượng và đặc điểm phân bố); phân loại khu dân cư theo ý nghĩa và vai trò, quy mô diện tích, số dân, số hộ và khả năng phát triển, mở rộng...; áp lực đối với việc sử dụng đất đai.

Hiện trạng các công trình cơ sở hạ tầng: giao thông, thủy lợi, xây dựng cơ bản và các công trình về du lịch, dịch vụ, thương mại, văn hoá, giáo dục, thể thao, y tế, bưu chính viễn thông, năng lượng, an ninh quốc phòng... (loại công trình, đặc tính kỷ thuật: chức năng, cấp, chiều dài, chiều rộng...; diện tích chiếm đất; vị trí phân bố; mức độ hợp lý, hiệu quả sử dụng....); áp lực đối với việc sử dụng đất đai.

Trảlời

– Vùng rừng núi rậm rạp, với nhiều hang động, mái đá, nhiều sông suối, có vùng ven biển dài.

– Khí hậu hai mùa nóng lạnh, thuận lợi cho cuộc sống của cỏ cây, muông thú và con người.

Điều kiện tự nhiên Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á. Vùng Đông Nam châu Á này bao gồm miền chân núi Himalaya và Thiên Sơn. Các dòng sông lớn của khu vực đều bắt nguồn từ hai dãy núi này. Hạ lưu của các dòng sông ấy – Dương Tử; sông Hồng; MêCông; Chaophaya… đều là những vùng đồng bằng màu mỡ; đầy phù sa. Đặc trưng tiêu biểu của vùng này là sự chênh lệch khá lớn giữa bình nguyên và núi rừng; sự chênh lệch tương đối nhỏ giữa bình nguyên và mặt biển. Chính nét đặc trưng này cùng với điều kiện khí hậu nóng ẩm; mưa nhiều và có gió mùa là cơ sở thuận lợi cho việc phát sinh nghề nông trồng lúa nước từ rất sớm với văn hoá Hoà Bình; văn hoá Bắc Sơn.

          Việt Nam “nằm giữa Đông Nam Á” (lục địa hải đảo) (Yves Lacoste); “là ngã tư đường của các cư dân và các nền văn minh” (Olov Janse). Việt Nam – bán đảo Đông Dương là đầu cầu vào Đông Nam Á từ hướng Ấn Độ và Trung Quốc. Tính chất bán đảo rõ nét của Việt Nam thể hiện ở khí hậu nóng ẩm; mưa nhiều và có hai mùa gió rõ rệt. Địa hình Việt Nam trải dài (khoảng 15 vĩ độ); núi rừng chiếm 2/3 diện tích; sông ngòi nhiều và phân bố đều khắp.

Đồng bằng chỉ chiếm một tỉ lệ khiêm tốn (chưa đến 1/3 diện tích). Ngoài ra; bao quanh hướng Đông và Nam là bờ biển khoảng hơn 2000 km. Tây và Bắc bị chắn bởi núi rừng; trong đó quan trọng nhất là dãy núi Hoàng Liên Sơn và dãy núi Trường Sơn. Cũng vì vậy mà việc phân bố hệ thống động vật cũng như tập quán canh tác dân tộc Việt Nam là khá tiêu biểu và đặc thù. Ta có thể vạch ra phổ tự nhiên Việt Nam (hay hằng số tự nhiên Việt Nam) như sau : Nhiệt – Ẩm – Gió mùa. Trong đó cân bằng bức xạ ở Việt Nam quanh năm dương; độ ẩm gần như thường xuyên 100%.

          Đông Nam Á – Việt Nam được đặc trưng bởi hệ sinh thái phồn tạp (một trong hai loại hình hệ sinh thái tự nhiên của thế giới). Trong hệ sinh thái phồn tạp chỉ số đa dạng giữa số giống loài và số cá thể rất cao; thực vật phát triển hơn so với động vật (động vật dễ bị dịch bệnh do nhiệt ẩm gió mùa) . Trong thời kinh tế thu lượm; hái lượm (phổ rộng) vượt trội hơn săn bắt (bắn); sử dụng đạm thuỷ sản là chính (trong các di chỉ khảo cổ học chủ yếu là dấu tích quả; hạt cây và các động vật sống dưới nước như vỏ sò; vỏ ốc; xương cá… Xương động vật hiếm mà chủ yếu là động vật vừa và nhỏ).

Thời kinh tế nông nghiệp trồng trọt (đa canh) vượt trội hơn chăn nuôi. Trong một hệ sinh thái phồn tạp lại có nhiều vùng sinh thái khác nhau. Theo GS. Đào thế Tuấn; Việt Nam có 10 vùng: Đông Bắc; Tây Bắc; Trung tâm Bắc (châu thổ sông Hồng); Bắc Trung Bộ (Thanh – Nghệ – Tĩnh); Trung Trung Bộ (Bình – Trị – Thiên); Nam Trung Bộ (Quảng Nam – Bình Thuận – Bình Thuận); Bắc Tây Nguyên; Nam Tây Nguyên; Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Còn theo GS. Mai Đình Yên có 19 vùng. Ví dụ vùng đầm phá ven biển Trung Bộ; vùng hải đảo ven bờ; xa bờ; vùng núi; vùng núi; vùng Hà Nội; vùng thành phố Hồ Chí Minh.

          Từ góc độ địa lí – văn hoá; chúng ta có thể thể khái quát địa hình Việt Nam – dài Bắc- Nam; hẹp Tây – Đông; đi từ Tây sang Đông có núi – đồi – thung – châu thổ – ven biển – biển và hải đảo. Đi từ Bắc vô Nam là các đèo cắt ngang Tây Đông.

          Sự đa dạng của môi trường sinh thái; điều kiện tự nhiên là yếu tố góp phần tạo nên sự đa dạng văn hoá. Trong vô vàn yếu tố tác động đến cuộc sống hàng ngày từ góc độ tự nhiên; các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước hầu như đều nêu bật hai tính trội của văn hoá Việt Nam truyền thống: sông nước và thực vật. Văn minhViệt Nam – nền văn minh thực vật (khái niệm của học giả Pháp P. Gourou) hay văn minh thôn dã; văn hoá lúa nước tính chất thực vật (mà cốt lõi là cây lúa) in dấu ấn đạm nét trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam như ở; đi lại; mặc và ăn.

Bữa ăn (bữa cơm) được mô hình hoá Cơm – Rau – Cá cộng với không có thói quen ăn sữa và các sản phẩm từ sữa động vật; không có truyền thống chăn nuôi đại gia súc lấy thịt – chăn nuôi gắn liền với trồng trọt; phục vụ trồng trọt. Tính chất thực vật còn được thể hiện trong đời sống tâm linh mà điển hình là tục thờ cây. Môi trường sông – nước được coi là yếu tố đặc biệt quan trọng khi xem xét những vấn đề văn hoá; con người Việt Nam. Có thể nói đặc trưng nước chính là kết quả tổng thể của những đặc điểm về địa lí; địa hình cũng như khí hậu.

Yếu tố nước mang tính phổ quát và đặc thù này đã tạo nên sắc thái riêng biệt trong tập quán kĩ thuật canh tác (đê; ao; kênh; rạch); cư trú (làng ven sông; trên sông “vạn chài; từ chợ búa; bến ” tới những đô thị ven sông; biển hay ngã ba; ngà tư sông); ở (nhà sàn; nhà mái hình thuyền; nhà – ao; nhà thuyền…) tới tâm lí ứng xử (linh hoạt; mềm mại như nước – chữ dùng của GS. Cao Xuân Huy); sinh hoạt cộng đồng (đua thuyền; bơi chài…); tín ngưỡng; tôn giáo (thờ cá; rắn; thuỷ thần…); phong tục tập quán; thành ngữ; tục ngữ; ca dao; nghệ thuật (chèo; tuồng; rối nước; hò; lí;…) và truyền thống.

          Bên cạnh những ưu đãi; thiên nhiên cũng đặt ra cho con người Việt Nam; dân tộc Việt Nam với không ít khó khăn thách thức bằng những tai biến bất ngờ; khí hậu thất thường; lũ lụt; bão tố; ẩm thấp gây vô vàn dịch bệnh cho người; cho động vật; mùa màng. Cuộc đấu tranh kiên cường; chống chọi hàng ngàn năm với những thứ thách này của thiên nhiên đã hun đúc nên tính cách kiên cường; tinh thần cố kết cộng đồng của người Việt mà điển hình là quá trình chinh phục và khám phá châu thổ Bắc Bộ.