Phân tích câu tạo câu đàn chim vành khuyên bay trong mưa bụi

Đàn chim vành khuyên bay trong mưa bụi.

Thoạt tiên chỉ nghe tiếng hót thoảng qua, anh ánh trong mưa.

Rồi đàn chim vụt đậu xuống hàng cây bằng lăng non. Những con chim mỏi cánh xuống nghỉ chân ? Tiếng chim lích chích trên cành. Không, không, chúng em đi làm, năm sớm chúng em đi làm đây, không phải nghỉ chân đâu.

Mưa bụi cho cây nảy mầm. Nhưng mưa bụi cũng dễ khiến cây sinh bệnh. Con sâu nghe mùa xuân tới vội vã đi kiếm cái ăn. Mùa lá nở, nhiều lá non lắm. Con sâu đo tìm đục thân, con sâu mỡ làm tổ ăn lá.

Nhưng đã có con sáo mỏ ngà đậu lưng trâu, bắt ruồi bắt ve cho trâu, con chim vành khuyên nhặt sâu chữa ghẻ lở cho cây.

 À, thế ra những con vành khuyên kia đến cây bằng lăng cũng có công việc. Con chim vành khuyên, chân đậu nhẹ chẳng rụng một giọt nước mưa đã bám thành hàng dưới cành. Vành khuyên nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, hí hoáy. Cái mỏ như xát mặt vỏ cây. Đôi mắt khuyên vòng trắng long lanh. Đôi chân thoăn thoắt. Chỗ lưng cây sây sát nhiều quá. Đấy là nơi tay chúng tôi trèo leo túm cây, vít xuống. Vành khuyên lách mỏ vào tìm bắt sâu trong từng khe vỏ rách lướp tướp.

Những con chim ríu rít chuyền lên chuyền xuống. Mỗi lần móc được con sâu lại há mỏ lên rồi nhún chân hót. Như báo tin bắt được rồi... bắt được rồi... Như hỏi cây: đỡ đau chưa ? Khỏi đau chưa ? Có gì đâu, chứng em giúp cho cây khỏi ghẻ rồi chóng lớn, chóng có bóng lá, che cho chúng em bay xa có chỗ nghỉ chân, tránh nắng. Ta giúp đỡ nhau đấy thôi. Hạt nước trên cành bằng lăng rơi lã chã. Cây bằng lăng khóc vì cảm động...

Tiếng chim lích rích, lích rích trên cành bằng lăng... Đàn vành khuyên đương tìm sâu ở cành, ở lộc cây, ở những chiếc lá... Rõ ràng nghe được tiếng chim. Vành khuyên trò chuyện, vành khuyên reo mừng, vành khuyên thủ thỉ. Vành khuyên hát cho cây bằng lăng nghe.

Lúc sau, đàn vành khuyên bay lên. Như bác sĩ khám bệnh, cho thuốc tiêm, thuốc uống rồi..

Chỉ trông thấy làn mưa bụi phơi phới. Nhưng vẫn nghe tiếng vành khuyên ríu rít:

- Chúng em đi nhé ! Chúng em đi nhé ! Các bạn bằng lăng chóng tươi lên, xanh tươi lên !...

Đầu mùa hạ năm ấy, cây bằng lăng trổ hoa. Hoa bằng lăng tím ngan ngát, như từng lẵng hoa tím buông xuống.

  • Hãy kể một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về các danh nhân văn hoá : Để chống căn bệnh dại, Pa-xtơ sau nhiều năm nghiên...

  • Hãy kể một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về các danh nhân văn hoá của nước ta : Ngày xưa ở nước ta vào cuối thời nhà Trần...

  • Hãy kể một câu chuyện đã được nghe hoặc đọc về các anh hùng của nước ta : Lê Thánh Tông là con vua Lê Thái Tông và...

  • Hãy kể một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về các anh hùng của nước ta : Phạm Ngũ Lão là danh tướng trăm trận trăm thắng...

  • Hãy kể một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về một nhân vật lịch sử, một anh hùng dân tộc : Lý Công Uẩn người làng cổ Pháp thuộc Đông Ngạn,...

  • Hãy kể lại một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về các anh hùng của nước ta : Ngày nay, du khách gần xa đến tham quan thành...

  • Kể lại một chuyện về cuộc sống và con người nơi rừng xa, vùng xa mà em biết (qua sách báo, qua lời kể của thầy cô giáo) : Đến chợ phiên Lũng Phin, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà...

  • Kể một câu chuyện em được nghe hoặc được đọc về những người đã góp phần xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá của quê hương, đất nước : Không biết vì chiến tranh kéo dài hay đường lên...

  • Em hãy kể lại chuyện ”Người đi săn và con nai” : Sau những cơn mưa nước suối dâng lên, cây trám...

  • Kể lại chuyện ”Những người bạn tốt” : A-ri-ôn là một nghệ sĩ tài danh của nước Hi...

  • Kể lại chuyện ”Tác phẩm của Si-le và tên phát xít” : Trong Thế chiến lần thứ hai, Thủ đô Pa-ri nước...

  • Kể lại chuyện "Những con sếu bằng giấy” : Cuối chiến tranh thế giới lần thứ hai, vào đầu...

  • Kể lại tích "Chim Việt ngựa Hồ” : "Chim Việt, ngựa Hồ" là một điển tích (tích cũ)....

  • Kể lại câu chuyện "Điều ước của vua Mi-đát" : Biết vua Mi-đát tuy đã sống trong cảnh sung sướng...

  • Kể lại câu chuyện cổ tích "Cây khế" : Ngày xửa ngày xưa, có hai anh em cha mẹ...

  • Kể lại câu chuyện bắt cướp của ông Nguyễn Khoa Đăng : Ông Nguyễn Khoa Đăng là quan Nội tán của chúa...

  • Kể lại câu chuyện bác Hồ nói về chiếc đồng hồ : Giữa mùa thu năm 1954, Bác đến thăm Hội nghị...

  • Hình dung và kể câu chuyện chú bé và con chim : Một bạn trai xin được chú chim non về nuôi....

  • Kể lại truyện Thạch Sanh mà em đã được đọc : Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ. Chàng...

  • Chọn một đoạn trong bài làm của em, viết lại theo cách hay hơn. : Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang...

  • Kể lại câu chuyện cổ tích em biết theo lời nhân vật trong truyện (bài 2) : Tôi là nhân vật Chim Thần trong truyện Cây khế...

  • Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời nhân vật trong truyện đó.(bài 1) : Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là...

  • Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã học được : Trong những truyện đã học ở Tiểu học, tôi thích...

  • Kể chuyện chiếc rễ đa tròn : Buổi sáng hôm ấy, như thường lệ, sau khi tập...

  • Kể chuyện Sự tích hồ Ba Bể : Ngày xưa, có lần dân làng Nam Mẫu thuộc tỉnh...

  • Kể lại toàn bộ câu chuyện Pa-xtơ và em bé : Ngày 6 tháng 7 năm 1885, chú bé Giô-dép chín...

  • Kể lại câu chuyện Buôn Chư Lênh đón cô giáo theo lời của Y Hoa : Hôm ấy, căn nhà sàn chật ních người. Ai nấy...

  • Dựa vào văn bản kịch Lòng dân, kể lại câu chuyện bằng lời của em : Đã quá trưa, má con dì Năm đang ăn cơm...

  • Kể lại câu chuyện thầy cúng đi bệnh viện theo lời kể của cụ Ún : Vậy mà gần một năm nay, chẳng hiểu cái ma...

  • Chuyển nội dung bài thơ Về ngôi nhà đang xây thành một câu chuyện : Chiều chiều tan học về, chúng em đi qua ngôi...

  • Kể lại câu chuyện Chuỗi ngọc lam theo lời của em : Buổi chiều, cô bé dừng lại ở một cửa hàng,...

  • Kể chuyện chú cuội cung trăng theo lời kể của mình : Tôi tên là Cuội, làm nghề kiếm củi để đổi...

  • Trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện Cây cỏ nước nam : Câu Chuyện ca ngợi danh y Tuệ Tĩnh đã biết...

  • Chuyển nội dung bài thơ Ê-mi-li, con... thành một câu chuyện : Người đàn ông bế đứa con gái nhỏ trên tay,...

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Chim vành khuyên và cây bằng lăng hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Chim vành khuyên và cây bằng lăng đầy đủ nhất.

Đọc hiểu Chim vành khuyên và cây bằng lăng đề số 1:

Đàn chim vành khuyên bay trong mưa bụi. Rồi đàn chim vụt đậu xuống hàng cây bằng lăng non. Những con chim mỏi cánh xuống nghỉ chân à? Tiếng chim lích chích trên cành. Không, không, chúng em đi làm, năm sớm chúng em đi làm đây, không phải nghỉ chân đâu. À, thế ra những con vành khuyên kia đến cây bằng lăng cũng có công việc. Con chim vành khuyên, chân đậu nhẹ chẳng rụng một giọt nước mưa đã bám thành hàng dưới cành. Vành khuyên nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, hí hoáy. Cái mỏ như xát mặt vỏ cây. Đôi mắt khuyên vòng trắng long lanh. Đôi chân thoăn thoắt. Vành khuyên lách mỏ vào tìm bắt sâu trong từng khe vỏ rách lướp tướp.

Những con chim ríu rít chuyền lên chuyền xuống. Mỗi lần móc được con sâu lại há mỏ lên rồi nhún chân hót. Như báo tin bắt được rồi... bắt được rồi... Như hỏi cây: Đỡ đau chưa? Khỏi đau chưa? Có gì đâu, chúng em giúp cho cây khỏi ghẻ rồi chóng lớn, chóng có bóng lá, che cho chúng em bay xa có chỗ nghỉ chân, tránh nắng. Ta giúp đỡ nhau đấy thôi. Hạt nước trên cành bằng lăng rơi lã chã. Cây bằng lăng khóc vì cảm động.

Đàn vành khuyên đương tìm sâu ở cành, ở lộc cây, ở những chiếc lá còn lại. Rõ ràng nghe được tiếng chim. Vành khuyên trò chuyện, vành khuyên reo mừng, vành khuyên thủ thỉ. Vành khuyên hát cho cây bằng lăng nghe.

Lúc sau, đàn vành khuyên bay lên. Như bác sĩ khám bệnh, cho thuốc tiêm, thuốc uống rồi. Chỉ trông thấy làn mưa bụi phơi phới. Nhưng vẫn nghe tiếng vành khuyên ríu rít:

- Chúng em đi nhé! Chúng em đi nhé! Các bạn bằng lăng chóng tươi lên, xanh tươi lên!... Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Bài văn tả cảnh đàn chim vành khuyên đi làm vào mùa nào?

A. Mùa xuân

B. Mùa hạ

C. Mùa thu

D. Mùa đông

Câu 2: Dòng nào dưới đây gồm 5 từ ngữ tả vành khuyên chăm chú tìm bắt sâu?

A. Đậu nhẹ, nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, há mỏ.

B. Nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, hí hoáy, há mỏ.

C. Đậu nhẹ, nghiêng mắt, cắm cúi, hí hoáy, há mỏ.

D. Nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, hí hoáy, lách mỏ.

Câu 3: Chi tiết cây bằng lăng “khóc” giúp em hiểu được điều gì?

A. Bằng lăng đau đớn vì bị những con sâu đục khoét trên thân cây.

B. Bằng lăng cảm động vì được đàn chim chia sẻ nỗi đau của cây.

C. Bằng lăng xúc động trước sự quan tâm, giúp đỡ của đàn chim.

D. Bằng lăng đau vì sâu đục khoét và cảm động vì chim giúp đỡ.

Câu 4: Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ ý nghĩa sâu sắc của bài văn?

A. Giúp người khác là đem lại niềm vui và hạnh phúc cho họ.

B. Giúp người khác là đem lại niềm vui cho họ và cho mình.

C. Giúp người khác là đem lại niềm vui cho bản thân mình.

D. Giúp người khác là đem lại niềm vui cho toàn xã hội.

Câu 5: Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “cảm động”?

A. Cảm tình

B. Cảm xúc

C. Rung động

D. Xúc động

Câu 6: Dòng nào dưới đây có từ in nghiêng là từ đồng âm?

A. Cây bằng lăng/ cây thước kẻ

B. Mặt vỏ cây/ mặt trái xoan

C. Tìm bắt sâu/ moi rất sâu

D. Chim vỗ cánh/ hoa năm cánh

Câu 7: Viết lại câu văn “Tiếng chim lích chích trên cành” có sử dụng phép so sánh hoặc nhân hóa.

Câu 8: Thay thế từ dùng sai (in nghiêng) bằng từ đồng nghĩa thích hợp rồi viết lại hai câu văn sau: “Quê em có dòng sông lượn lờ chảy qua. Những ngày hè oi ả, em thỏa sức bơi lội tung tăng trong dòng nước mát ngọt.”

Câu 9: Viết một câu nhận xét về việc tốt của chim vành khuyên trong bài văn trên.

Câu 10: Từ việc tốt của chim vành khuyên, em thấy mình có thể làm được những gì để bảo vệ môi trường quanh ta?

Đáp án:

Câu 1: Đáp án: A. Mùa xuân

Câu 2: Đáp án:B.nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, hí hoáy, há mỏ.

Câu 3: Đáp án:C.Bằng lăng xúc động trước sự quan tâm, giúp đỡ của đàn chim

Câu 4: Đáp án:B.Giúp người khác là đem lại niềm vui cho họ và cho mình.

Câu 5: Đáp án:D.xúc động

Câu 6: Đáp án:C.tìm bắt sâu/ moi rất sâu

Câu 7:

- Tiếng hát của cô chim lích chích trên cành thật hay

- Tiếng chim lích chích trên cành như tiếng chúng em chuyện trò dưới mái trường

Câu 8: Lượn lờ thành quanh co, mát ngọt thành mát lạnh

Câu 9: Việc tốt của chim vành khuyên đã giúp cây bằng lăng vơi đi nỗi đau, làm cho cuộc sống

trở nên tươi đẹp

Câu 10:

Những việc làm tốt để bảo vệ môi trường: không chặt phá cây xanh, hoa; dọn dẹp nhà cửa,

trường, lớp, không vứt rác bừa bãi,.

Đọc hiểu Chim vành khuyên và cây bằng lăng đề số 2:

Đàn chim vành khuyên bay trong mưa bụi. Rồi đàn chim vụt đậu xuống hàng cây bằng lăng non. Những con chim mỏi cánh xuống đây nghỉ chân à? Tiếng chim lích chích trên cành:

– Không, không, chúng em đi làm, nắng sớm chúng em đi làm đây, không phải nghỉ chân đâu.

À, thế ra những con chim vành khuyên kia đến cây bằng lăng cũng có công việc. Con chim vành khuyên đậu nhẹ chẳng rụng một giọt nước mưa bám thành hàng dưới cành. Vành khuyên nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, hí hoáy. Cái mỏ như xát mặt với vỏ cây. Đôi mắt khuyên vòng trắng long lanh, đôi chân thoăn thoắt. Vành khuyên lách mỏ tìm bắt sâu trong từng khe vỏ rách lướp tướp.

Những con chim ríu rít chuyền lên, chuyền xuống. Mỗi lần móc được con sâu nào lại há mỏ lên rồi nhún chân hót, như báo tin : Bắt được rồi… bắt được rồi… Như hỏi cây : Đỡ đau chưa ? Khỏi đau chưa ? Có gì đâu, chúng em giúp cho cây khỏi đau rồi chóng lớn, chóng có bóng lá, che cho chúng em bay xa có chỗ nghỉ chân, tránh nắng. Ta giúp đỡ nhau đấy thôi.

Hạt nước trên cành bằng lăng rơi lã chã. Cây bằng lăng khóc vì cảm động.

Đàn vành khuyên đương tìm sâuởcành,ởlộc cây, ở những chiếc lá còn lại. Rõ ràng nghe được tiếng chim : vành khuyên trò chuyện, vành khuyên reo mừng, vành khuyên thủ thỉ, vành khuyên hát cho cây bằng lăng nghe.

Lúc sau đàn vành khuyên bay lên. Như bác sĩ khám bệnh, cho thuốc, tiêm thuốc xong, như các bạn quét tước vệ sinh lớp học xong, vác ngược chổi lên, đuổi nhau reo vui trở về.

Chỉ trông thấy làn mưa bụi phơi phới. Nhưng vẫn nghe tiếng chim vành khuyên ríu rít:

– Chúng em đi nhé ! Chúng em đi nhé ! Các bạn bằng lăng chóng tươi lên, xanh tươi lên.

TheoTô Hoài

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng :

Câu 1. Đàn chim vành khuyên đậu xuống cây bằng lăng để làm gì ?

a. Để nghỉ chân.

b. Để bắt sâu cho cây.

c. Để trú mưa.

Câu 2. Những từ ngữ nào trong bài cho thấy chim vành khuyên bắt sâu rất cần mẫn ?

a. Nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, hí hoáy.

b. Mỏ như xát mặt với vỏ cây.

c. Mắt trắng long lanh, chân bé xiu xíu, nhảy thoăn thoắt.

d. Lách mỏ tìm bắt sâu trong từng khe vỏ rách lướp tướp.

Câu 3. Những chi tiết nào miêu tả niềm vui của vành khuyên?

a. Ríu rít chuyền lên, chuyền xuống.

b. Há mỏ lên rồi nhún chân hót như báo tin vui.

c. Reo mừng, hát cho bằng lăng nghe.

d. Tìm sâu ở lộc cây, ở cành, ở những chiếc lá.

Câu4. Hình ảnh nào trong bài cho thấy cây bằng lăng rất xúc động trước việc làm của vành khuyên ?

a. Hạt nước trên cành bằng lăng rơi lã chã, bằng lăng khóc vì cảm động.

b. Bằng lăng vui sướng, reo mừng khi nghe vành khuyên báo tin.

c. Bằng lăng xúc động, lặng người nghe vành khuyên hát.

d. Bằng lăng khỏi đau, chóng lớn, có bóng lá xanh tươi.

Câu5. Bài văn nói lên điều gì sâu sắc ?

a. Cần biết bắt sâu cho cây xanh tốt.

b. Ai giúp đỡ người khác sẽ có niềm vui và hạnh phúc.

c. Vành khuyên là một loài chim có ích.

Đáp án

Câu1. Đáp án b:Để bắt sâu cho cây.

Câu2.

a. Nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, hí hoáy.

b. Mỏ như xát mặt với vỏ cây.

d. Lách mỏ tìm bắt sâu trong từng khe vỏ rách lướp tướp.

Câu3.

a. Ríu rít chuyền lên, chuyền xuống.

b. Há mỏ lên rồi nhún chân hót như báo tin vui.

c. Reo mừng, hát cho bằng lăng nghe.

Câu4.Đáp án a. Hạt nước trên cành bằng lăng rơi lã chã, bằng lăng khóc vì cảm động.

Câu5. Đáp án b.Ai giúp đỡ người khác sẽ có niềm vui và hạnh phúc.