Phan hồn nhiên là ai

Với tác phẩm mới nhất của mình ra mắt năm nay - Ngựa thép, nhà văn Phan Hồn Nhiên đã thật sự gây ấn tượng với độc giả của tiểu thuyết.

Phải đến Ngựa thép, Phan Hồn Nhiên mới gọi tác phẩm của mình là tiểu thuyết. Với những tác phẩm trước đây như Công ty hay The Joker, Phan Hồn Nhiên chỉ gọi đó là truyện dài. Tuy sự phân chia thể loại không nhất thiết phải quá rạch ròi, nhưng qua việc này có thể nhận thấy Phan Hồn Nhiên đã rất cẩn trọng với việc dán nhãn tác phẩm của mình. CTV Tuổi Trẻ có cuộc trò chuyện ngắn với tác giả.

* Chị ít khi gọi tên các nhân vật của mình, đặc biệt trong phần hai và phần ba của tiểu thuyết. Thay vào đó, chị gọi họ bằng “người nằm cạnh”, “người đàn ông trẻ”, “người dạy ngôn ngữ”... Tại sao lại thế?

- Vài năm gần đây, một trong vài câu hỏi tôi bận tâm là các cá nhân trong xã hội hiện đại tồn tại như thế nào, cách họ chấp nhận và tiếp nhận người khác, thông qua đó để nhìn nhận chính mình, ra sao. Có lẽ thôi thúc vô hình cần nhìn nhận con người một cách tỉnh táo và có phân tích đã khiến tôi gọi nhân vật như thế. Còn trong quá trình viết, thật sự tôi cũng không kiểm soát điều này.

* Trong cả ba phần, các nhân vật của chị đều cô độc, gặp khó khăn trong kết nối với thế giới. Việc thiết lập mối tương giao giữa người và người đang dễ hơn hay đang khó hơn, theo chị?

- Trên bề mặt, với sự phát triển công nghệ, khả năng kết nối giữa các cá nhân dễ dàng, mở rộng hơn rất nhiều so với vài thập niên trước. Tuy nhiên, tôi không biết có trớ trêu không, mối liên hệ giữa con người ngày càng lỏng lẻo. Các thông điệp thường bị hiểu sai lạc. Mọi người đều có phương tiện để thể hiện nhưng lại rất khó hiểu nhau và kết nối được với nhau. Sâu xa hơn, con người hiện đại vừa muốn duy trì tình thế độc lập nhưng lại sợ hãi trước chuyển động và tấn công từ cuộc sống bên ngoài. Tôi tin tìm hiểu vấn đề này ở mức độ tế vi là ưu thế riêng có của văn học.

* Khóa học viết văn tại Iowa City (Mỹ) mà chị đã tham gia ảnh hưởng như thế nào đến việc chị xây dựng tác phẩm này?

- Các nhà văn đến học tại Iowa City hoạt động trong nhiều lĩnh vực như biên kịch, làm phim tài liệu, nhà thơ, tiểu thuyết gia, viết tiểu luận... Chúng tôi có rất nhiều buổi học và thảo luận, nghe đọc tác phẩm của nhau, nói chuyện với Wole Soyinka - nhà văn đoạt giải Nobel năm 1986. Những hoạt động như vậy khá hứng thú nhưng tôi vẫn có gì đó băn khoăn. Cho đến khi qua các bạn thân, tôi nhận ra các nhà văn chỉ thật sự là họ - cũng như cách người ngoài muốn họ là - ở ngay trong tác phẩm. Phát hiện đơn giản khiến tôi thật sự dễ chịu. Tôi bắt tay luôn vào xây dựng kết cấu cho Ngựa thép. Nếu nói ngắn gọn về chương trình học, tôi tin chương trình này không thay đổi nhà văn, nhưng làm cho nhà văn vững tin và tự do hơn trong những gì theo đuổi.

Theo QUÂN KHUÊ - Tuổi Trẻ

Lạ lẫm và quen thuộc

Sách do NXB Trẻ ấn hành - Ảnh: Thanh Đạm

Ngựa thép đi vào những mối quan hệ được đề cập không nhiều trong văn chương VN: tình cảm cảm thông và thẳng thắn giữa cha dượng và con riêng của vợ, sự gắn bó và đố kỵ giữa hai anh em song sinh, sự thấu hiểu kỳ lạ giữa một cô gái đánh mất trí nhớ sau tai nạn và một chuyên gia ngôn ngữ. Những nhân vật ấy vừa lạ lẫm vừa quen thuộc. Lạ lẫm vì nếu so với cuộc đời mà ta biết, ta chưa từng gặp những con người tương tự như vậy; còn quen thuộc vì trong một góc sâu kín nào đó, cách ứng xử, cách suy nghĩ của những nhân vật ấy rất có thể là của chính ta. Phan Hồn Nhiên đã nắm bắt được tính phức tạp và bất ngờ vốn tiềm tàng ở mỗi cá nhân con người nhưng thường lại hay bị quy giản.

Trong Ngựa thép, Phan Hồn Nhiên cũng bày ra những trò chơi cấu trúc. Tiểu thuyết gồm ba phần chỉ kết nối với nhau bằng một số chi tiết nhỏ. Cấu trúc này gợi nhớ đến bộ ba phim Xanh, Trắng, Đỏ của đạo diễn Ba Lan Krzysztof Kieslowski. Trong phần một, giọng kể lần lượt thay đổi từ người cha dượng sang người mẹ rồi đến cô bạn gái, qua đó Sơn - có thể gọi là nhân vật chính của phần một - hiện lên từ các góc nhìn khác nhau. Phần ba lại có tiểu thuyết lồng trong tiểu thuyết: chen giữa tiểu thuyết về cô gái mất trí nhớ và chuyên gia ngôn ngữ là cuốn tiểu thuyết mà cô gái được yêu cầu đọc để phục hồi trí nhớ của mình. Ba phần của tiểu thuyết giống như ba bức tranh trong cùng một bộ treo cạnh nhau, cùng trình diễn sự cô độc của con người trong thế giới hiện đại.

Ngựa thép là một tiểu thuyết đẹp. Cái đẹp đến từ sự ngỡ ngàng.

Phan Hồn Nhiên sinh năm 1972 ở Hà Nội, trong một gia đình có ba là kỹ sư nông nghiệp, còn mẹ là là bác sĩ thú y. Lên 5 tuổi, chị vào Sài Gòn sống đến nay.

Chị tốt nghiệp trường trung học phổ thông Lê Quý Đôn và sau đó là bằng cử nhân tại trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội vào năm 1999. Sau đó, chị trở thành nhà báo, quản lý biên tập viên tại Tạp chí Sinh viên Việt Nam. Hai trong số các cuốn sách của chị đã được chuyển thể thành những bộ phim truyền hình.

Phan Hồn Nhiên bắt đầu viết sách từ năm 1992. Tài năng của nhà văn Phan Hồn Nhiên nhanh chóng bộc lộ sau khi chị giành vị trí thứ hai trong cuộc thi nhà văn trẻ được tổ chức bởi báo Hoa Học Trò. Năm 2009, chị đã được trao giải thưởng của Hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh cho tập truyện ngắn Cánh trái. Năm 2011, chị giành giải thưởng Sách Quốc gia cho cuốn sách Xúc cảm nguy hiểm và cũng trong năm đó, chị đã tham gia Chương trình Viết văn quốc tế tại Iowa, Mỹ.

Hầu hết những người có biết đến Phan Hồn Nhiên, khi được tôi hỏi họ nghĩ gì về nhà văn này, đều chép miệng bảo văn phong xa lạ, không hợp “khẩu vị”. Thật kỳ lạ là trong số những nhà văn đương đại, chính Phan Hồn Nhiên lại là người khiến tôi cảm thấy thích thú, gần gũi nhất khi đọc. Sự nghịch lý này có lẽ bắt nguồn từ chính những đặc trưng thú vị trong cách viết của Phan Hồn Nhiên.

Đặc trưng thứ nhất phải kể đến đó lối dùng từ đặt câu bị ảnh hưởng bởi ngữ pháp tiếng Anh. Tuy có lẽ đã nhận được nhiều phê bình từ độc giả về vấn đề này, lối viết “kì quặc” này của Phan Hồn Nhiên vẫn rất nhất quán xuyên suốt sự nghiệp sáng tác của chị. Có người thậm chí đi đến giữa trang viết còn tưởng mình đang đọc sách dịch. Điều này hiển nhiên xa lạ với phần đông đọc giả Việt Nam, nhưng có lẽ sẽ dễ cảm với những ai có sử dụng tiếng Anh. Tôi nghĩ nếu dịch Phan Hồn Nhiên sang tiếng Anh sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với dịch Nguyễn Ngọc Tư hay Nguyễn Nhật Ánh. Điều này theo tôi có lẽ xuất phát từ vì thói quen đọc ngoại văn của tác giả. Nhưng nghĩ đó cũng là mong muốn của chị, vì nó hỗ trợ đắc lực cho đặc trưng thứ hai.

Đặc trưng thứ hai trong cách viết của Phan Hồn Nhiên là bối cảnh truyện. Bối cảnh truyện Phan Hồn Nhiên, không gian nơi các nhân vật sống và diễn ngôn, tuy hầu như đều chứa những thành tố điển hình ở mọi thành thị trên trái đất – siêu thị, xe buýt, cao ốc, đường phố, chung cư, ngoại ô, khu mua sắm… nhưng đồng thời nó lại không có một đặc trưng cụ thể của một vị trí địa lý nào cả. Dường như tác giả muốn phá bỏ mọi giới hạn về địa lý, muốn dùng những sắp đặt mang tính toàn cầu để nói lên một thông điệp vượt ra khỏi bờ cõi địa phương, quốc gia, một thông điệp cho loài người nói chung. Và chính cái lối dùng từ đặt câu đậm chất ngoại văn nói trên đã hỗ trợ đắc lực cho việc thiết lập không gian ảo này.

Đặc trưng thứ ba (tạm gọi) là tính điện ảnh. Văn của Phan Hồn Nhiên rất chú trọng khoảnh khắc, giống kiểu “truyện không có truyện” của Thạch Lam. Kể cả những tác phẩm viết ở ngôi thứ nhất, thế giới nội tâm của nhân vật cũng chỉ được thể hiện qua hành động và lời thoại nhân vật hơn là qua độc thoại nội tâm. Tình cảnh nhân vật cũng được giản lược thành những câu văn súc tích, giàu tính triết lý để nhường chỗ cho những miêu tả chi tiết về bối cảnh và con người. Chính những đặc điểm rất giống với loại thể “kịch bản” này khiến cho tác phẩm rất dễ chuyển thể thành phim. Chính vì Phan Hồn Nhiên từng học ở trường Đại học Sân khấu Điện ảnh và làm Thiết kế nên đặc trưng này tồn tại trong cách viết của chị cũng là điều dễ hiểu.

Phan Hồn Nhiên từng nói trong một bài phỏng vấn “tôi có hai dòng viết riêng biệt, một dành cho độc giả trưởng thành và một dành cho độc giả trẻ. Với nhóm đầu tiên, tôi chọn đề tài liên quan mật thiết đến bản thân mình vào thời điểm viết. Với nhóm thứ hai, tôi ưu tiên một số đề tài về sự thay đổi cái nhìn, chuyển biến trong đời sống tinh thần của người trẻ trong quá trình lựa chọn sống và trưởng thành.”

Dòng viết dành cho độc giả trẻ mà Phan Hồn Nhiên muốn nói tới có lẽ là những bộ tiểu thuyết kì ảo như Máu hiếm, Luật chơi, Hiện thân hay Chuỗi hạt Azoth và các tập truyện ngắn như Xúc cảm nguy hiểm (2010), Bưu thiếp của rừng (2015) hoặc Hồi phục (2015). Tuy nhiên, ở đây tôi muốn tập trung vào dòng viết dành cho độc giả trưởng thành – dòng viết mà nhà văn cho là liên quan mật thiết với bản thân mình – để nói về cách tác giả nhìn cuộc sống, với hai đơn cử là tập truyện ngắn Cánh trái (2009) và tiểu thuyết Ngựa thép (2014).

Cánh trái kể về Vinh – một kiến trúc sư trẻ tự do nhưng cô đơn, lạc lõng giữa cuộc đời (như cánh lông vũ của một con chim bồ câu trôi nổi vô định trong phim Forrest Gump). Minh trọ trong một căn hộ mà chủ nhà là một bà cụ xa lạ - người đồng ý sẽ để lại căn hộ cho Vinh miễn là anh ở cạnh bà ta những năm tháng cuối cùng của cuộc đời bà. Vinh ở cánh phải, bà cụ ở cánh trái. Tuy sống chung nhà, họ hầu như chỉ cảm nhận được sự tồn tại của nhau qua những âm thanh của vật dụng sinh hoạt. Thế rồi Hoan – cô bạn gái muốn chọn Vinh làm người cùng thực hiện những bước tiếp theo của kế hoạch cuộc sống: chung sống, cùng già đi –  chuyển đến sống cùng anh trong căn hộ. Những xung đột ngấm ngầm diễn ra. Phần sống của Vinh và Hoan va chạm với phần sống của bà cụ. Rồi cuối cùng căn hộ cũng thuộc về họ, nhưng cái cảm thức về sự lạc lõng và vô định của Vinh càng trở nên sâu sắc hơn và không thể tan biến.

Ngựa thép là một tiểu thuyết gồm ba phần. Phần 1 – Cơ thể ghi chép lại ký ức của một gia đình gồm người chồng tên Bách, người vợ tên Anna, người con là Sơn và cô em gái của Anna, Anne. Đó là một ký ức đầy những yêu thương lẫn căm hận. Cho đến khi một sự cố diễn ra: Sơn sắp chết vì ung thư phổi, các thành viên trong gia đình ấy đều có những chuyển biến phức tạp trong tâm tưởng và cảm nhận rõ ràng hơn giá trị gia đình. Phần 2 – Bên bờ biến viết về cuộc tái ngộ của hai an hem sinh đôi sống xa nhau nhiều năm. Người anh là một doanh nhân thành đạt, sống nguyên tắc và luôn cẩn trọng. Trái lại, người em luôn phiêu lưu, mạo hiểm và làm mọi việc một cách ngẫu hứng. Trong cuộc tái ngộ ấy, họ chia sẻ với nhau những suy nghĩ về gia đình cất giữ đã lâu trong lòng. Phần 3 – Pelikan lại là câu chuyện về một nữ thiết kế đồ họa gặp tai nạn và bị mất một phần trí nhớ lẫn vốn ngôn ngữ mà cô tích góp sau bao năm sống. Số phận run rủi cô tìm đến nhà ngôn nữa trẻ S. để xây dựng lại kho ngôn từ của mình. Giáo trình S. chọn là một tiểu thuyết tên Pelikan, cũng là tên nhân vật chính trong tiểu thuyết ấy – một người đầu bếp. Mỗi buổi học, cả hai người cùng tìm hiểu một ít về cuộc đời của Pelikan, đồng thời cũng là một phần cuộc sống họ phải đối mặt hàng ngày.

Những tóm lược trên cũng đủ cho ta thấy vấn đề mà các tác phẩm của Phan Hồn Nhiên đặt ra chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các ý niệm về sự mông lung, vô định của kiếp người trong xã hội hiện đại và sự xa cách giữa người với người trong những mối liên kết tưởng chừng bền chặt. Chính điều này cũng nhiều lần được Phan Hồn Nhiên nhắc tới trong các lần trả lời phỏng vấn của mình.

Là người viết, hẳn ai cũng muốn có được một tác phẩm mà giá trị của nó “vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn”. Sự khai mở mọi ranh giới trong cả thể nghiệm sáng tác lẫn đề tài nên là tôn chỉ của nhà văn, nhất là trong thời buổi văn hóa đọc đang trên đà khởi sắc. Phan Hồn Nhiên là một trong số ít những người viết ý thức được và không ngừng nỗ lực theo đuổi tôn chỉ ấy.

Tháng 4. 2017

Đọc Phan Hồn Nhiên, tôi tự dưng lại cứ liên tưởng đến tranh của Edward Hopper.

Video liên quan

Chủ đề