Phạm vi thị trường là gì

Skip to content

1. Khái niệm thị trường

Thị trường là một phạm trù của nền kinh tế hàng hóa được biểu hiện bằng các hoạt động mua bán, trao đổi diễn ra trong một phạm vi không gian và thời gian nhất định. Như vậy, xét theo nghĩa rộng, thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, nơi gặp gỡ của cung và cầu. Thị trường có thể hình thành do yêu cầu của việc trao   đổi một thứ hàng hóa dịch vụ nào đó hoặc một đối tượng có giá trị.

Đối với các doanh nghiệp hoạt động của họ gắn với thị trường sản phẩm hàng hóa dịch vụ cụ thể. Đó là nơi đảm bảo cung ứng các yếu tố đầu vào và giải quyết vấn đề đầu   ra của quá trình sản xuất. Vì vậy, họ không quan tâm đến thị trường nói chung mà quan tâm đến thị trường sản phẩm của doanh nghiệp. Nói một cách khác, các doanh nghiệp  quan tâm đến người mua hàng, nhu cầu của họ về hàng hóa dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất ra. Có thể nói, thị trường là tập hợp những người mua hàng hiện tại và tương lai.

Theo quan điểm marketing, Thị trường là tập hợp khách hàng hiện có và sẽ có của doanh nghiệp có chung một nhu cầu hay mong muốn, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu hay mong muốn đó

2. Phân loại thị trường

Các căn cứ để phân loại thị trường bao gồm:

Căn cứ vào hình thái vật chất của đối tượng trao đổi, thị trường  được  chia thành hai nhóm: thị trường hàng hóa và thị trường dịch vụ.

  • Thị trường hàng hóa: là hình thái thị trường mà đối tượng trao đổi là các hàng hóa tồn tại dưới dạng hiện vật, hữu hình. Thị trường hàng hóa bao gồm 2 bộ phận là thị trường các yếu tố sản xuất và thị trường hàng hóa tiêu dùng.

+ Thị trường các yếu tố sản xuất: là loại  thị trường nhằm thỏa mãn nhu cầu cho  sản xuất xã hội, cụ thể là cung cấp các yếu tố đầu vào cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ: thị trường nguyên vật liệu xây dựng.

+ Thị trường hàng hóa tiêu dùng: là loại thị trường trao đổi các sản phẩm thông dụng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân toàn xã hội. Người mua chủ yếu là cá nhân, hộ gia đình, nhu cầu của họ rất đa dạng và phong phú, đòi hỏi các nhà sản xuất phải nắm bắt được tâm lý, thị hiếu, khả năng thanh toán của họ để có thể kịp thời phục vụ họ. Người  bán chủ yếu là các nhà sản xuất kinh doanh, số lượng nhiều nên tình hình cạnh tranh rất gay gắt.

  • Thị trường dịch vụ: là hình thái thị trường mà đối tượng trao đổi là các sản phẩm không tồn tại dưới hình thái vật chất cụ thể nhằm thỏa mãn nhu cầu phi vật chất của con người. Sự ra đời của các loại hình dịch vụ là do yêu cầu và đặc điểm tiêu dùng của từng loại sản phẩm dịch vụ cụ thể. Trên thị trường dịch vụ, thông thường quá trình sản xuất và quá trình tiêu dùng diễn ra cùng một lúc vì thế tổ chức hệ thống phân phối dịch vụ thường sử dụng kênh phân phối trực tiếp, diễn ra theo phương thức bán lẻ. Ví dụ: Đối với các sản phẩm cho thuê phòng tại các khách sạn, nhà nghỉ khi đi du lịch thì quá trình sản xuất lúc này là cung cấp phòng cho khách hàng thực hiện quá trình tiêu dùng tại khách   sạn đó, hai quá trình này diễn ra trong cùng một lúc, chỉ kết thúc khi người tiêu dùng đó ngừng sử dụng dịch vụ.

Căn cứ vào số lượng và vị trí của người mua, người bán thị trường được chia thành 3 hình thái cơ bản: thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường độc quyền và thị trường cạnh tranh không hoàn hảo

  • Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: là hình thái thị trường mà ở đó số lượng người mua và người bán phải đông đảo, để đảm bảo cho mỗi người chỉ chiếm một vị trí rất nhỏ trên thị trường. Vì vậy, trên thị trường này giá cả của hàng hóa không chịu sự chi phối của các chủ thể mà được hình thành do quan hệ cung cầu trong từng thời điểm quyết    định.

Thị trường được coi là cạnh tranh hoàn hảo nếu như điều kiện gia nhập hoặc rút khỏi thị trường phải dễ dàng. Các sản phẩm tham gia vào thị trường này phải  đảm bảo  tính đồng nhất để không tạo ra những cản trở trong cạnh tranh. Vì vậy, con đường cơ bản nhất để thực hiện mục tiêu lợi nhuận và các mục tiêu khác của kinh doanh ở hình thái thị trường này là các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để đẩy mạnh khối lượng sản    phẩm bán ra.

  • Thị trường độc quyền: Bao gồm cả độc quyền mua và độc quyền bán, được sinh ra khi mỗi bên chỉ có một người mua  hoặc một người bán. Khác  với thị trường cạnh  tranh, trên thị trường độc quyền số lượng các chủ thể tham gia ít, vì  vậy mỗi  người thường chiếm vị trí lớn trên thị trường, điều đó làm cho các nhà độc quyền kiểm soát, chi phối và lũng đoạn thị trường. Tại thị trường này, các nhà độc quyền hướng tới mục tiêu   lợi nhuận là tạo ra căng thẳng cung cầu trên thị trường làm đẩy giá bán lên. Phương thức đó đảm bảo cho các nhà độc quyền khả năng thu hồi vốn nhanh và mang lại lợi  nhuận  siêu ngạch. Ví dụ: Chỉ có một  công ty bán điện duy nhất trên cả thị  trường, công ty này  sẽ có quyền được đưa ra mức giá, đẩy giá tăng cao để thu lợi nhuận siêu ngạch trong khi người tiêu dùng không có lựa chọn nào khác là phải mua sản phẩm đó. Như vậy, ở thị trường độc quyền, các nhà kinh doanh thu được lợi nhuận cao, nhưng nó không khuyến khích sự phát tiển lực lượng sản xuất, không thỏa mãn nhu cầu xã hội ở mức độ cao, kìm hãm việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất kinh doanh, tạo ra sự bất bình đẳng trong việc phân phối nguồn lợi tức xã hội,… Vì vậy, chính phủ các nước đều ban  hành các điều luật chống điều tiết các hiện tượng độc quyền trong kinh doanh.
  • Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: là hình thái thị trường có sự đan xen  giữa cạnh tranh và độc quyền. Tùy thuộc vào mức độ của 2 yếu tố đối lập này mà có thể   là thị trường độc quyền-cạnh tranh hoặc thị trường cạnh tranh-độc quyền. Sự không hoàn hảo trong cạnh tranh có thể xuất phát từ những lợi thế chi phí sản xuất hoặc do những yếu tố cản trở cạnh tranh khác như: uy tín nhãn hiệu hàng hóa, chế độ bảo hộ mậu dịch, quy định của pháp luật,… tham gia hình thái thị trường này, một mặt các nhà kinh doanh phải tuân theo những yêu cầu cạnh tranh thị trường quyết liệt, mặt khác họ cũng luôn tìm kiếm cơ hội, yếu tố tạo ra sự độc quyền vươn lên chi phối thị trường.

Căn cứ vào cách biểu hiện của nhu cầu và khả năng biến nhu cầu thành hiện thực thị trường được chia thành 3 loại:

  • Thị trường thực tế: là loại thị trường mà trong đó các khách hàng có nhu cầu đã được đáp ứng thông qua hệ thống cung ứng hàng hóa dịch vụ của các nhà kinh doanh.   Đây là bộ phận thị trường quan trọng nhất trong chiến lược thị trường của doanh nghiệp. Mục tiêu hàng đầu của kinh doanh là giữ vững được thị trường và khcahs hàng thực tế.  Các nỗ lực marketing phải hướng tới  việc đảm bảo cho khách hàng thực tế trung thành  với nhãn hiệu hàng hóa của nhà kinh doanh. Từng bước tăng cường độ tiêu dùng của  nhóm khách hàng này để đẩy mạnh khối lượng bán ra.
  • Thị trường tiềm năng: là bộ phận thị trường mà trong đó khách hàng có nhu cầu và khả năng thanh toán nhưng chưa được đáp ứng hàng hóa và dịch vụ. Đó là những   khách hàng mà doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng phát triển trong tương lai. Ví dụ: Những phụ nữ đang mang thai sẽ là khách hàng tiềm năng của các công ty kinh doanh đồ dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Thị trường lý thuyết: là toàn bộ dân cư nằm trong vùng và thu hút khả năng phát triển của kinh doanh. Trong thị trường lý thuyết bao gồm cả khách hàng thực tế và khách hàng tiềm năng và các nhóm dân cư khác. Ví dụ: toàn bộ người dân ở thị trường Hà Nội đều có thể là khách hàng của cửa hàng bán đồ dùng trẻ sơ sinh, ta gọi thị trường này là thị trường lý thuyết. Chỉ những khách hàng nào đã mua sản phẩm đồ dùng trẻ sơ sinh (phụ   nữ đã sinh con, người chồng mua cho vợ mới sinh, …) thì là những khách hàng thực tế. Những khách hàng sắp mua sản phẩm đó (phụ nữ đang mang thai, chồng những phụ nữ đang mang thai…) là khách hàng tiềm năng.

Thị trường là một thuật ngữ quan trọng, thường xuất hiện trong hoạt động Marketing mà các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi bắt đầu hoạt động kinh doanh. Vậy thị trường là gì? Hãy cùng BachkhoaWiki tìm hiểu về thuật ngữ này qua bài viết dưới đây nhé.

Phạm vi thị trường là gì

Thị trường là gì?

Định nghĩa thị trường là gì?

Thị trường là nơi trao đổi, buôn bán hàng hóa và dịch vụ giữa người bán và người mua nhằm đáp ứng nhu cầu của hai bên giao dịch. Giá cả được thiết lập dựa trên số lượng và chất lượng của sản phẩm.

Phạm vi thị trường là gì

Thị trường trong marketing là gì?

Thị trường trong marketing là khái niệm chỉ nơi gặp gỡ của người mua, mà không có xuất hiện của người bán.

Do đó, các nhà tiếp thị chỉ xem xét nhóm mua và do đó chỉ tập trung vào nghiên cứu các tác động dẫn đến hành vi mua hàng hóa.

Ví dụ về thị trường

Theo nghĩa thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán một loại hàng hoá cụ thể thì có thị trường gạo, thị trường cà phê, thị trường trao đổi, thị trường vốn, vv.

Những thị trường mà chúng ta thường gặp trong cuộc sống như chợ truyền thống, chợ trực tuyến, siêu thị, thị trường chứng khoán, cổ phiếu,…

Nghiên cứu thị trường là gì?

Nghiên cứu thị trường(Market Research) là hoạt động tìm kiếm thông tin về thị trường mục tiêu và phân tích thông tin thu thập được để đưa ra câu trả lời cho các vấn đề nảy sinh trong nền kinh tế.

Phạm vi thị trường là gì

Nghiên cứu thị trường giúp giảm thiểu rủi ro và hỗ trợ việc ra quyết định của người sáng lập.

Điều này giống như việc nhà sáng lập đang tìm kiếm cánh cửa trong một căn phòng tối, nghiên cứu thị trường sẽ là ngọn nến xác định phương hướng và tìm ra cánh cửa nhanh chóng.

Vì sao doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường giúp bạn tìm ra thị trường lớn nhất cho sản phẩm của mình, thị trường phát triển nhanh nhất, xu hướng và triển vọng thị trường, điều kiện, phương thức kinh doanh và cơ hội để sản phẩm của bạn tiếp thị sản phẩm.

Nghiên cứu thị trường còn cho phép bạn giới hạn hiệu quả tầm nhìn và nỗ lực của mình trong một khu vực hoặc phạm vi cụ thể.

Từ đó, bạn có thể thiết lập các ưu tiên cho một thị trường mục tiêu cụ thể và lập kế hoạch cho các thị trường tương lai dài hạn hơn.

Bạn có thể xác định các “thủ thuật” tốt nhất để ra mắt sản phẩm thông qua nghiên cứu thị trường.

Sau một khoảng thời gian, chẳng hạn như một năm, nghiên cứu của bạn sẽ cho phép bạn đánh giá nỗ lực của mình cũng như của các đối thủ cạnh tranh khác.

Các đối tác kinh doanh để có thể thực hiện các điều chỉnh cần thiết trên từng thị trường.

Cuối cùng, thực hiện nghiên cứu thị trường giúp bạn hiểu đối thủ cạnh tranh của mình, bao gồm cả điểm mạnh và điểm yếu, sai lầm của họ và lý do thành công của họ.

Chức năng của thị trường là gì?

Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động đổi chác, mua bán, sản xuất hàng hoá đòi hỏi người mua phải tiêu dùng hàng hoá đó.

Khi hàng hoá có thể bán và bán được với giá tương xứng với giá trị của chúng, công ty đã ghi nhận việc sử dụng chúng và chi phí lao động làm ra chúng.

Phạm vi thị trường là gì

Nếu hàng hoá không bán được thì không ghi nhận lợi ích của hàng hoá hoặc không ghi nhận chi phí sản xuất.

Khi một hàng hóa được bán với giá thấp hơn giá trị của nó, điều đó có nghĩa là xã hội chỉ thừa nhận công dụng của nó và một phần chi phí sản xuất.

Thị trường chỉ chấp nhận hàng hóa và dịch vụ nếu chúng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, những hàng hóa vô dụng, kém chất lượng, cung vượt cầu… thì không được thị trường chấp nhận.

Thông tin thị trường về tổng cung, tổng cầu, cơ cấu cung cầu, hệ thống cung cầu quan trọng đối với mọi loại hàng hóa, giá cả thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường, yêu cầu chất lượng sản phẩm.

Thị trường cho người sản xuất biết sản phẩm và hàng hóa nào nên được giao với số lượng bao nhiêu, khi nào, cho ai, ở đâu.

Thị trường chỉ cho người tiêu dùng biết nơi để tìm kiếm hàng hóa họ cần và phù hợp.

Ngoài ra, thị trường còn kích thích hoạt động sản xuất và tiêu dùng trong nền kinh tế.

Sự vận động của các quy luật kinh tế của thị trường thông qua quan hệ cung cầu, giá cả hàng hoá và dịch vụ trên thị trường dẫn đến chức năng điều tiết của thị trường với sản xuất, lưu thông và tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ.

Vai trò của thị trường là gì?

Từ những chức năng trên của thị trường, chúng ta có thể thấy rằng thị trường, nhất là thời đại phát triển ngày nay, có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển không chỉ của nền kinh tế nước ta mà còn của nền kinh tế thế giới nói chung.

Vai trò của thị trường phải được thừa nhận là nó gắn bó chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu dùng thông qua việc thúc đẩy và điều tiết hoạt động sản xuất và thương mại của xã hội.

Thị trường buộc các tác nhân kinh tế phải hoạt động thống nhất và họ phải tuân theo quy luật của thị trường.

Thị trường ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu cuộc sống của con người ngày càng lớn khiến con người cũng không ngừng phát triển và vươn lên để đáp ứng nhu cầu của chính mình.

Có thể nói, thị trường là cơ sở cho cuộc sống ngày càng thỏa mãn về nhu cầu của con người.

Có mấy loại thị trường?

Thị trường có thể được chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên nội dung và các yếu tố cụ thể. Dưới đây là một số phân loại thị trường bạn có thể tham khảo.

  • Căn cứ vào quan hệ thương mại giữa các nước, thị trường được chia thành thị trường trong nước và thị trường quốc tế.

Phạm vi thị trường là gì

  • Căn cứ vào vai trò của người mua và người bán, thị trường được chia làm thị trường bán và thị trường người mua.
  • Căn cứ vào quan hệ cung cầu: thị trường thực, thị trường tiềm năng và thị trường lý thuyết.
  • Căn cứ vào hình thức vật chất của đối tượng trao đổi: thị trường hàng hóa và dịch vụ.
  • Căn cứ vào số lượng người mua và người bán trên thị trường: thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo và độc quyền thuần túy.

Các bước cơ bản để thực hiện nghiên cứu thị trường

  • Bước 1: Phân tích, thăm dò thị trường

– Khảo sát trực tiếp: tạo bảng hỏi khảo sát để người dùng có thể làm trực tiếp.

– Khảo sát qua Email: gửi câu hỏi qua email đến một tệp khách hàng.

– Khảo sát bằng cách gọi điện: trước tiên cần thu thập thông tin người phỏng vấn rồi mới gọi điện xin ý kiến đánh giá.

– Khảo sát online: tạo bảng hỏi trên mạng, rồi chia sẻ vào các hội nhóm trên mạng xã hội.

  • Bước 2: Nghiên cứu tính khả thi

Dựa trên các khảo sát ở Bước 1, bạn có thể tìm thấy một số sản phẩm, dịch vụ và cải tiến mà khách hàng có thể trải nghiệm trực tiếp để có được một hoặc nhiều giải pháp tốt nhất.

  • Bước 3: Nghiên cứu hành vi khách hàng

Dựa trên các phương án đã chọn ở bước 2, hãy hỏi khách hàng về những thuận lợi và khó khăn của trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ trong các khoảng thời gian cụ thể (1, 3, 6 tháng, tùy thuộc vào vòng đời của sản phẩm).

  • Bước 4: Phân tích số liệu bán hàng

Để tính doanh thu hay doanh số của một mặt hàng chúng ta có thể áp dụng công thức sau:

Thị phần doanh số A = [Doanh số A: (Doanh số A + Doanh số B + Doanh số C)] x 100%

Thực tế chúng ta không thể biết chính xác số liệu bán hàng của một doanh nghiệp. Vì vậy có thể dùng công thức sau:

Msi = Pa x PP x Bi x Peandu x AP

Trong đó:

  • Msi: Chỉ số thị phần trong một phân khúc thị trường
  • Pa: Sự nhận biết sản phẩm/thương hiệu
  • PP: Sự yêu thích sản phẩm/thương hiệu
  • Bi: Ý định chắc chắn mua hàng
  • Peandu: Trải nghiệm–tiêu dùng sản phẩm/thương hiệu
  • AP: Mức độ bao phủ kênh phân phối

Xem thêm:

  • Chiết khấu là gì
  • Lãi kép là gì

Trên đây là tất cả thông tin về chức năng, phân loại  và khái niệm thị trường là gì mà BachkhoaWiki muốn gửi tới bạn đọc. Đừng quên like, share để lan tỏa thông tin hữu ích này nhé.