Phá váng sau khi đất bị ngập úng là gì

BIỆN PHÁP HỒI PHỤC, GIẢI ĐỘC CHO CÂY TRỒNG SAU NGẬP ÚNG, LŨ LỤT

Thưa quý vị và các bạn! Vừa qua sau đợt mưa lớn và lốc cục bộ, một số diện tích cây trồng bị ngập úng và gãy đổ, trong đó có nhiều diện tích cây ăn quả. Vậy làm thế nào để phục hồi vườn cây ăn quả sau mưa bão đang vấn đề mà nhiều người quan tâm. Trong chuyên mục cẩm nang-kiến thức nhà nông hôm nay, chúng tôi sẽ thông tin đến bạn cách chăm sóc vườn cây sau mưa bão.

Ảnh minh họa

Trước hết, có thể thấy sau khi bị ngập nước cây trồng sẽ thiếu oxy và các loại vi sinh có hại trong đất sẽ phát triển mạnh sinh ra nhiều chất độc sẽ làm trái cây bị thối không hút được chất dinh dưỡng. Tùy thuộc vào từng loại cây trồng và thời gian ngập nước, cây bị ảnh hưởng sinh trưởng và thất thu năng suất, thậm trí là gây chết cây. Khuyến cáo khi nước đang ngập không nên ven đất mà nên để nước chảy tự nhiên, vì khi đó một phần không khí trong nước sẽ cung cấp giúp cây hô hấp. Lúc này, cây bị phá vỡ tiến trình hô hấp bình thường của rễ, từ đó sẽ tích lũy chất độc gây hại trên tế bào rễ, đặc biệt là vùng lông hút của rễ, làm cho lông hút bị chết và không hình thành được rễ mới. Cây sẽ không hấp thu được nước cũng như các khoáng chất cần thiết cho quá trình trao đổi chất, cây sẽ chết dần và không có khả năng phục hồi. Nếu trường hợp nước ngập lâu trong vườn cây ăn trái, sẽ làm phá hủy lớp vỏ rễ bên ngoài, tạo điều kiện cũng là con đường cho vi khuẩn và nấm xâm nhập dễ dàng vào bên trong rễ gây hiện tượng thối rễ dẫn đến cây chết. bà con khẩn trương khai thông cống rãnh xung quanh vườn, có thể xẻ thêm rảnh phụ giữa liếp, xới xáo phá váng trên lớp đất mặt giúp cho việc thoát nước nhanh chóng nhất. Tạo cho đất thoáng khí và ôxy có điều kiện đi vào trong đất để cây trồng trao đổi chất giải phóng khí độc, cây ra rễ mới giúp cho tiến trình hô hấp hoạt động tốt hơn. Sau mưa là thời điểm cây bị đỗ ngã nhiều và vườn cây có rất nhiều những tàn dư thực vật khác trôi vào vườn, làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục cây chính vì vậy cần: Thu dọn tàn dư thực vật, sau đó rắc vôi bột lên trên mặt luống để phòng ngừa sâu bệnh thấm sâu xuống tầng canh tác gây hại bộ rễ cây. Vớt dọn rong rêu, bèo bồng, vật cản dòng chảy trên cá sông trục, để sớm tiêu thaots triệt để úng ngập đồng ruộng và vườn cây ăn trái. Những vườn cây ăn quả lâu năm có giá trị kinh tế cao như nhãn, vải, cam, bưởi. Với những cây bị ảnh hưởng nhẹ thì tỉa bỏ những cành, lá, quả bị xơ tước do cọ sát gió bão. Với các cây bị gió mạnh văng gẫy một số cành cần cắt bằng các đầu cành bị gió gãy, xử lý nước vôi trong lên vết cắt và thân gốc cây. Khi mầm cây phát triển thuần thục, có thể ghép cải tạo bằng nguồn giống tiến bộ hơn. Với các cây bị đổ ngã còn một phần rễ bám chắc sâu trong đất, cần khơi đất làm lỏng các đầu rễ, đồng thời cắt tỉa bớt các cành lá và tiến hàng dựng lại. Dùng cọc tre chống níu giữ cho cây thẳng, kết hợp che giàn nắng nóng bằng màng lưới nilong đen chuyên dùng trong trồng trọt. Khi cây trồng đang trong tình trạng yếu, cây chưa hồi phục tuyệt đối không được bón phân. Lúc này cây không hấp thu được, lãng phí phân và phản tác dụng. Nếu bón đạm khi cây chưa hồi phục, cây rễ bị nứt quả, rụng quả. Nếu bón phân hữu cơ cần nhiều oxy để phân giải sẽ gây yếm khí đất, rễ cây chậm phục hồi. Chính vì vậy cần sử dụng các dòng thuốc kích thích ra rễ và phân bón lá cho cây để giúp cây có thể phục hồi mới sử dụng các loại phân bón cung cấp cho cây. Sử dụng một số chế phẩm kích thích ra rễ để cho bộ rễ nhanh phục hồi và các rễ phụ, rễ con có thể mọc phát triển giúp cây hút các chất dinh dưỡng cho cây để nhanh phục hồi cây. Sau khi bộ rễ của cây được phục hồi và các rễ con đang ra cần sử dụng các dạng phân bón qua lá cho cây, giúp cây có thể phục hồi nhanh chóng và phát triển toàn diện cây. Sử dụng phân bón qua lá kết hợp với chất giải độc cây trồng phun lên cây để phục hồi lại sức khỏe cho cây nhanh chóng. Lưu ý: Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phân bón lá và các chế phẩm kích thích rễ phải sử dụng đúng nồng độ khuyến cáo ghi trên bao bì.

Minh Châu

Quay lại

Ngày đăng: 14-10-2019 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Ứng dụng KH&CN | Tác giả: Huỳnh Hữu Đoàn - Trạm TT và Bảo vệ thực vật Châu Thành

Cần phải làm gì để bảo vệ vườn cây ăn trái sau đợt ngập úng? Đây là vấn đề bức xúc của nhà vườn trồng cây ăn trái, nhất là những vườn trồng các loại cây “nhát nước” như sầu riêng, đu đủ, cây có múi,… Trước diễn biến triều cường vượt mức lịch sử và kèm theo các trận mưa lớn đa số các vườn cây ăn trái của bà con nông dân bị ngập chìm trong nước hoặc đất vườn khó thoát nước đất bị úng. Sau các hiện tượng thời tiết cực đoan như thế, sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển và năng suất các vườn cây ăn trái là điều không thể tránh khỏi, thậm chí có thể gây chết cây. Vì thế, bà con nông dân cần phải có giải pháp ứng phó kịp thời nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho cây trồng.

Vườn chôm chôm bị ngập úng.

Vườn chôm chôm chết sau ngập úng.

Sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng luôn chịu tác động bởi các yếu tố khí hậu. Các yếu tố môi trường bất lợi đến cây trồng như hạn hán, ngập úng đều ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Tùy theo loại cây trồng, tuổi cây, giai đoạn sinh trưởng, sức khỏe của cây và thời gian bị ngập mà cây có thể bị ảnh hưởng và thiệt hại ở mức độ khác nhau. Trong các loại cây ăn trái, xoài, vú sữa chịu ngập tốt nhất, trong khi đó sầu riêng, cây có múi, đu đủ, nhãn là nhóm chịu ngập yếu.

Vườn cây ăn trái khi bị ngập nước, bề mặt đất bị phủ một lớp phù sa và nước sẽ chiếm đầy các khoảng trống trong các khe hở của đất (thay vì các khoảng trống ấy chứa oxy). Vì thế, các khí khổng trong đất không còn đủ oxy cung cấp cho bộ rễ cây hô hấp nên rễ nhỏ, rễ ăn sâu bên dưới dễ bị thối, chết. Ngoài ra, khi đất thiếu oxy, hệ sinh vật yếm khí sẽ hoạt động mạnh càng làm cho sự thiếu oxy thêm trầm trọng và thải ra nhiều chất độc hại làm cho rễ cây bị ngộ độc CO2 và bị thối. Khí khổng ở lá bị đóng lại, giảm khả năng hút nước, lá bị héo rủ, rụng sớm. Do đó, việc nắm vững các biện pháp phòng, chống ngập úng, bảo vệ cây trồng là rất quan trọng. Để khắc phục thiệt hại những vườn cây ăn trái đang còn ngập chìm trong nước, nông dân cần chú ý một số biện pháp sau:

Vườn sầu riêng chết sau ngập úng.

Nếu vườn đã bị nước đã ngập, nên để nước chảy tự nhiên trên mặt liếp vườn vì khi dòng chảy thoáng sẽ cung cấp một phần oxy giúp rễ hô hấp. Nếu có điều kiện nhanh chóng bơm rút nước hạ mực thủy cấp trong vườn đến mức thấp nhất.

Sau khi nước rút, bà con phá váng bằng cách dùng cuốc răng xới nhẹ lớp đất mặt giúp đất thông thoáng, cung cấp oxy cho rễ. Xẻ những rãnh nhỏ thoát nước để nước trong đất thoát nhanh. Nếu cây còn nhỏ, thấp, nước tràn lên cây, nên tiến hành rửa sạch bùn bám vào lá, cành và hổ trợ cây cắm cố định cây trồng để hạn chế long gốc, hư hại bộ rễ. Không nên đi lại nhiều trong vườn làm cho đất bị nén chặt, ảnh hưởng đến bộ rễ cây và khả năng phục hồi của cây. Nên cắt tỉa bớt cành lá rậm rạp cho vườn được thông thoáng để đất bốc thoát hơi nước được nhanh, nếu cây đang ra hoa, mang trái phải cắt bỏ hết hoa và trái để hạn chế sự tiêu hao dinh. Quản lý cỏ hợp lý trong vườn cây ăn trái, vì cỏ là những “bơm sinh học” làm tầng đất sâu mau khô ráo.

Nếu cây ra đọt thì nên phun phân bón lá MKP (0-52-34) hoặc phun hỗn hợp 2/3 DAP + 1/3 Kaki nồng độ 1-2% để giúp lá mau già, cây chậm phát triển và đi vào giai đoạn ngủ nghỉ, ít tiêu hao năng lượng vì rễ cây không đủ khả năng cung cấp dinh dưỡng, tăng cường khả năng chống chịu ngập úng. Nên xử lý lúc chiều mát, phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày đến khi cây ngưng ra đọt. Phun hoạt chất có chứa Cytokynin (Agrispon, Sincosin,…) giúp ngăn cản quá trình tổng hợp Ethylene và sự oxyt hóa diệp lục tố, giúp cây tăng cường khả năng chống chịu ngập úng.

Về việc bón phân bà con nên chú ý lúc này bộ rễ của cây rất yếu nên khó hấp thu được phân bón. Vì thế phun phân bón lá giai đoạn này là rất quan trọng, giúp cây hấp thu dưỡng chất qua hệ thống lá để duy trì sinh trưởng, phục hồi bộ rễ. Cần cung cấp thêm phân vôi với liều lượng từ 0,5-1 kg cho mỗi gốc. Sử dụng phân chứa nguyên tố lân cao nhằm giúp cây mau ra rễ mới và phục hồi nhanh, có thể sử dụng Hydrophos liều lượng 50-60 ml/16 lít nước. Bón phân hữu cơ kết hợp sử dụng chế phẩm Trichoderma nhằm kích thích vi sinh vật có ích hoạt động tốt và khống chế các nấm bệnh hại rễ. Không nên bón đạm làm cây ra nhiều chồi non và cũng không bón phân hữu cơ chưa hoai vì sẽ làm vi sinh vật hoạt động mạnh lấy đi nhiều oxy trong đất. Tuyệt đối không nên sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng ra hoa, ra đọt trong thời điểm này.

Các loại nấm gây hại như nấm Fusarium sp, Phytophthora sp., Pythium sp., Rhizoctonia sp.,… luôn hiện diện trong đất, sau ngập úng là điều kiện thuận lợi chúng tấn công gây bệnh cho bộ rễ, các loại cây ăn trái như cam, bưởi, sầu riêng, chôm chôm,…. Khi cây bị thối ở rễ non do bị ngập úng, ngoài làm cho cây không có khả năng hấp thu dinh dưỡng là cây bị suy kiệt và là cơ hội rất thuận lợi cho các nấm bệnh hại rễ xâm nhiễm, gây hại càng làm cho vườn cây thiệt hại trầm trọng.

Nông dân nên thăm vườn thường xuyên phát hiện các cây bắt đầu có triệu chứng vàng lá, rễ bị thối, sử dụng thuốc trừ bệnh tưới xung quanh vùng rễ. Các loại thuốc trừ nấm bệnh rễ có chứa hoạt chất Matalaxyl, Matalaxyl + Mancozeb, Fosetyl-Aluminium,….

Cây bưởi bị úng rễ bị thối cây bị héo rủ, rụng lá.

Rễ cây bưởi bị thối sau ngập úng.

Để bảo vệ vườn cây ăn trái, đòi hỏi sự quan tâm nhà vườn chăm sóc cho cây khỏe, củng cố đê bao trong vườn để không bị ngập úng trong mùa mưa bão và triều cường trong thời gian tới, nên để các loại cỏ thân thấp, ít cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng chính (rau trai, đậu phọng dại, rau sam, màng màng tím…) vì cỏ dại giúp cho đất mau khô ráo không bị dẻ chặt khi bị ngập úng, để giảm thiệt hại đến mức thấp nhất do ngập úng trong điều kiện khí hậu biến đổi bất thường như hiện nay.

Chủ đề