Ở 20 độ C và 1atm, một thể tích nước hoà tan được bao nhiêu thể tích khí clo

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Hóa Học Lớp 8
  • Đề Kiểm Tra Hóa Lớp 8
  • Sách giáo khoa hóa học lớp 8
  • Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 8
  • Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 8

Giải Sách Bài Tập Hóa Học 8 – Bài 41: Độ tan của một chất trong nước giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:

Bài 41.1 trang 56 sách bài tập Hóa 8: Căn cứ vào đồ thị về độ tan của chất rắn trong nước (hình 6.5, SGK), hãy ước lượng độ tan của muối
ở nhiệt độ:

a) 20oC b) 40oC

Lời giải:

Theo đồ thị, độ tan của muối vào khoảng:

Bài 41.2 trang 56 sách bài tập Hóa 8: Căn cứ vào đồ thị về độ tan của chất khí trong nước (Hình 6.6, SGK), hãy ước lượng độ tan của các khí NO, O2 và N2 ở 20oC. Hãy chuyển đổi có bao nhiêu ml những khí trên tan trong 1 lit nước? Biết rằng ở 20oC và 1 atm, 1mol chất khí có thể tích là 24lit và khối lượng riêng của nước là 1g/ml.

Lời giải:

Theo đồ thị về độ tan của chất khí trong nước cùng nhiệt độ, áp suất:

SNO = 0,006g/100g H2O

SO2 = 0,0045g/100g H2O

SN2 = 0,002g/ 100g H2O

* Chuyển đổi độ tan của các chất khí trên theo ml/1000ml H2O

Bài 41.3 trang 56 sách bài tập Hóa 8: Tính khối lượng muối natri clorua NaCl có thể tan trong 750g nước ở 25oC. Biết rằng ở nhiệt độ này độ tan của NaCl là 36,2g.

Lời giải:

100g H2O ở 25oC hòa tan tối đa 36,2g NaCl

750g H2O ở 25oC hòa tan tối đa x? NaCl

Bài 41.4 trang 56 sách bài tập Hóa 8: Tính khối lượng muối AgNO3 có thể tan trong 250g nước ở 25oC. Biết độ tan của AgNO3 ở 25oC là 222g.

Lời giải:

100g H2O ở 25oC hòa tan tối đa 222g AgNO3

250g H2O ở 25oC hòa tan tối đa y? AgNO3

Bài 41.5* trang 56 sách bài tập Hóa 8: Biêt độ tan của muối KCl ở 20oC là 34g. Một dung dịch KCl nóng có chưa 50g KCl trong 130g H2O được làm lạnh về nhiệt độ 20oC. Hãy cho biết:

a) Có bao nhiêu gam KCl tan trong dung dịch?

b) Có bao nhiêu gam KCl tách ra khỏi dung dịch?

Lời giải:

a) 100g H2O ở 20ºC hòa tan được 34g KCl

130g H2O ở 20ºC hòa tan được x?g KCl

b) Khối lượng KCl tách ra khỏi dung dịch:

mKCl = 50 – 44,2 = 5,8(g)

Bài 41.6 trang 57 sách bài tập Hóa 8: Một dung dịch có chứa 26,5g NaCl trong 75g H2O ở 25oC. hãy xác dịnh dung dịch NaCl nói trên là bão hòa hay chưa bão hòa?

Biết độ tan của NaCl trong nước ở 25oC là 36g.

Lời giải:

100g H2O ở 25oC hòa tan 36g NaCl

75g H2O ở 25oC hòa tan x?g NaCl

Dung dịch NaCl đã pha chế là chưa bão hòa. Vì dung dịch này có thể hòa tan thêm: 27-26,5=0,5(g) NaCl ở 25oC.

Bài 41.7 trang 57 sách bài tập Hóa 8: Có bao nhiêu gam NaNO3 sẽ tách ra khỏi 200g dung dịch bão hòa NaNO3 ở 50oC, nếu dung dịch này được làm lạnh đến 20oC?

Biết SNaNO3(50ºC) = 114(g); SNaNO3(20ºC) = 88(g)

Lời giải:

Ở 50ºC, 100g H2O hòa tan được 114g NaNO3

⇒ mdd = 100 + 114 = 214(g)

Nghĩa là trong 214g dung dịch có 114g NaNO3 được hòa tan

Vậy 200 g dung dịch có khối lượng chất tan:

* Khối lượng NaNO3 tách ra khỏi dung dịch ở 20ºC

Gọi x là khối lượng của NaNO3 tách ra khỏi dung dịch.

mdd NaNO3 = (200 – x) (g)

Theo đề bài: Ở 20ºC, 100g H2O hòa tan được 88g NaNO3

⇒ Khối lượng dung dịch ở 20ºC là: 100 + 88 = 188(g)

Nghĩa là trong 188g dung dịch có 88g NaNO3 được hòa tan

Trong (200 – x) g dung dịch có khối lượng NaNO3 hòa tan là:

Giải phương trình ta có: x ≈ 24,29g

CLO

A. LÝ THUYẾT CẦN NHỚ

I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

- Clo là chất khí, màu vàng lục, mùi hắc.

- Clo nặng gấp 2,5 lần không khí và tan được trong nước.

- Ở 20oC, một thể tích nước hòa tan 2,5 thể tích khí clo.

- Clo là khí độc.

II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

1. Clo có những tính chất hóa học của phi kim không?

a) Tác dụng với kim loại

- Các halogen hoạt động hoá học mạnh do phân tử của chúng phân li tương đối dễ dàng thành nguyên tử, nguyên tử có tính chất hoá học rất mạnh.

- Phản ứng kết hợp halogen với kim loại xảy ra đặc biệt nhanh và thoát ra nhiệt lượng lớn.

Na + Cl2 → NaCl

- Khi kết hợp với kim loại, các halogen oxi hoá các kim loại đến hoá trị cực đại của kim loại.

Cl2(k) + Fe(r) → FeCl3(r)

(Nếu Fe dư: Fe dư +  2FeCl3 → 3FeCl2)

Cl2(k) + Cu(r) →CuCl2(r)

Kết luận: Clo tác dụng với hầu hết các kim loại tạo thành muối clorua.

b) Tác dụng với hiđro

Cl2(k) + H2(k) →→ 2HCl(k)

- Khí HCl tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit hiđrocloric.

Kết luận: Clo có những tính chất hóa học của phi kim. Clo là một phi kim hoạt động hóa học mạnh, clo không trực tiếp phản ứng với oxi.

2. Clo còn có những tính chất hóa học nào khác?

a) Tác dụng với nước

Cl2(k) + H2O(l) ⇌ HCl(dd) + HClO(dd) (phản ứng xảy ra theo 2 chiều ngược nhau).

Chú ý: Nước clo là dung dịch hỗn hợp các chất HCl, HClO và Cl2 nên có màu vàng lục, mùi hắc của khí clo. Nếu cho quì tím vào dd đó, lúc đầu quì tím hóa đỏ, sau đó nhanh chóng bị mất màu là do tác dụng oxi hóa mạnh của axit hipoclorơ HClO.

b) Tác dụng với dung dịch NaOH

Cl2(k) + 2NaOH(dd) → NaCl(dd) + NaClO(dd) + H2O(l)

Chú ý: Dung dịch hỗn hợp gồm NaCl (natri clorua) và NaClO (natri hipoclorit) được gọi là nước Gia-ven. Dung dịch này có tính tẩy màu vì tương tự như HClO, NaClO có tính oxi hóa mạnh.

III. ỨNG DỤNG CỦA CLO

- Khử trùng nước sinh hoạt;

- Tẩy trắng vải, sợi, bột giấy;

- Điều chế nước Gia-ven, clorua vôi, ...

- Điều chế nhựa PVC, chất dẻo, chất màu, caosu, ...

IV. ĐIỀU CHẾ KHÍ CLO

1. Điều chế trong phòng thí nghiệm

4HCl(dd đặc) + MnO2(r) → MnCl2(dd) + Cl2(k) + 2H2O(l)

2. Điều chế trong công nghiệp

Điện phân dung dịch bão hòa NaCl, có màng ngăn xốp:

2NaCl(dd) + 2H2O(l) → 2NaOH(dd) + Cl2(k) + H2(k)

B. BÀI TẬP CỦNG CỐ

Bài 1. Nguyên liệu được dùng để điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm là:

A. H2SO4

B. HCl đặc

C. HNO3

D. H2SO3

Bài 2. Dung dịch hỗn hợp hai muối Natri clorua và Natrihipoclorit được gọi là gì?

A. Nước gia ven

B. Nước muối

C. Nước axeton

Bài 3. Dung dịch nước clo có màu gì?

A. Xanh lục

B. Hồng

C. Tím

D. Vàng lục

Bài 4. Ở Việt Nam nhà máy giấy nào sản xuất Clo?

A. Thái Nguyên

B. Lào Cai

C. Bãi Bằng

D. Quảng Ninh

Bài 5.  Clo tác dụng với hiđro tạo thành sản phẩm gì?

A. Hiđro clorua

B. Hiđro florua

C. Hiđro bromua

D. Hiđro iotua

Bài 6. Trong công nghiệp, clo được điều chế bằng phương pháp gì?

A. Điện phân dung dịch

B. Thủy phân

C. Nhiệt phân

D. Điện phân nóng chảy

Bài 7. Clo tác dụng với sắt dư, sản phẩm thu được là:

A. FeCl3

B. FeCl2

C. Fe

D. Đáp án khác

Bài 8. Tính thể tích dung dịch NaOH 1M để tác dụng hoàn toàn với 1,12 lít khí clo (đktc). Nồng độ mol của các chất sau phản ứng là bao nhiêu? Giả thiết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể?

Bài 9. Cho 10,8 gam kim loại M hóa trị III tác dụng với khí clo dư thì thu được 53,4 gam muối. Hãy xác định kim loại M?

ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI

1

2

3

4

5

6

7

B

A

D

C

A

A

B

Bài 8.

Giải:

Cl2(k) + 2NaOH(dd) → NaCl(dd) + NaClO(dd) + H2O(l)

Số mol khí Cl2 = 1,12/22,4 = 0,05 mol. Theo pt trên, số mol NaOH = 2 lần số mol Cl2 = 0,1 mol. Vậy V(NaOH) = 0,1/1 = 0,1 lít = 100 ml.

Số mol NaCl = số mol NaClO = 0,05 mol. Suy ra, [NaCl] = [NaClO] = 0,05/0,1 = 0,5M.

Bài 9.

Giải:

2M + 3Cl2 →2MCl3

Ta có: 10,8/M = 53,4/(M+3.35,5) Suy ra: M = 56 (Fe).

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 9 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com. , cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Video liên quan

Chủ đề