Nứt môi chảy máu phải làm sao

Thời tiết lạnh, nhiệt độ giảm sẽ làm cho môi mất dần độ ẩm, từ đó sẽ trở nên khô hơn. Khi môi quá khô có thể sẽ còn bị bong tróc thành từng mảng hoặc thậm chí còn nứt nẻ gây đau rát và chảy máu.

Do thiếu nước

Nước đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể của chúng ta vì chúng giúp đào thải độc tố và thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Thiếu nước da sẽ mất đi độ ẩm vốn có và môi cũng thế.

Do sử dụng son lì, kém chất lượng

Những dòng son lì, kém chất lượng khi sử dụng không những không cấp ẩm mà ngược lại còn làm môi mất đi độ ẩm tự nhiên, các chất màu hóa học sẽ bám chặt vào môi và làm tăng nguy cơ khô môi.

Nhiều cô nàng rất chú trọng đến việc dưỡng da nhưng lại bỏ qua những bộ phận nhỏ nhặt trên cơ thể và đó là đôi môi của họ. Việc không dùng dưỡng môi sẽ khiến môi hay khô và kém sắc hơn.

Do liếm môi thường xuyên

Khi liếm môi tức nàng đã lấy đi độ ẩm vốn có trên môi của mình. Và hậu quả dẫn đến là môi ngày càng khô hơn, chưa kể việc liếm môi thường xuyên cũng sẽ làm môi dễ bị thâm, sạm màu.

7 cách chữa trị khô môi đơn giản tại nhà

Uống nhiều nước

Nước chiếm 70% trong cơ thể chúng ta vậy nên khi đã bổ sung đủ lượng nước thì môi cũng trở nên ẩm ướt hơn và tránh tình trạng khô môi do mất nước.

Dưỡng môi bằng mật ong

Bạn chỉ cần mỗi tối trước khi đi ngủ thoa một lớp mật ong lên môi và để tầm 20 phút sau đó lấy khăn ấm lau đi là được. Mật ong dùng làm dưỡng môi sẽ mang lại cho bạn đôi môi căng mọng và mềm mại, giảm dần tình trạng bong, nứt nẻ ở môi hơn rất nhiều vào sáng mai sau khi ngủ dậy.

Dầu dừa

Dầu dừa đã không còn quá xa lạ với hội chị em phụ nữ chúng ta vì công dụng mà em ấy mang lại là vô số kể như làm mượt tóc, trị rạn da, làm mịn da và trong đó có làm mềm và giảm thâm môi.

Nếu mỗi ngày bạn dùng một thìa cafe dầu dừa và nửa thìa cafe đường trộn lại và matxa nhẹ trên môi mỗi tối, sau 1 tuần bạn sẽ thấy môi hồng hào và mềm mịn hơn rõ rệt.

Phái đẹp hay đắp mặt nạ dưa leo vì công dụng cấp ẩm ở nó là rất tuyệt vời. Đừng quên đắp mặt nạ dưa leo một tuần ba lần cho môi để môi được cấp ẩm, không bị khô, ngoài ra đắp dưa leo lên môi cũng giúp giảm thâm môi đó bạn ơi.

Tẩy tế bào chết

Đây dường như là điều mà ít cô nàng nào để tâm nhưng nó lại là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ra tình trạng bong tróc, nứt nẻ ở môi.

Một tuần bạn nên tẩy tế bào chết cho môi 2 -3 lần bằng các hỗn hợp có thể tự làm như đường và mật ong/dầu dừa, hay bột cà phê xay nhuyễn cùng với dầu dừa nhé.

Thực hiện đều đặn bạn sẽ thấy môi mình luôn trong tình trạng ẩm mượt hơn và không còn xuất hiện các mảng môi bong tróc, nứt nẻ nữa.

Dùng son dưỡng

Son dưỡng như là vật bất ly thân của phái đẹp, vì không những cấp ẩm, chống khô môi mà một lớp son dưỡng làm nền cũng có thể bảo vệ môi khỏi các tác nhân gây hại như ánh nắng mặt trời hay các hóa chất có hại trong son môi đó bạn nhé.

Bioderma Atoderm Stick Levres

Được chế tạo bới công nghệ hiện đại tại Pháp, dưới nền sáp màu trắng tự nhiên, không màu. Son Dưỡng môi Bioderma Atoderm Stick Levres phù hợp sử dụng cho cả phái mạnh, đảm bảo cho bạn có đôi môi luôn được cung cấp đầy đủ nước, tránh tình trạng khô, nứt nẻ.

Son dưỡng môi Bioderma Atoderm Stick Levres với thành phần tự nhiên, lớp sáp trắng xóa không màu

● Son Dưỡng Môi Bioderma Atoderm Stick Levres 4g được làm từ sáp không màu, vừa làm mềm và còn đảm bảo cho môi.

● Trong công thức đặc chế còn có các thành phần: dầu khoáng (Mineral oil), Paraffin giúp cho môi trở nên săn chắc và mềm mịn.

● Còn có chứa tinh chất bơ hạt mỡ trong công thức, đâu là thành phần làm dưỡng ẩm rất tốt và hồng môi.

Phản hồi của khách hàng sau khi sử dụng son dưỡng Bioderma Atoderm Stick Levres 4g

● Sử dụng thời gian dài giúp môi bạn giảm thâm đáng kể.

● Thiết kế dạng thỏi, nhỏ gọn dễ dàng tiện dụng khi mang đi được mọi nơi.

● Giá thành thấp, nên ai cũng có thể sử dụng

Xem chi tiết sản phẩm tại đây: //maihan.vn/bioderma/son-duong-moi-bioderma-atoderm-stick-levres-4g.html

1. Son dưỡng cấp ẩm cho môi khô nứt nẻ SVR Stick Topialyse Levres

Son dưỡng SVR Stick Topialyse Levres - Giải pháp đột phá dành riêng cho đôi môi khô nứt nẻ

Son dưỡng SVR Stick Topialyse Levres chứa công thức siêu đậm đặc với nồng độ cao các hoạt chất cùng khả năng dung nạp rất tốt như bơ hạt mỡ giàu các Axit béo, sáp ong, dầu Jojoba, tinh dầu hoa trà, tinh dầu Hướng dương, vitamin E, Omega 3-6-9 giúp:

● Dưỡng ẩm chuyên sâu giúp làm mềm dịu tức thì các tình trạng da môi khô căng, nứt nẻ.

● Cấp ẩm tối ưu, giữ gìn độ ẩm, ngăn ngừa sự mất nước của môi, giúp đôi môi được mềm mại suốt 8h mà không cần thoa lại.

● Cải thiện nhanh chóng đôi môi khô, nứt nẻ, bong tróc, trả lại cho bạn vẻ hồng hào, mềm mịn vốn có chỉ sau vài tuần sử dụng.

Son dưỡng SVR Stick Topialyse Levres - Giải pháp đột phá dành riêng cho đôi môi khô nứt nẻ

Cảm nhận sau khi dùng son dưỡng SVR Stick Topialyse Levres

● Môi được cấp ẩm, mềm mại tối ưu trong suốt 8h mà không cần thoa lại

● Môi sau khi dùng không còn khô nứt nẻ và son bảo vệ môi rất tốt

● Thành phần lành tính dịu nhẹ, không gây kích ứng, tác dụng phụ cho môi nhạy cảm, tổn thương nhất.

Xem chi tiết sản phẩm tại đây: //maihan.vn/svr/son-duong-cap-am-cho-moi-kho-nut-ne-svr-stick-topialyse-levres.html

2. Son dưỡng ẩm và bảo vệ môi A-Derma Lip Stick

Một đôi môi mềm mịn và căng mọng, được cấp ẩm và bảo vệ tuyệt đối là hoàn toàn có thể đạt được nếu bạn có Son dưỡng ẩm A-Derma Lip Stick trong tay.

Bảng thành phần tự nhiên lành tính của son dưỡng ẩm và bảo vệ môi A-DERMA Lip Stick

Chiết xuất yến mạch Rhealba: giúp tẩy sạch tế bào chết, nuôi dưỡng da khỏe mạnh cùng đặc tính kháng viêm mạnh mẽ giúp điều trị hiệu quả các triệu chứng da khô, ngứa, kích ứng…

Bơ hạt mỡ: dưỡng ẩm và khóa ẩm ở lớp biểu bì, từ đó cải thiện tình trạng khô và nứt nẻ môi.

Sáp ong: Tinh chất trong sáp ong có tác dụng làm dịu ngứa và giảm gây kích ứng, nuôi dưỡng, làm mềm các vùng da bị khô và nứt nẻ.

Chiết xuất dầu thầu dầu: giúp tăng cường hệ miễn dịch và nuôi dưỡng làn da trở nên khỏe mạnh.

Cảm nhận sau khi dùng son dưỡng ẩm và bảo vệ môi A-DERMA Lip Stick

● Cấp ẩm hiệu quả, giúp cải thiện tình trạng khô môi, nứt nẻ nhanh chóng.

● Thoa son dưỡng trước khi tô son khác giúp son lên màu chuẩn hơn và giữ màu lâu hơn.

● Khả năng làm dịu và mềm môi hiệu quả chỉ sau 4 tuần sử dụng.

● Sản phẩm rất phù hợp với những người bị khô môi do thường xuyên ngồi máy lạnh hoặc sinh sống ở vùng có thời tiết lạnh giá.

Hiện nay hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng được bán tràn lan trên thị trường. Việc mua phải hàng kém chất lượng, không những không hiệu quả khi sử dụng, mà chúng còn gây lên những hậu quả to lớn về mặt sức khỏe người tiêu dùng.

Mai Hân mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ và yêu thương đôi môi của mình nhiều hơn. Hãy kết hợp thật tốt các phương pháp cũng như chọn lựa son dưỡng môi phù hợp để môi khô, nứt nẻ không còn là nỗi lo nữa bạn nhé !

Thông tin liên hệ

Mai Hân mỹ phẩm - Dược mỹ phẩm chính hãng

Soi và tư vấn da chuẩn y khoa

Hotline: 1900 2059 - 090 177 9997

Website: //maihan.vn/

Địa chỉ:166 Nguyễn Văn Thương, P.25, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Cũng giống như làn da, môi được tạo thành từ ba lớp tế bào:

Lớp ngoài cùng là các tế bào chết (được gọi là lớp sừng), lớp biểu bì và phía dưới là lớp hạ bì.

Sự khác biệt chính là các lớp (đặc biệt là lớp sừng, tạo thành một hàng rào bảo vệ các lớp khác) mỏng hơn nhiều ở môi và do đó nó dễ tổn thương hơn.

Ngoài ra, đôi môi không có nang tóc hoặc tuyến dầu của riêng mình, thay vào đó, môi được cấp ẩm nhờ vào các tuyến dầu ở quanh môi.

Nguyên nhân gây nẻ môi

Do thời tiết khô lạnh

Thời tiết hanh khô và lạnh lẽo khiến đôi môi bị khô hoặc nứt nẻ. Da môi có rất ít sắc tố melamin nên môi ít được bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời. Môi lại không được những lớp mô dày che phủ, không có tuyến nhờn, nên dễ bị khô.

Ngoài lòng bàn tay và gan bàn chân, môi là nơi duy nhất trên cơ thể không có lông mọc. Do vậy, môi rất dễ bị tổn thương.

Môi khô nứt gây khó chịu và làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ.

Cơ thể thiếu nước:

Môi khô, nứt nẻ do thiếu nước. Nước có vai trò quan trọng trong việc đào thải độc tố đồng thời giữ ẩm cho da, tóc và môi. Do đó, nếu thiếu nước thì rất dễ dẫn đến tình trạng môi khô, nứt nẻ thường xuyên.

Do tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc trị bệnh cường tuyến giáp, tăng huyết áp, trị mụn isotretinoin... có tác dụng phụ làm khô môi, miệng. Ngoài ra, thừa vitamin A cũng có khiến môi khô nứt nẻ.

Dị ứng hóa chất:

Các thành phần hóa chất trong son môi, kem đánh răng, nước súc miệng có chứa flo, sodium lauryl sulphate hoặc nước bể bơi có chứa clo không tốt cho những người có cơ địa nhạy cảm, đặc biệt là có thể làm môi khô, nứt nẻ.

Thiếu vitamin C, B2:

Thiếu vitamin C gây viêm nướu lợi, chảy máu chân răng, khô môi, xuất hiện vết bầm tím quanh nang tóc và các khớp bị sưng, đau đớn. Thiếu vitamin B2 hay còn được gọi là riboflavin cũng là nguyên nhân khiến khô môi, nứt nẻ.

Liếm môi, bóc vẩy môi:

Khi cảm thấy đôi môi khô và nứt nẻ, phản xạ là bạn muốn liếm môi. Nhưng ngay sau khi liếm môi, lại cảm thấy khô môi hơn, vì vậy bạn lại liếm môi và cứ thế chu trình này khiến môi bị mất nước, vì nước bọt bay hơi, làm giảm độ ẩm của môi, gây khô môi.

Ngoài liếm môi, nhiều người thường dùng tay bóc các lớp môi khô. Tay thường là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn, bụi bẩn, khi dùng tay bóc các lớp biểu bì ở ngoài sẽ gây tổn thương môi, làm mất đi lớp da bảo vệ môi, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn xâm nhập. 

Không dừng lại ở đó, lớp biểu bì non vừa lột môi xong rất mong manh, do tác động khắc nghiệt có thể dẫn đến thâm môi, khô môi, làm bào mòn lớp biểu bì.

Do thở bằng miệng:

Do thói quen ngủ thở bằng miệng hoặc do bệnh lý làm nghẹt mũi buộc phải thở bằng miệng. Thở miệng làm cho không khí liên tục đi qua đôi môi của bạn và làm môi khô nhanh chóng. 

Những người ngáy hoặc mắc chứng ngưng thở khi ngủ thường thở miệng và thường xuyên thức dậy với đôi môi khô và nứt nẻ.

Do một số bệnh lý:

Bệnh tự miễn dịch có thể khiến đôi môi của bạn nhạy cảm với ánh nắng mặt trời và trở nên nứt nẻ. Bệnh tuyến giáp và vẩy nến, lupus ban đỏ, liken môi cũng có thể gây khô môi. Bệnh chốc mép, hay bệnh đái tháo đường có thể dẫn tới làn da xung quanh miệng bị khô.

Dầu dừa trị nẻ môi rất hiệu quả.

Cách xử trí khi nẻ môi

Bôi các loại kem, son làm mềm da, ẩm da:

Các loại em chứa vitamin E, vitamin A, uống đủ nước đặc biệt những người làm việc trong môi trường khô nóng, dùng điều hòa nhiệt độ hàng ngày.

Có thể bôi kem corticoid nhẹ như hydrocortison trong 1-2 tuần, sau đó bôi tacrolimus trong 1 tháng. Có thể tăng cường một đợt vitamin nhóm B, C... theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Bạn cũng có thể dùng các biện pháp đơn giản sau đây giúp trị khô nứt môi:

Dùng vitamin E:

Vitamin E dạng viên nang, dùng kim chọc một lỗ nhỏ, nặn ra rồi thoa lên môi trước khi đi ngủ (để qua đêm). Vitamin E có tác dụng chống lão hóa, giúp làm mềm và tăng độ đàn hồi cho môi.

Dầu dừa:

Dầu dừa chứa rất nhiều axit có lợi, đặc biệt còn rất giàu vitamin E và các chất chống oxy hóa.

Nó có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, chống các virus có hại, đồng thời còn dưỡng ẩm rất hiệu quả cho đôi môi. Bởi vậy, dầu dừa cũng được rất nhiều người sử dụng để trị môi khô nẻ, dưỡng môi…

Cách sử dụng dầu dừa để trị nẻ môi cũng rất đơn giản. Các bạn chỉ cần thoa trực tiếp lên môi trước khi đi ngủ, nó sẽ mang lại hiệu quả một cách nhanh chóng, giúp cải thiện tình trạng khô nẻ môi ngay trong sáng hôm sau. Cũng có thể thoa dầu dừa 2 – 3 lần mỗi ngày để có được đôi môi hồng căng mọng.

Mật ong:

Chỉ cần lấy 1 chút mật ong thoa môi trước khi đi ngủ 30 phút sau đó rửa lại với nước ấm hoặc đặt lên trên màng nilon để qua đêm càng tốt.

Nha đam:

Nổi tiếng dưỡng ẩm tốt, gel nha đam cũng là 1 trong những bí quyết trị khô môi hiệu quả và đơn giản. Không chỉ tăng cường độ ẩm, giúp làm lành các vết nứt gây đau trên môi một cách nhanh chóng mà chúng còn góp phần xóa tan sắc tố thâm sạm để môi hồng hào, căng mọng.

Cánh hoa hồng:

Rửa sạch những cánh hoa rồi ngâm trong sữa trong 2 giờ, nghiền nhuyễn rồi thoa lên môi khô từ 2 – 3 lần/ngày và mỗi tối trước khi đi ngủ.

Thiếu hụt vitamin A, B2, C sẽ khiến môi bị bong, nứt nẻ, chính vì thế bạn nên cung cấp cho cơ thể những loại vitamin trên bằng cách ăn thật nhiều trái cây, rau xanh.

PGS.TS Nguyễn Duy Hương - Tổng thư ký Hội Da Liễu Việt Nam

Phòng ngừa môi nứt nẻ

Không liếm môi hoặc bóc những mảng da bong tróc.

Cung cấp đủ nước cho cơ thể: Mỗi ngày nên cung cấp cho cơ thể 2 – 2,5 lít nước, mùa lạnh khiến chúng ta dễ ngại uống nước nhưng để cơ thể có đủ nước cho mọi quá trình hoạt động và giúp đôi môi được mềm mịn bạn đừng ngại uống nước.

Cung cấp những thức ăn giàu vitamin A, B2, C: Thiếu hụt vitamin A, B2, C sẽ khiến môi bị bong, nứt nẻ, chính vì thế bạn nên cung cấp cho cơ thể những loại vitamin trên bằng cách ăn thật nhiều trái cây, rau xanh, các loại củ quả có màu đỏ, các loại đậu xanh, đậu đen, các loại hạt và các sản phẩm sữa vào thực đơn hàng ngày để giúp đôi môi luôn căng mọng và luôn khỏe mạnh.

Nha đam cũng có tác dụng trị khô môi.

Khi đi ra ngoài vào thời tiết khô hanh và gió mùa thì bạn hãy đeo khẩu trang để tránh tác động xấu đến môi.

Không nên dùng son, mỹ phẩm khi môi bị nứt, có thể dùng son dưỡng hoặc vaselin bôi ngày nhiều lần.

Ưu tiên loại son có chứa vitamin E và thành phần chống nắng, thường có độ SPF 15. Hạn chế sử dụng loại son lỳ, son giữ màu lâu vì các loại son này thường có chứa một lượng nhỏ alcohol.

Chúng có thể hút hết lớp dầu trên môi để giúp màu son bám lâu hơn và đây chính là nguyên nhân khiến môi khô nẻ.

Khi đánh son, bạn không nên thoa son trực tiếp lên môi thay vào đó, bạn nên thoa một lớp dưỡng môi trước khi tô son khoảng 5-10 phút để lớp dưỡng có thời gian ngấm vào da và bảo vệ.

Thở bằng mũi: Thở bằng miệng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây khô môi trong khi thở bằng mũi lại là cách chữa khô môi rất hiệu quả và không hút thuốc lá.


Video liên quan

Chủ đề