Nồng độ cồn trong máu bao lâu thì hết

Ngay khi Luật phòng chống tác hại của rượu bia được đề xuất, nhiều ý kiến tỏ rõ sự đồng tình. Theo ghi nhận, trong tối 1 và 2/1/2020, khi lực lượng Cảnh Sát Giao Thông Hà Nội ra quân xử lý các trường hợp điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, nhiều tài xế đã tỏ ra bất ngờ, thậm chí có trường hợp bất hợp tác.

Cấm uống rượu bia khi tham gia giao thông đã được pháp luật quy định rõ. Tuy nhiên việc uống rượu bia từ sáng nhưng đến chiều hay từ tối đến sáng hôm sau vẫn còn nồng độ cồn trong hơi thở khiến nhiều tài xế băn khoăn. Để giải đáp cho những băn khoăn này chúng tôi xin mời quý vị và các bạn sẽ trở lại trong phần sau của chương trình.

Sau bao lâu lượng rượu âm tính trong máu, hay trong hơi thở?

Như tình huống vừa được đề cập cách đây ít phút, uống rượu bia từ sáng nhưng đến chiều hay từ tối đến sáng hôm sau vẫn còn nồng độ cồn trong hơi thở, điều này đồng nghĩa với việc người tham gia giao thông vẫn sẽ bị phạt theo Luật mới quy định

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, đến từ Trung tâm chống độc Bạch Mai sẽ lý giải cho chúng ta câu hỏi, sau bao lâu lượng rượu âm tính trong máu, hay trong hơi thở.

Nhiều người dân cho biết một số loại quả lên men như dứa, vải hoặc thuốc như siro, dung dịch sát trùng miệng cũng có thể có lượng ethanol trong đó. Về vấn đề này Bác sĩ Nguyên cũng chia sẻ người dân hoàn toàn yên tâm bởi nồng độ cồn trong các loại thực phẩm đều không cao và bay hơi sau một thời gian ngắn, nếu chúng ta không may ăn phải những đồ ăn, thức uống có ethanol thì ít nhất nên đợi 15-30 phút mới tham gia giao thông để tránh việc bị xử phạt oan.

Như vậy, có rất nhiều yếu tố tác động đến việc khiến cho nồng độ cồn âm tính trong máu, lượng rượu, nồng độ và cả thể trạng của tùy người.

Video liên quan

Chủ đề