Nội soi thanh quản bao nhiêu tiền

  • Tên khoa học: Nội soi thanh quản-hạ họng đánh giá và sinh thiết u

  • Tên thường gọi: Nội soi thanh quản ống mềm sinh thiết u gây tê

Mô tả sơ bộ kỹ thuật 

Thanh quản có vai trò quan trọng đối với việc thở, nói và nuốt. Các dây thanh quản khi rung sẽ tạo nên âm thanh (tiếng nói). Thanh quản có vai trò như 1 van điều tiết, mở ra để bơm không khí vào phổi. Khi nuốt, các dây thanh quản cùng rung đồng thời đóng nắp thanh môn ngăn không cho thức ăn rơi vào đường thở và phổi. Hạ họng là đoạn dưới của cổ họng, bao quanh thanh quản. Cổ họng là 1 ống dài khoảng 10-12cm từ dưới mũi đến ngang thanh quản, nối từ khoang miệng đến thực quản (ống đưa thức ăn vào dạ dày). 

Nội soi thanh quản - hạ họng là kỹ thuật đưa ống soi cứng hoặc mềm vào thanh khí và phế quản để thăm khám chẩn đoán và làm các thủ thuật. Trong quá trình này có lấy các mảnh thanh quản, hạ họng bằng kìm sinh thiết để làm xét nghiệm mô bệnh học.

Bài viết được viết bởi ThS, BS. Nguyễn Vĩnh Toàn, Khoa Liên Chuyên Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Nội soi thanh quản là phương pháp chẩn đoán hình ảnh được sử dụng phổ biến khi bệnh nhân có triệu chứng ho, đau họng, xác định dị vật... Có 3 hình thức nội soi thanh quản: trực tiếp, gián tiếp, ống mềm. Vậy quy trình thực hiện nội soi như thế nào? Có gây ra biến chứng gì không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp chẩn đoán hình ảnh này.

Nội soi thanh quản là phương pháp thăm khám mà trong đó, bác sĩ sẽ sử dụng một thiết bị nhỏ để đưa vào cổ họng của bạn nhằm mục đích đánh giá họng, thanh quản và các cấu trúc liên quan khác.

Phương pháp này thường được chỉ định khi bạn có một vài triệu chứng như ho hoặc đau họng, nhằm mục đích tìm hoặc có thể lấy đi những dị vật bị mắc ở trong đó hoặc nhằm mục đích sinh thiết.

  • Khi bác sĩ cần đánh giá kỹ hơn những bất thường liên quan đến họng với các triệu chứng như đau họng, ho, khàn tiếng hoặc hơi thở hôi;
  • Khi bị hóc xương hoặc mắc dị vật ở họng;
  • Khi bạn thấy khó thở;
  • Khi bạn bị đau tai;
  • Ngoài ra bác sĩ cũng có thể dùng nội soi để thăm khám và phát hiện sớm ung thư;
  • Mục đích bấm sinh thiết.

Bạn cảm thấy khó thở cần nội soi thanh quản để bác sĩ đánh giá kỹ hơn những bất thường liên quan đến họng

  • Soi thanh quản gián tiếp: Đây là loại đơn giản nhất. Bác sĩ sẽ dùng một cái gương nhỏ và đèn đeo trán để nhìn vào họng của bạn. Đây là một cái gương có cán dài, giống như loại mà bác sĩ nha khoa hay dùng và đặt vào vị trí cuống họng. Khi đó, bác sĩ sẽ chiếu đèn qua miệng của bạn và nhìn qua gương này. Việc thăm khám như vậy có thể kéo dài từ 5 – 10 phút. Bạn sẽ được yêu cầu ngồi trên ghế khám. Bác sĩ có thể xịt một chút thuốc tê vào họng của bạn để hạn chế phản xạ buồn nôn.
  • Soi thanh quản trực tiếp ống cứng: Đây là phương pháp thường được sử dụng nhất trong thăm khám tai mũi họng. Bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi đưa qua miệng xuống họng. Quá trình nội soi thanh quản ống cứng có thể kéo dài từ 10 – 15 phút.
  • Soi thanh quản ống mềm: Khi thăm khám bằng phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng một ống soi nhỏ đưa qua mũi và xuống họng. Thời gian thăm khám khoảng 10 phút. Bạn sẽ được xịt thuốc tê vào trong mũi, đôi khi cả thuốc co mạch để mở rộng mũi. Trong quá trình khám này, bạn cũng vẫn có thể có phản xạ buồn nôn.

Soi thanh quản ít khi xảy ra biến chứng, tuy nhiên vẫn có những nguy cơ nhất định. Một vài nguy cơ bao gồm:

  • Đau hoặc sưng ở vùng miệng, lưỡi hoặc cổ họng;
  • Chảy máu mũi hoặc miệng;
  • Khàn tiếng;
  • Buồn nôn, nôn;
  • Nhiễm trùng.

Nếu bạn được chỉ định dùng thuốc gây mê hoặc gây tê, bạn có thể cảm thấy buồn nôn hoặc là buồn ngủ sau đó. Bạn có thể cảm thấy khô miệng hoặc đau họng. Đây là những biểu hiện rất thường gặp của thuốc tê.

Nhưng nếu sau khi hoàn thành thực hiện soi thanh quản mà bạn vẫn cảm thấy đau, sốt, ho hoặc nôn máu, có vấn đề về nuốt hoặc thở, hoặc đau ngực. Khi đó bạn cần đến gặp lại bác sĩ ngay.

Trong quá trình soi thanh quản có nguy cơ bị chảy máu mũi

Để kết quả chẩn đoán được chính xác, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín, có trang thiết bị hiện đại để khám. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở y tế chất lượng cao tại Việt Nam với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, chuyên sâu trong nước và nước ngoài, giàu kinh nghiệm.

Hệ thống thiết bị y tế hiện đại, tối tân, sở hữu nhiều máy móc tốt nhất trên thế giới giúp phát hiện ra nhiều căn bệnh khó, nguy hiểm trong thời gian ngắn, hỗ trợ việc chẩn đoán, điều trị của bác sĩ hiệu quả nhất. Không gian bệnh viện được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao, mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Nội soi thanh quản có thể nói là phương pháp tối ưu giúp chẩn đoán và phát hiện các bệnh lý ở thanh quản. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại không biết nội soi thanh quản có đau không và có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thông tin cụ thể, cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Nội soi thanh quản là gì?

Nội soi thanh quản là phương pháp thăm khám trực tiếp hệ thống mũi, họng, thanh quản nhờ đưa một ống soi mềm, rất nhỏ qua mũi vào họng rồi đến thanh quản. Nhờ hình ảnh trên máy soi, bác sĩ có thể phát hiện được các bất thường ở mũi, họng, thanh quản, hai dây thanh. Qua dữ liệu thu thập được, bác sĩ có thể chẩn đoán cũng như tư vấn phương pháp điều trị thích hợp…

Hiện nay, nội soi thanh quản được chia thành 3 hình thức: 

– Nội soi gián tiếp: Đây có thể nói là loại đơn giản nhất, lâu đời nhất. Bác sĩ sẽ sử dụng gương cán dài đặt vào trong cuống họng để thực hiện quan sát qua gương và đèn. 

– Nội soi ống cứng: Bác sĩ sử dụng ống nội soi cứng đặt xuống họng qua miệng. 

– Nội soi ống mềm: Bác sĩ sử dụng ống mềm luồn qua mũi để xuống họng người bệnh.

Nội soi thanh quản là kỹ thuật y khoa đưa ống soi vào phế quản hoặc thanh khí

2. Trường hợp nào được chỉ định nội soi thanh quản?

Nội soi thanh quản sẽ được chỉ định trong những trường hợp dưới đây: 

– Xuất hiện dị vật ở đường thở hoặc bị hóc xương. 

– Bệnh nhân thường xuyên bị khó thở, ho, khàn tiếng, hơi thở có mùi hôi, đau tai không rõ lý do hoặc ho ra máu.

– Mắc các bệnh liên quan đến phế quản chẳng hạn như dãn, u, nấm phế quản, viêm phế quản mủ,… 

– Người có nhu cầu thực hiện phẫu thuật cắt u xơ, polyp dây thanh quản cần nội soi trước khi phẫu thuật. 

– Có mục đích sinh thiết tế bào để làm xét nghiệm mô bệnh học. 

Ngoài ra, bệnh nhân cần lưu ý những người đang bị suy tim, lao phổi thì không thực hiện nội soi. Cùng với đó, kỹ thuật nội soi ống cứng sẽ chống chỉ định với những người bị giãn quai động mạch chủ.

3. Nội soi thanh quản có đau không?

Nếu như bạn đang lo ngại vấn đề nội soi thanh quản có đau không thì có thể hoàn toàn yên tâm bởi phương pháp này hầu như không gây đau nhức.

Thông thường, trước khi tiến hành, bác sĩ sẽ phải tiêm thuốc giảm tiết nước bọt cũng như giảm hô cho bệnh nhân, tiếp đó là xịt thuốc tê xịt vào họng. Nhờ có thuốc tê, quá trình thực hiện nội soi sẽ không có cảm giác đau đớn. Ngoài ra, nếu bạn lựa chọn cơ sở thực hiện tin cậy, chất lượng với trang thiết bị hay phương pháp nội soi hiện đại thì quá trình nội soi cũng sẽ diễn ra nhẹ nhàng, nhanh chóng hơn rất nhiều.

4. Lưu ý quan trọng khi nội soi thanh quản

Tuy rất ít bệnh nhân xuất hiện biến chứng sau khi nội soi dây thanh quản, tuy nhiên vẫn có một vài trường hợp bệnh nhân gặp nguy cơ không đáng kể trong và sau quá trình thực hiện nội soi như: 

– Đau, sưng ở cổ họng, lưỡi và miệng. 

– Một số trường hợp bệnh nhân nhạy cảm có thể bị chảy máu mũi, miệng. 

– Nguy cơ ảnh hưởng đến giọng nói, bị khàn tiếng

Đặc biệt cần lưu ý, với những trường hợp bệnh nhân cảm thấy đau cổ họng dữ dội, ho nhiều, ho ra máu thì cần gặp bác sĩ chuyên khoa để điều trị kịp thời. 

Với thắc mắc nội soi thanh quản có đau không, bạn có thể hoàn toàn yên tâm nếu lựa chọn cơ sở tin cậy. Tuy nhiên, cần lưu ý, sau khi thực hiện nội soi, số ít bệnh nhân nhạy cảm có thể xuất hiện triệu chứng chảy máu mũi, miệng.

Do đó, để đảm bảo quá trình nội soi diễn ra hiệu quả, an toàn, bệnh nhân cần thực hiện một số lưu ý sau theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa:

– Không nên ăn uống, để bụng rỗng khoảng 8 tiếng trước khi tiến hành nội soi. 

– Dừng sử dụng những loại thuốc điều trị khác trong 5-7 ngày trước khi nội soi để đảm bảo kết quả

– Thực hiện một số xét nghiệm khác theo yêu cầu của bác sĩ nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường

Nội soi thanh quản tại Thu Cúc diễn ra nhẹ nhàng, nhanh chóng, và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân

Hi vọng bài viết dưới đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Nội soi thanh quản có đau không?”. Chuyên khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc hiện đang áp dụng phương pháp nội soi thanh quản bằng ống kích thước nhỏ được thực hiện trực tiếp bởi các bác sĩ giỏi chuyên môn giàu kinh nghiệm. Cùng với đó là “sự trợ giúp đắc lực” của hệ thống thiết bị hiện đại giúp cho các bác sĩ có thể “vươn cánh tay dài” về kỹ thuật. Thực hiện nội soi thanh quản tại Thu Cúc, khác h hàng có thể yên tâm tuyệt đối bởi quá trình thực hiện sẽ diễn ra nhanh chóng, nhẹ nhàng, không đau, không để lại ảnh hưởng thanh quản.

Tại sao nhiều khách hàng lựa chọn nội soi thanh quản tại Thu Cúc?

– Đường kính ống soi chỉ 3mm, vô cùng nhỏ, dễ uốn cong nên phù hợp với mọi đối tượng đặc biệt là trẻ em. 

– Độ gập góc của ống soi có thể điều chỉnh được lên 130 độ, dễ dàng luồn vào từng ngóc ngách, vị trí trong vòm họng. Từ đó, bác sĩ chẩn đoán nhanh và chính xác tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. 

– Hình ảnh nội soi rõ nét, chi tiết nhờ vào công nghệ ánh sáng dải tần hẹp NBI, con chip ở đầu ống soi có độ phân giải cao. Việc này hỗ trợ tối đa trong việc phát hiện sớm các bệnh ung thư khu vực tai mũi họng. 

Video liên quan

Chủ đề