Nội dung bài tập đọc tà áo dài việt nam năm 2024

Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo lối mớ ba, mớ bảy, tức là mặc nhiều áo cánh lồng vào nhau. Tuy nhiên, với phong cách tế nhị, kín đáo, người phụ nữ Việt thường mặc chiếc áo dài thẫm màu bên ngoài, lấp ló bên trong mới là các lớp áo cánh nhiều màu (vàng mỡ gà, vàng chanh, hồng cánh sen, hồng đào, xanh hồ thủy, …)

Từ đầu thế kỉ XIX đến sau năm 1945, ở một số vùng, người ta mặc áo dài kể cả khi lao động nặng nhọc. Áo dài phụ nữ có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân. Phổ biến hơn là áo tứ thân, được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền ở giữa sống lưng. Đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. Áo năm thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải, thành ra rộng gấp đôi vạt phải.

Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo tân thời. Chiếc áo tân thời là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách phương Tây hiện đại, trẻ trung.

Áo dài trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam. Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn.

Theo TRẦN NGỌC THÊM

Nội dung bài tập đọc tà áo dài việt nam năm 2024

Nội dung chính Tà áo dài Việt Nam

Bài đọc nói về lịch sử ra đời của chiếc áo dài. Phụ nữ Việt Nam từ xưa đã ý tứ, dịu dàng, kín đáo khi mặc áo dài bên ngoài những chiếc áo mớ ba mớ bảy. Dần dần, áo dài cách tân thành áo tứ thân, rồi thành áo dài tân thời bây giờ. Chiếc áo dài tôn lên vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam cả về ngoại hình lẫn tâm hồn.

Bố cục bài Tà áo dài Việt Nam

Có thể chia bài đọc thành 4 đoạn:

Đoạn 1: Từ đầu đến xanh hồ thủy,…

Đoạn 2: Từ Từ đầu thế kỉ XIX đến đôi vạt phải

Đoạn 3: Từ Từ những năm 30 đến trẻ trung

Đoạn 4: Phần còn lại

Câu 1 (trang 123 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Chiếc áo dài có vai trò thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa ?

Trả lời:

Trong trang phục của phụ nữ Việt Nam, chiếc áo dài đóng vai trò quan trọng, thân thuộc. Phụ nữ Việt Nam xưa nay mặc áo dài thẫm màu phủ ra bên ngoài, những lớp áo cánh nhiều màu bên trong. Trang phục nhự vậy, chiếc áo dài làm cho phụ nữ ta thêm dịu dàng, kín đáo.

Câu 2 (trang 123 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Chiếc áo dài tân thời có gì khác so với chiếc áo dài cổ truyền ?

Trả lời:

Chiếc áo dài tân thời vừa giữ được phong cách dịu hiền, kín đáo cùa áo dài cổ truyền vừa mang phong cách hiện đại phương Tây.

Áo dài cổ truyền có hai loại: áo tứ thân và áo năm màu. Áo tứ thân là loại áo được may từ bốn mảnh vải, hai mành sau ghép liền giữa sống lưng, đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. Áo năm thân cũng giống như áo tứ thân nhưng vạt trước bên trái may ghép từ hai thân vải, nên rộng gấp đôi vạt vải.

Chiếc áo dài tân thời là chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến chỉ gồm hai thân vải phía trước và phía sau.

Câu 3 (trang 123 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam ?

Trả lời:

Áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam vì nó thể hiện được phong cách tế nhị, kín đáo của người phụ nữ Việt Nam.

Câu 4 (trang 123 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ trong tà áo dài ?

Trả lời:

Em cảm thấy khi mặc áo dài người phụ nữ như đẹp ra, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn.

Nội dung: Sự hình thành chiếc áo dài tân thời từ chiếc áo dài cổ truyền, vẻ đẹp kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách hiện đại phương Tây của tà áo dài Việt Nam, vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài.

Sau bài soạn này, chúng ta sẽ chuyển sang phần soạn bài Tập làm văn: Ôn tập về tả con vật, mời các em đồng hành cùng chúng tôi.

Bổ sung kiến thức cho bài học trước, các bạn hãy khám phá thêm về phần Soạn bài Mở rộng từ vựng: Bảo vệ môi trường để sẵn sàng cho buổi học sắp tới.

Đào sâu vào nội dung chi tiết của Tập làm văn: Cấu trúc bài văn tả người để nâng cao kỹ năng Tiếng Việt lớp 5 của mình.

Không chỉ là một bài học, Soạn bài Thầy thuốc như mẹ hiền, tập đọc là một trải nghiệm quan trọng trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 mà các em cần đặc biệt chú ý.

Ngoài những kiến thức đã học, hãy chuẩn bị cho bài học tiếp theo với phần Soạn bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo, tập đọc để củng cố vững về kiến thức Tiếng Việt lớp 5 của bạn.

Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Mytour với mục đích chăm sóc và tăng trải nghiệm khách hàng.

Giải câu 1, 2, 3 Chính tả bài Tà áo dài Việt Nam trang 128 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Câu 3. Viết lại tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương được in nghiêng dưới đây cho đúng :

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Nghe - viết: Tà áo dài Việt Nam (từ Áo dài phụ nữ... đến chiếc áo dài tân thời.)

Tà áo dài Việt Nam

Áo dài phụ nữ có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân. Phổ biến hơn là áo tứ thân, được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền ở giữa sống lưng. Đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. Áo năm thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải, thành ra rộng gấp đôi vạt vải.

Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời.

Lời giải chi tiết:

Chú ý:

- Viết đúng chính tả bài Tà áo dài Việt Nam.

- Chú ý các dấu câu, cách viết các chữ số (30, XX), những chữ các em hay viết sai chính tả.

Quảng cáo

Nội dung bài tập đọc tà áo dài việt nam năm 2024

Câu 2

Xếp tên các huy chương, danh hiệu và giải thưởng nêu trong ngoặc đơn vào dòng thích hợp. Viết lại các tên ấy cho đúng :

  1. Giải thưởng trong các kì thi văn hoá, văn nghệ, thể thao :

- Giải nhất

- Giải nhì

- Giải ba

  1. Danh hiệu dành cho các nghệ sĩ tài năng :

- Danh hiệu cao quý nhất

- Danh hiệu cao quý

  1. Danh hiệu dành cho cầu thủ, thủ môn bóng đá xuất sắc hằng năm :

- Cầu thủ, thủ môn xuất sắc nhất

- Cầu thủ, thủ môn xuất sắc

(nghệ sĩ nhân dân, huy chương vàng, quả bóng bạc, huy chương bạc, nghệ sĩ ưu tú, quả bóng vàng, đôi giày vàng, huy chương đồng, đôi giày bạc)

Phương pháp giải:

Con đọc kĩ và xếp vào từng nhóm cho phù hợp.

Lời giải chi tiết:

  1. Giải thưởng trong các kì thi văn hóa, văn nghệ, thể thao.

- Giải nhất: Huy chương Vàng

- Giải nhì: Huy chương Bạc

- Giải ba: Huy chương Đồng

  1. Danh hiệu dành cho các nghệ sĩ tài năng.

- Danh hiệu cao quý nhất: Nghệ sĩ Nhân dân

- Danh hiệu cao quý: Nghệ sĩ ưu tú

  1. Danh hiệu dành cho cầu thủ, thủ môn bóng đá xuất sắc hàng năm.

- Cầu thủ, thủ môn xuất sắc nhất: Đôi giày Vàng, Quả bóng Vàng.

- Cầu thủ, thủ môn xuất sắc: Đôi giày Bạc, Quả bóng Bạc

Câu 3

Viết lại tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương được in nghiêng dưới đây cho đúng :

  1. Để tôn vinh các nhà giáo, những người có công với thế hệ trẻ, Nhà nước đã dành cho họ những phần thưởng tinh thần cao quý : các danh hiệu Nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục, Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam.
  1. Đặng Ngọc Dương là học sinh khối chuyên Vật lí trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội). Năm học lớp 11, em đoạt huy chương đồng Toán quốc tế. Năm học lớp 12, trong kì thi quốc gia môn Vật lí, em đoạt giải ba. Nhưng ngay sau đó, tại kì thi Vật lí quốc tế, một mình em đoạt cả giải nhất tuyệt đối, huy chương vàng và giải nhất về thực nghiệm.

Phương pháp giải:

Con đọc kĩ rồi hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

  1. Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục, Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam.
  1. Huy chương Đồng, Giải nhất tuyệt đối.

Huy chương Vàng, Giải nhất về thực nghiệm.

  • Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Nam và nữ trang 129 SGK Tiếng Việt 5 tập 2 Giải câu 1, 2, 3 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Nam và nữ trang 129 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Câu 1. Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng : anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. a) Hãy giải thích các từ nói trên
  • Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia trang 129 SGK Tiếng Việt 5 tập 2 Giải bài tập Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia trang 129 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Đề bài: Kể về một việc làm tốt của bạn em.
  • Soạn bài Bầm ơi trang 130 SGK Tiếng Việt 5 tập 2 Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 bài Bầm ơi trang 130 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Câu 2. Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng
  • Tập làm văn: Ôn tập về tả cảnh trang 131 SGK Tiếng Việt 5 tập 2 Giải câu 1, 2 Tập làm văn: Ôn tập về tả cảnh trang 131 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Câu 1. Liệt kê những bài văn tả cảnh mà em đã học trong học kì I Tiếng Việt 5. Trình bày dàn ý của một trong các bài văn đó. Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy) trang 133 SGK Tiếng Việt 5 tập 2

Giải câu 1, 2 Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy) trang 133 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Câu 1. Nêu tác dụng của các dấu phẩy được dùng trong các đoạn văn dưới đây :

Ý nghĩa của bài tà áo dài Việt Nam là gì?

Tà áo dài là biểu tượng của sự dịu dàng, thướt tha, và làm nổi bật vẻ đẹp tự nhiên của người Việt Nam. Nó mang trong nó vẻ đẹp truyền thống, văn hoá sâu sắc của đất nước, khiến mỗi người phụ nữ trở nên quyến rũ và duyên dáng khi khoác lên.

Tà áo dài Việt Nam tuần bao nhiêu?

NDO - Hướng đến kỷ niệm 113 năm Ngày quốc tế phụ nữ (8/3/1910-8/3/2023), Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phát động “Tuần lễ Áo dài” trên toàn quốc. Phụ nữ Thủ đô duyên dáng trong tà áo dài. Theo đó, “Tuần lễ Áo dài” diễn ra từ ngày 1 đến ngày 8/3 trên phạm vi toàn quốc.

Chiếc áo dài có vai trò như thế nào trọng trang phục của người phụ nữ Việt Nam?

Chiếc áo dài làm tô thêm nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, nét duyên dáng của người phụ nữ Á đông. Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mỹ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn có đức hy sinh.

Chiếc áo dài có vai trò như thế nào?

Áo dài được xem là biểu tượng văn hóa gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam. Trải qua nhiều thời gian thăng trầm và phát triển, chiếc áo dài Việt Nam không ngừng thay đổi nhưng vẫn giữ được nét truyền thống. Khơi dậy niềm tự hào và góp phần tôn lên vẻ đẹp thanh lịch, dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam.