Nợ công việt nam 2023

Bộ Tài chính đã có Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về Chương trình quản lý nợ công 3 năm giai đoạn 2022-2024 và kế hoạch vay, trả nợ công năm 2022.

Theo đó, với mức tăng bội chi ngân sách Nhà nước tối đa 240.000 tỷ đồng trong hai năm 2022 và 2023, nhiệm vụ huy động vốn vay của Chính phủ giai đoạn 2020-2024 tối đa là khoảng hơn 2 triệu tỷ đồng.

Trong đó, vay để bù đắp bội chi ngân sách Trung ương khoảng 1,3 triệu tỷ đồng; vay để trả nợ gốc của Chính phủ khoảng 612.000 tỷ đồng; vay về cho UBND cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp vay lại từ vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài khoảng 117.000 tỷ đồng.

Riêng năm 2022, nhiệm vụ huy động vốn vay của Chính phủ tối đa là 673.546 tỷ đồng, bao gồm: vay bù đắp bội chi ngân sách Trung ương là 450.000 tỷ đồng và vay để trả nợ gốc của ngân sách Trung ương là 196.149 tỷ đồng (bằng dự toán được Quốc hội phê duyệt); huy động vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ cho vay lại khoảng 26.697 tỷ đồng.

Dự kiến các nguồn vay bổ sung trong giai đoạn này chủ yếu từ phát hành trái phiếu Chính phủ, vay ODA, ưu đãi nước ngoài theo hình thức hỗ trợ cân đối ngân sách và các nguồn tài chính hợp pháp khác.

Về nghĩa vụ trả nợ Chính phủ, Bộ Tài chính cho biết, dự kiến tổng trả nợ của Chính phủ giai đoạn 2022-2024 là khoảng 1,19 triệu tỷ đồng, trong đó trả nợ trực tiếp khoảng 1,04 triệu tỷ đồng, trả nợ các khoản vay về cho vay lại khoảng 146.000 tỷ đồng.

Trường hợp thị trường vốn biến động bất lợi, Chính phủ phải tăng lãi suất vay hoặc huy động công cụ nợ kỳ hạn dưới 5 năm để đáp ứng nhiệm vụ vay cho Kế hoạch tài chính Quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025 và cho chương trình, nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ sẽ điều chỉnh tăng tương ứng.

Kết hợp với việc áp dụng các chính sách miễn, giảm thuế để thực hiện chương trình, Bộ Tài chính nhìn nhận chỉ tiêu nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách giai đoạn này có thể có năm tiến sát 25%. Trường hợp có biến động, rủi ro lớn, Bộ Tài chính sẽ báo cáo Chính phủ để kịp thời báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.

Với phương án tăng bội chi ngân sách Nhà nước tối đa 240.000 tỷ đồng trong 2 năm 2022-2023 để thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, dự kiến đến năm 2024 nợ công khoảng 46-47% GDP, nợ Chính phủ khoảng 44-45% GDP; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách Nhà nước khoảng 24-25%.

Kết hợp với việc áp dụng chính sách miễn, giảm thuế, chỉ tiêu nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách Nhà nước giai đoạn này có thể có năm vượt 25%, nhưng Bộ Tài chính cho biết sẽ phấn đấu để bình quân cả giai đoạn 2021-2025 vẫn trong giới hạn 25%.

Hiện tại, xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương trên thế giới đang diễn ra. Gần nhất, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định nâng lãi suất cơ bản lần đầu tiên trong vòng hơn 3 năm qua. Biểu đồ khảo sát của Fed cũng cho thấy có ít nhất thêm 6 lần tăng lãi suất trong năm nay.

Theo TS. Cấn Văn Lực, Việt Nam chưa chịu tác động nhiều do mức tăng lãi suất của Fed không lớn (0,25 điểm phần trăm) và đã được tiên lượng trước.

Tuy nhiên, ông Lực cũng lưu ý, từ quý 4/2022, việc Fed tăng lãi suất sẽ có những tác động rõ nét hơn đến kinh tế Việt Nam. Trong đó, USD lên giá sẽ tạo sức ép lên tỷ giá USD/VND, điều này kéo theo chi phí vay vốn mới và nghĩa vụ trả nợ bằng đồng USD tăng.

Vì vậy, vị chuyên gia này cho rằng, Chính phủ cần theo dõi, đánh giá nghĩa vụ nợ nước ngoài khi Fed tăng lãi suất. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước phải tiếp tục điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối chủ động, linh hoạt nhằm ổn định tỷ giá, góp phần kiểm soát lạm phát.

Đó là con số dự báo do Bộ Tài chính đưa ra tại báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội thông qua dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2021 và định hướng kế hoạch tài chính – NSNN 03 năm 2021-2023.

Nợ công việt nam 2023

Ảnh minh họa: nguồn internet.

Năm 2021 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, năm đầu triển khai Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Với dự báo tình hình kinh tế thế giới và trong nước, cùng các yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu NSNN năm 2021được xác định là: Huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước để ổn định vĩ mô, thúc đẩy phục hồi kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh - quốc phòng theo định hướng của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; thực hiện cơ cấu lại NSNN gắn với việc sắp xếp tổ chức lại bộ máy, tinh giản biên chế, đổi mới khu vực sự nghiệp công lập; tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, triệt để tiết kiệm chi NSNN.

Trên cơ sở đánh giá khả năng thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2020, dự kiến tình hình năm 2021, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội thông qua dự toán NSNN năm 2021 và định hướng kế hoạch tài chính – NSNN 03 năm 2021-2023.

Dự toán NSNN năm 2021

Bộ Tài chính dự báo năm 2021 dự toán là 1.343,33 nghìn tỷ đồng, đạt tỷ lệ huy động vào NSNN khoảng 15,5% GDP. Trong đó, cơ cấu thu tiếp tục xu hướng chuyển dịch tích cực, với tỷ trọng thu nội địa chiếm 84,4%, thu dầu thô chiếm 1,7% và thu cân đối xuất nhập khẩu chiếm 13,3%.

Trong bối cảnh dự kiến thu NSNN còn khó khăn do tình hình sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp cần thời gian phục hồi do tác động của đại dịch Covid-19, dự toán chi là 1.687 nghìn tỷ đồng, thấp hơn 60,1 nghìn tỷ đồng so với dự toán năm 2020. Trong đó: chi đầu tư phát triển là 477,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 28,3% tổng chi NSNN; chi trả nợ lãi, viện trợ, dự trữ quốc gia là 112,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 6,7% tổng chi NSNN; chi thường xuyên là 1.036,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 61,4% tổng chi NSNN.

Mức dự toán trên đã bảo đảm ưu tiên bố trí chi đầu tư phát triển ở mức hợp lý, cao hơn mức bố trí dự toán năm 2020 cả về tỷ trọng và số tuyệt đối, trong điều kiện cân đối NSNN khó khăn hơn. Dự toán bố trí cho các bộ, địa phương triệt để tiết kiệm, quán triệt yêu cầu sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao tự chủ tài chính đơn vị sự nghiệp công và chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương từ NSNN.

Về bội chi, dự toán là 343,67 nghìn tỷ đồng, tăng 108,87 nghìn tỷ đồng so với dự toán năm 2020, bằng khoảng 4%GDP. Tổng nhu cầu huy động của Chính phủ (chưa bao gồm vay về cho vay lại) khoảng 580 nghìn tỷ đồng. Dự kiến đến cuối năm 2021, nợ công bằng khoảng 46,1%GDP.

Kế hoạch tài chính - NSNN giai đoạn 2021-2023

Theo Bộ Tài chính phấn đấu thu khoảng 4,33 triệu tỷ đồng; đạt tỷ lệ huy động thu vào NSNN bình quân khoảng 15,5%GDP. Tiếp tục cơ cấu lại thu NSNN, tăng tỷ trọng thu nội địa đến năm 2023 khoảng 85-86% tổng thu NSNN.

Dự kiến tổng chi khoảng 5,4 triệu tỷ đồng. Bội chi NSNN bình quân khoảng 3,8%GDP. Nợ công đến năm 2023 khoảng 48,1%GDP.

Tuy nhiên, tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 đã và đang tạo ra những thách thức đối với Kế hoạch NSNN trung hạn 3 năm 2021-2023 trong việc bảo đảm lộ trình thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh chuẩn trợ cấp xã hội, chuẩn nghèo,...

Để hoàn thành các nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2021, ngành Tài chính cần tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, đồng thời tập trung giải quyết những khó khăn, thách thức, với một số giải pháp trọng tâm là:

Thứ nhất, về thu ngân sách nhà nước, tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế chính sách thu, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, minh bạch, công bằng; xem xét tiếp tục thực hiện các chính sách miễn, giảm, giãn về thuế, phí, lệ phí để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19; đồng thời, tăng cường công tác quản lý thu, chống thất thu, bảo đảm thu đúng, đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào ngân sách nhà nước; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, chuyển giá, trốn, lậu thuế, gian lận thuế, lợi dụng chính sách hoàn thuế.

Thứ hai, về chi ngân sách nhà nước, quản lý chặt chẽ các khoản chi ngay từ khâu lập dự toán, đến tổ chức thực hiện; thực hiện triệt để tiết kiệm các khoản chi chưa thực sự cấp thiết, giảm tối đa kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, công tác phí trong và ngoài nước, kinh phí mua sắm trang thiết bị đắt tiền; ưu tiên dành nguồn thực hiện các chính sách an sinh xã hội, đảm bảo các nhiệm vụ về an ninh - quốc phòng, các dịch vụ quan trọng thiết yếu.

Rà soát các vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là các công trình trọng điểm quốc gia, có sức lan tỏa lớn, có tính kết nối, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội liên vùng. Việc xây dựng, phân bổ và giao kế hoạch vốn phù hợp với khả năng thực hiện của từng nguồn vốn, từng dự án cùng từng bộ, địa phương. Quản lý chặt chẽ, tránh thất thoát, lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu tư công.

Thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính – ngân sách nhà nước, tăng cường kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách, nhất là trong các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, lãng phí. Rà soát, quản lý chặt chẽ các khoản chi chuyển nguồn, chỉ thực hiện chuyển nguồn theo đúng quy định của pháp luật.

Thứ ba, quản lý, kiểm soát chặt chẽ nợ công, tiếp tục cơ cấu lại các khoản vay của ngân sách nhà nước nhằm giảm thiểu các rủi ro về kỳ hạn nợ, rủi ro tái cấp vốn, thanh khoản, tỷ giá, lãi suất, tín dụng; hạn chế tối đa cấp bảo lãnh Chính phủ; giám sát chặt chẽ việc cho vay, sử dụng vốn của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, tập trung cho các công trình, dự án trọng điểm, thực sự có hiệu quả, đảm bảo khả năng cân đối nguồn trả nợ.

Thứ tư, tiếp tục hoàn thiện thể chế, khung pháp lý về sắp xếp, cơ cấu lại, cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, quản lý và sử dụng nguồn thu từ thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp; rà soát, đẩy nhanh kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán, không để xảy ra thất thoát vốn, tài sản nhà nước trong quá trình sắp xếp, cổ phần hóa, quản lý và sử dụng vốn nhà nước.

Thứ năm, hoàn thiện các quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; hoàn thành công tác quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập; hoàn thiện danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, các định mức kinh tế - kỹ thuật,...làm cơ sở xác định và đẩy nhanh lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ sự nghiệp công phù hợp, gắn với yêu cầu nâng cao khả năng tự chủ, tăng cường chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập và cơ chế hỗ trợ đảm bảo các đối tượng nghèo, chính sách có điều kiện tiếp cận các dịch vụ công cơ bản. Tăng cường cơ chế giao dự toán kinh phí cung cấp sản phẩm, dịch vụ công theo phương thức đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ. Có lộ trình đẩy mạnh cơ chế đấu thầu, đặt hàng phù hợp với lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ sự nghiệp công và khả năng cân đối ngân sách nhà nước.

Thứ sáu, tăng cường quản lý, sắp xếp, khai thác và sử dụng có hiệu quả tài sản công trên cơ sở tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách, tạo hành lang pháp lý đầy đủ và đảm bảo tính đồng bộ với các văn bản pháp luật có liên quan trong quản lý, giám sát, khai thác và sử dụng tài sản công.

Thứ bảy, đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy, cải cách thủ tục và hiện đại hoá công nghệ, nhất là trong các lĩnh vực có quan hệ với người dân và doanh nghiệp như thuế, hải quan, kho bạc nhà nước, quản lý bảo hiểm, góp phần cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước,. Tăng cường tính công khai, minh bạch, đảm bảo sự giám sát của xã hội trong lĩnh vực tài chính - ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

Thứ tám, thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính - ngân sách nhà nước, tăng cường kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách nhà nước; triệt để quán triệt quan điểm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.