- những người làm dịch vụ có thu nhập thấp

Cường Ngô   -   Thứ ba, 19/04/2022 15:19 (GMT+7)

Thu thuế hộ kinh doanh chưa hợp lý

Theo quy định hiện hành, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên sẽ nộp các loại thuế, phí như lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên (nếu có), thuế bảo vệ môi trường (nếu có), phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản (nếu có).

Ngưỡng xác định chịu thuế 100 triệu đồng từ nhiều năm nay được xem là quá thấp. Bởi như vậy, doanh thu mỗi ngày chỉ cần đạt 273.000 đồng là phải đóng thuế. Thực tế, với mức ngưỡng này các hộ kinh doanh đều vượt xa. Thậm chí, có những hộ kinh doanh nhỏ lẻ, những người bán bánh mì, bán phở dạo cũng đã vượt.

Tuấn Nguyên (28 tuổi), kinh doanh quán game trên đường Hồ Tùng Mậu (quận Cầu Giấy, Hà Nội) được 4 năm nay, nhưng mất gần 2 năm quán phải đóng cửa để thực hiện quy định phòng chống dịch. Quán game của Tuấn Nguyên có doanh thu kê khai khoảng 110 triệu đồng mỗi năm (trung bình gần 10 triệu đồng mỗi tháng). Trong đó, tiền giờ mất khoảng 8 triệu đồng/tháng và gần 2 triệu đồng tiền ăn uống, dịch vụ khác. 

Theo Tuấn Nguyên, trong tiền giờ, thì tiền điện chiếm khoảng 2 triệu đồng, tiền dịch vụ chi vốn khoảng 1,6 triệu đồng. Lợi nhuận thực tế mà Tuấn Nguyên đạt được mỗi tháng khoảng 5,6 triệu đồng; chưa tính chi phí khấu hao máy, dụng cụ hư hỏng phải sửa chữa. Dù vậy, mức thuế khoán với hộ kinh doanh cá thể mà mỗi tháng Tuấn Nguyên phải đóng là 1 triệu đồng.  

"Tuy thu nhập chưa bằng công nhân đi làm nhà máy tại khu công nghiệp, nhưng gia đình đành chấp nhận vì kinh doanh quán game không phải xa nhà, không gò bó thời gian, có điều kiện chăm sóc con nhỏ", Tuấn Nguyên nói và cho biết, do đăng ký diện hộ kinh doanh nên gia đình anh đóng thuế và lệ phí môn bài đầy đủ.

"Việc đóng thuế là nghĩa vụ của mỗi người dân, nhưng nhiều khi cũng nghĩ thu nhập chẳng được là bao mà đã phải đóng thuế. Còn chưa kể kinh doanh tự do như tôi không có bảo hiểm y tế, hay bảo hiểm xã hội để hưởng đồng hưu như người làm công ăn lương. Chính vì vậy, anh mong muốn nhà chức trách cần thiết phải nâng ngưỡng chịu thuế với hộ, cá nhân kinh doanh", Tuấn Nguyên nói.

Ngưỡng xác định chịu thuế 100 triệu đồng từ nhiều năm nay được xem là quá thấp. Ảnh: Cường Ngô 

Theo quy định, hiện nay đối với cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn hạn; cho thuê dài hạn không phải căn hộ với sinh viên, công nhân sẽ phải đóng thuế 7% trên tổng doanh thu. Trong đó, 5% là thuế thu nhập cá nhân, 2% là thuế giá trị gia tăng (VAT). Tuy nhiên, hiện nay, một số trường hợp kinh doanh nhà trọ cho thuê cho biết, thu nhập thực tế chỉ đôi ba triệu. 

Hùng (25 tuổi), thuê một căn nhà 4 tầng ở phố Triều Khúc (Hà Nội) để làm mô hình kinh doanh thuê nhà nguyên căn, sau đó chia phòng và cho thuê lại. Nhà có 6 phòng, cho thuê với giá 3 triệu đồng/tháng; mỗi tháng Hùng thu về 18 triệu đồng.

Doanh thu 18 triệu đồng, nhưng Hùng phải trả cho chủ nhà gốc 12 triệu đồng và khoảng 700.000 đồng tiền điện, nước sinh hoạt và tiền vệ sinh. Nếu đóng thuế 7% trên doanh thu, Hùng cần nộp hơn 1,2 triệu đồng. 

Như vậy, sau khi trừ hết các khoản chi phí, tiền lãi Hùng nhận về chỉ khoảng 4 triệu đồng một tháng, chưa kể chi phí sửa chữa phòng ốc mỗi khi hư hỏng.

"Tiền lãi mỗi tháng của tôi không bằng lương công nhân, thậm chí còn không đủ sống ở đất thành phố. Có những quy định chưa phù hợp với thực tế cuộc sống thì cần phải sửa đổi để phù hợp hơn.

Theo tôi, muốn thu thuế với hộ kinh doanh cá thể cần xem xét người nộp thuế thu về được bao nhiêu sau khi trừ các chi phí. Nếu cứ áp đặt mức thuế mà không tính những khoản người nộp thuế phải chi trả, thì không hợp lý", Hùng nói.

Chính sách thuế cần phải rõ ràng, minh bạch

Theo PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh - chuyên gia kinh tế, do sự tăng trưởng của nền kinh tế nên mức thu nhập bình quân đầu người cũng tăng lên, chi tiêu của các cá nhân và hộ gia đình cũng tăng lên.

Do đó, mức doanh thu 100 triệu đồng đối với các hộ kinh doanh được quy định từ năm 2014, đến nay 8 năm là lạc hậu. Rõ ràng mức doanh thu hơn 8 triệu/tháng so với thời điểm hiện nay là quá thấp so với một cơ sở kinh doanh cá nhân hoặc hộ gia đình.

Ông Thịnh cho rằng, nên coi hộ kinh doanh là dạng tiền khởi nghiệp, gia đình có chút vốn nhàn rỗi, có chút lao động, người già về hưu, sinh viên mới ra trường... Họ tận dụng năng lực trong gia đình để sản xuất kinh doanh. Nếu thành công, họ sẽ tự lớn lên thành doanh nghiệp. Có như vậy thì mới khuyến khích họ kinh doanh được.

Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, tốc độ mất giá do lạm phát nhiều nên cần phải tính lại mức doanh thu như thế nào cho hợp lý, để cho người kinh doanh khi nộp thuế họ sẵn sàng chấp nhận và đặc biệt, để chống tiêu cực, chính sách thuế đối với hộ kinh doanh cần phải minh bạch, rõ ràng.

"Chi phí để quản lý, theo dõi các cá nhân và hộ gia đình cũng cần phù hợp, vừa đảm bảo không sót nguồn thu. Chúng ta cũng nên thu những cái đáng thu, những cái quá bé, hộ kinh doanh nhỏ lẻ, mang hình thức kinh doanh cải thiện thì chúng ta cần phải linh hoạt và nhân văn", PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh nêu ý kiến.

09:40 08/04/19

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới 10 lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

- những người làm dịch vụ có thu nhập thấp

Trong quá trình đăng ký, hoạt động của mình, hộ kinh doanh thường gặp một số vướng mắc sau đây:

1. Khi nào cá nhân, hộ gia đình không phải đăng ký kinh doanh?

Trừ các hoạt động sau đây, cá nhân, hộ gia đình có các hoạt động còn lại đều phải đăng ký kinh doanh:

- Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối.

- Bán hàng rong, quà vặt.

- Buôn chuyến (mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ).

- Kinh doanh lưu động (bán hàng tích hợp trên những phương tiện di chuyển như xe đẩy, xe máy, xe tải nhỏ…).

- Làm dịch vụ có thu nhập thấp (Mức thu nhập thấp này sẽ do UBND tỉnh quy định).

Tuy nhiên, nếu kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, những đối tượng nêu trên vẫn phải đăng ký kinh doanh theo quy định.

(Theo khoản 2 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP)

2. Gia đình tôi đang kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh, nhưng giờ muốn chuyển sang loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần. Vậy chúng tôi phải làm những việc gì để chuyển đổi?

Hộ kinh doanh có thể chuyển đổi lên công ty cổ phần. Để thực hiện việc chuyển đổi này, anh/chị phải làm thủ tục giải thể hộ kinh doanh, sau đó mới thực hiện đăng ký thành lập công ty cổ phần.

Xem chi tiết thủ tục thực hiện và hồ sơ tại đây.

3. Có thể đồng sở hữu một công ty TNHH và một hộ kinh doanh cá thể không?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 67 của Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì chỉ giới hạn cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

Còn đối với loại hình doanh nghiệp còn lại như: Công ty TNHH MTV, Công ty TNHH NTV, Công ty cổ phần thì vẫn có thể đồng sở hữu.

Do đó, có thể đồng sở hữu 01 công ty TNHH và một hộ kinh doanh cá thể.

4. Địa điểm để đăng ký hộ kinh doanh có nhất thiết là nơi tôi đang ở không?

Không.

Hộ kinh doanh chỉ được đăng ký tại một địa điểm cụ thể. Địa điểm này có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi đăng ký tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất, nơi đặt địa điểm thu mua giao dịch.

Đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động thì cũng phải chọn một địa điểm cố định để đăng ký hộ kinh doanh. Tuy nhiên, những hộ kinh doanh này có thể kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh.

5. Tôi có thể đặt tên hộ kinh doanh như thế nào mới đúng quy định và lưu ý gì không?

Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố sau đây:

+ Loại hình “Hộ kinh doanh”;

+ Tên riêng của hộ kinh doanh. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.

Khi đặt tên hộ kinh doanh, anh/chị phải lưu ý những điều sau đây:

- Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.

- Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.

- Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện.

Ví dụ: Hộ kinh doanh Nguyễn Nam; Hộ kinh doanh chế biến nông sản thực phẩm Hoàng Yến, ...

6. Xin cho hỏi hộ kinh doanh được miễn lệ phí môn bài không?

Căn cứ theo Điều 3 của Thông tư 302/2016/TT-BTC thì hộ kinh doanh sẽ được miễn lệ phí môn bài trong những trường hợp sau đây:

- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống. Mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình được miễn lệ phí môn bài là tổng doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.

- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm kinh doanh cố định.

Kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm kinh doanh cố định thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư số 92/2015/TT-BTC;

Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình không có địa điểm kinh doanh cố định hướng dẫn tại khoản này bao gồm cả trường hợp cá nhân là xã viên hợp tác xã và hợp tác xã đã nộp lệ phí môn bài theo quy định đối với hợp tác xã; cá nhân trực tiếp ký hợp đồng làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, đại lý bán đúng giá thực hiện khấu trừ thuế tại nguồn; cá nhân hợp tác kinh doanh với tổ chức theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.

- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối.

- Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.

7. Tôi vừa mới thành lập hộ kinh doanh, hướng dẫn dùm tôi các loại thuế, phí mà tôi phải đóng là gì, mức đóng như thế nào?

Các loại thuế, phí, lệ phí mà hộ kinh doanh có thể phải đóng như sau:

- Nộp lệ phí môn bài

Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

Doanh thu

Thuế môn bài

Trên 500 triệu đồng/năm

1.000.000 (một triệu) đồng/năm

Trên 300 đến 500 triệu đồng/năm

500.000 (năm trăm nghìn) đồng/năm

Trên 100 đến 300 triệu đồng/năm

300.000 (ba trăm nghìn) đồng/năm

- Thuế giá trị gia tăng

Hàng hóa, dịch vụ của hộ kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ một trăm triệu đồng trở xuống thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.

Như vậy, hộ kinh doanh có mức doanh thu hằng năm trên 100 triệu đồng mới phải nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định.

Xem chi tiết tại cây công việc Thuế giá trị gia tăng

- Thuế thu nhập cá nhân

Cá nhân kinh doanh theo hình thức Hộ kinh doanh nếu có thu nhập dưới 100 triệu đồng/năm thì không phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp có thu nhập từ 100 triệu trở lên thì phải khai nộp thuế thuế thu nhập cá nhân.

Cá nhân kinh doanh nộp thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ phần trăm (%) trên doanh thu tương ứng với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh. Cá nhân kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề thực hiện khai và tính thuế theo thuế suất áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân như sau:

Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN X Tỷ lệ thuế TNCN

Thuế suất đối với thu nhập từ kinh doanh đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh như sau:

Lĩnh vực, ngành nghề

Thuế suất

Phân phối, cung cấp hàng hóa

0,5%.

Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu

2%

Hoạt động cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, bán hàng đa cấp

5%

Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu

1,5%

Hoạt động kinh doanh khác

1%

Lưu ý: Trường hợp cá nhân kinh doanh không khai hoặc khai không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế ấn định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Ngoài các loại thuế nêu trên, hộ kinh doanh còn có thể phải nộp thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên,… nếu kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế của các luật này.

Xem chi tiết tại đây.

8. Trong trường hợp tôi muốn thay đổi địa chỉ trụ sở của hộ kinh doanh thì tôi phải làm sao?

Hộ kinh doanh chỉ được phép đăng ký kinh doanh tại một địa điểm. Trong trường hợp thay đổi địa điểm kinh doanh, hộ kinh doanh phải nhanh chóng thực hiện đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở của hộ kinh doanh kể từ ngày có sự thay đổi.

Xem chi tiết trình tự thực hiện và hồ sơ thay đổi địa chỉ trụ sở tại đây.

Tham khảo bài viết: 11 mức xử phạt hành chính phổ biến dành cho Hộ kinh doanh.

Quý thành viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức: 

- những người làm dịch vụ có thu nhập thấp
 
- những người làm dịch vụ có thu nhập thấp
 
- những người làm dịch vụ có thu nhập thấp

Kiều Nga