Những lời xin lỗi chân thành voi giao vien

Vào ngày 21/5, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Cầu Giấy tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi tiêu biểu quận Cầu Giấy năm học 2018-2019. Đây là việc làm hết sức ý nghĩa nhằm kịp thời động viên nỗ lực của các em học sinh trong năm học vừa qua.

Ngoài những học sinh tiêu biểu, đạt giải cao trong các kỳ thi các cấp được trao thưởng còn có một số học sinh tiêu biểu trong học tập và rèn luyện (được nhà trường lựa chọn).

Mặc dù đây là hoạt động vô cùng ý nghĩa, nhưng trong công tác tổ chức buổi lễ đã có một sự cố đáng tiếc, đó là có cháu học sinh sau khi nhận biểu trưng phần thưởng mang về mở ra thì không thấy phần thưởng nào bên trong. Điều này cũng khiến cho phụ huynh băn khoăn không biết lý do vì sao?

Ngày 23/5, trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, bà Nguyễn Thanh Tịnh – Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Cầu Giấy chia sẻ, những năm trước kia tại lễ tuyên dương, phần thưởng được phát ngay cho các em học sinh, nhưng vì các cháu còn nhỏ nên đã có một số cháu làm rơi.

Vì vậy, phòng đã thay đổi bằng cách chuyển phần thưởng đó tới các trường, để phát tặng học sinh. Có những trường còn rất cẩn thận mời phụ huynh đến nhận phần thưởng chứ không phát trực tiếp cho các cháu.

Đó là lý do tại buổi lễ ban tổ chức chỉ trao biểu trưng, nhưng sự phối hợp lại chưa được thông suốt nên đã xảy ra hiểu lầm. Cụ thể hơn là có trường chưa kịp gửi tiền thưởng tới phụ huynh và cũng chưa thông tin kịp thời đến phụ huynh, học sinh. Việc này vô tình gây bức xúc cho phụ huynh và học sinh về cách trao thưởng.

Bà Tịnh cũng nhìn nhận, sau khi có phản ánh của phụ huynh và báo chí đăng tải, phòng giáo dục quận đã nghiêm túc xem xét lại công tác tổ chức để rút kinh nghiệm tại lễ tuyên dương năm sau không còn xảy ra sự cố đáng tiếc như vậy.

Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, một lãnh đạo quận Cầu Giấy cho biết, sau khi báo chí có thông tin về sự cố đáng tiếc nói trên, đồng chí Chủ tịch quận đã ngay lập tức tiếp thu và yêu cầu Phòng Giáo dục và Đào tạo khẩn trương báo cáo. Lãnh đạo quận Cầu Giấy yêu cầu họp rút kinh nghiệm nghiêm túc, kiểm điểm và phải hết sức cầu thị trước những góp ý của phụ huynh.

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, sau buổi họp này, ngay trong chiều 23/5, Trưởng phòng giáo dục quận Cầu Giấy - ông Phạm Ngọc Anh đã có thư ngỏ gửi tới các bậc phụ huynh trường Tiểu học, Trung học cơ sở, nói về sự cố đáng tiếc trên.

Bức thư được đăng trên website của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Cầu Giấy có đoạn: “Thay mặt lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Cầu Giấy, tôi xin gửi tới các bậc phụ huynh, các em học sinh lời xin lỗi chân thành và mong nhận được sự cảm thông, chia sẻ. Với chúng tôi, đây là bài học cần rút kinh nghiệm trong công tác tổ chức các chương trình”.

Sau khi đọc được bức thư này, nhiều phụ huynh đã bày tỏ sự cảm thông và đánh giá cao sự cầu thị, lắng nghe của lãnh đạo quận Cầu Giấy cũng như Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Cầu Giấy.

“Em ngồi đây đợi thầy đã hơn 3 tiết rồi đó ạ! Ngày 20/11 sắp đến, em xin kính chúc thầy mạnh khỏe và thành công trong sự nghiệp “trồng người”. Em cũng xin lỗi thầy vì tất cả!”. Tôi nhận đóa hoa đỏ thắm từ tay em mà không cần phải lục lọi trong ký ức về một cái tên học trò nào cả, bởi làm sao tôi có thể quên được em - cô học trò cá biệt.

Tôi cảm ơn lời chúc và đóa hoa em tặng, bất giác bao ký ức về cô học trò cá biệt năm nào chợt ùa về. Năm 2016, tôi được nhận về trường công tác. “Chân ướt chân ráo” bước vào nghề nhưng “xui xẻo” biết bao khi tôi phải đảm nhận dạy lớp đứng hạng bét toàn trường về thành tích học tập, nền nếp. Và dù là nữ, nhưng em lại bị nhiều giáo viên bộ môn ghi vào “sổ bìa đen”.

Những giờ dạy ở lớp, đối với tôi, đó là cả một “ngọn núi” mà tôi phải cố gắng vượt qua. Biết tôi mới về trường công tác nên em có biểu hiện xem thường, chọc phá, và thậm chí còn rủ rê các bạn trong lớp phá những giờ dạy của tôi. Sẽ chẳng là gì quá đáng nếu chỉ dừng lại ở đó, bởi đâu ai nỡ trách tụi “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”. Cho đến những lần sau, em vô lễ, xúc phạm tôi. Vậy là, kể từ đó, tôi chẳng thèm “cảm hóa” em nữa mà xem như em là người “vô hình”. Tôi chỉ mong sao thời gian trôi qua mau để cuối năm, tôi đánh giá vào đạo đức của em. Tuy nhiên, khi kết thúc năm học, tôi vẫn cho em cơ hội sửa đổi bằng hạnh kiểm khá chứ không phải trung bình. Ngày bế giảng năm học, em nhìn tôi với ánh mắt đầy ưu tư. Trong đôi mắt ấy dường như có điều gì muốn nói.

Đến hôm nay, tôi mới nhận ra trong ánh mắt xa xăm đó là một lời xin lỗi. Và dù chỉ là một lời xin lỗi của học trò, nhưng trong lòng tôi trào dâng một niềm hạnh phúc. Em đã trao cho tôi một niềm tin, hơn hết là một thông điệp về sự yêu thương, biết cho học trò cơ hội để các em sửa sai và có thể trở thành một người tốt sau này. Thầm cảm ơn vì chính em đã cho tôi hiểu rằng: