Những khó khăn thị trường xuất khẩu 2023 2025

Những khó khăn thị trường xuất khẩu 2023 2025

Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn sau đại dịch COVID-19. mọi ngành nghề đều có dấu hiệu khởi sắc. Xuất khẩu của Việt Nam năm nay sẽ đạt kỷ lục mới.

Mọi ngành nghề đều khởi sắc; xuất khẩu sẽ đạt kỷ lục mới

Theo TTXVN, Báo Finanzmarktwelt của Đức (Thế giới thị trường tài chính) vừa đăng bài viết nhấn mạnh Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn sau dịch COVID-19, mọi ngành nghề đều có dấu hiệu khởi sắc. Xuất khẩu của Việt Nam năm nay sẽ đạt kỷ lục mới.

Theo bài báo, Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc chiến chống Covid-19 do sự lây lan mạnh của biến thể Delta. Giờ đây, quốc gia Đông Nam Á này đã mở cửa hoàn toàn, cả với du khách nước ngoài.

Dù biến thể Omicron vẫn còn lây lan rộng, song Việt Nam đã chọn cách sống chung an toàn với dịch.

Bài viết nhấn mạnh, trong tháng 3, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt mức cao kỷ lục với tổng trị giá 67,37 tỷ USD, trong đó tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 34,71 tỷ USD, vượt kỷ lục trước đó đạt được vào tháng 7/2021.

Theo truyền thống, tháng 7 sẽ là tháng bận rộn nhất trong năm bởi vào tháng này, các sản phẩm phục vụ dịp Giáng sinh sẽ được xuất khẩu sang châu Âu và châu Mỹ. Do vậy, các nhà phân tích nhận định Việt Nam sẽ có một năm đạt kỷ lục mới.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 6,5% trong năm 2022.

Điện tử là cơ sở cho sự bùng nổ xuất khẩu của Việt Nam

Cũng theo bài báo, các sản phẩm điện tử, nhất là điện thoại di động, là cơ sở cho sự bùng nổ xuất khẩu của Việt Nam. 

Quốc gia này cũng đang mở rộng chuỗi cung ứng, tham gia mạnh mẽ hơn vào chuỗi giá trị, thay vì chỉ lắp ráp điện thoại di động như trước đây.

Ngành dệt may, vốn cần nhiều lao động, cũng đang có xu hướng khởi sắc. Trong năm 2022, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh.

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), xuất khẩu hàng dệt may trong hai tháng đầu năm nay đạt gần 8,2 tỷ USD, tăng 59% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý I/2022, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may dự kiến đạt 12,7 tỷ USD.

Hội Dệt May Thêu đan TP. Hồ Chí Minh (AGTEK) cho biết, nhiều công ty dệt may đã nhận đủ đơn hàng để sản xuất tới giữa năm nay, một số công ty thậm chí có đơn hàng đến hết tháng 9. Trong khi đó, ngày càng có nhiều công ty phải từ chối đơn hàng vì không có đủ nhân lực để sản xuất.

Ngoài dệt may, các doanh nghiệp gỗ của Việt Nam cũng đã nhận được một số lượng lớn đơn đặt hàng, trong khi nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ đang vận hành hết công suất cho tới quý III/2022. Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu sản phẩm gỗ lớn nhất thế giới.

Ngày càng nhiều doanh nghiệp quốc tế có kế hoạch chuyển chuỗi cung ứng sang Việt Nam 

Theo chuyên gia kinh tế Tim Lee Lahaphan của ngân hàng Standard Chartered, ngày càng nhiều doanh nghiệp quốc tế có kế hoạch chuyển chuỗi cung ứng sang Việt Nam - quốc gia được coi là trung tâm sản xuất hàng điện tử, dệt may và da giày trong khu vực.

Theo bài viết, không chỉ ngành sản xuất và ngoại thương bùng nổ, du lịch nội địa của Việt Nam cũng đang rất khởi sắc. Cuối tuần qua là dịp nghỉ lễ kéo dài ở Việt Nam, trong đó nhiều chuyến bay, tàu hỏa đến các điểm du lịch gần như kín chỗ.

Lượng khách đi máy bay trong kỳ nghỉ lễ kéo dài ước tính tăng từ 25 - 30% so với tháng trước và tăng khoảng 90 - 95% so với cùng kỳ năm ngoái.

Từ giữa tháng 3, Việt Nam thông báo mở cửa biên giới cho du khách quốc tế, nối lại hoàn toàn các hoạt động du lịch quốc tế cũng như dỡ bỏ các quy định về cách ly đối với du khách nhập cảnh. Du lịch có đóng góp quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam.

Trước đại dịch, năm 2019, du lịch chiếm 9,2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam, với trên 18 triệu lượt du khách quốc tế.

Chính phủ Việt Nam mong muốn thúc đẩy sớm phục hồi du lịch để bù lại những thiệt hại do đại dịch COVID-19 gây ra trong hai năm qua./.


Lũy kế 6 tháng, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam ở mức 2,3 tỷ USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái. Sang nửa cuối năm, thế giới chứng kiến nhiều biến động, tác động đến xuất khẩu nói chung và ngành tôm nói riêng. Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT CTCP Thực phẩm Sao Ta (HoSE: FMC) - đơn vị thành viên của Tập đoàn PAN (HoSE: PAN) đã có những chia sẻ với Người Đồng Hành về ngành tôm nói chung và những chiến lược của Sao Ta nói riêng.

- Ông đánh giá như thế nào về thị trường tôm thế giới hiện nay?

- Hiện nay, sản lượng tôm toàn cầu trên 5 triệu tấn/năm, tốc độ tăng trưởng trung bình 5%/năm. Cường quốc nuôi tôm có tốc độ tăng trưởng cao là Ecuador, Ấn Độ. Từ 2018 đến nay, Ecuador có tăng trưởng mạnh. Kế tiếp là Việt Nam và Indonedia.

Về chế biến, trình độ chế biến sâu phải kể đến Việt Nam, Thái Lan.

Trung Quốc là nước nuôi tôm lớn, cũng nhập khẩu tôm lớn và xuất khẩu tôm bao bột lớn nhất vào Mỹ. Đồng thời, Trung Quốc cũng là nước có sản lượng tôm tiêu thụ nội địa hàng đầu thế giới.

- Tôm Việt Nam đang ở đâu trên trường quốc tế?

- Tốc độ tăng trưởng ngành tôm của Việt Nam ở mức khoảng 8% năm, cao hơn mức trung bình thế giới. Việt Nam tiếp tục phát huy tối đa thế mạnh là tôm chế biến tỉ mỉ, tôm chế biến sâu. Hiện Việt Nam đang duy trì vị thế hàng đầu ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Australia. Bên cạnh đó, ngành cũng đang nâng cao thị phần ở EU (đang thứ hai về xuất khẩu tôm sang EU sau Ecuador) và từng bước nâng cao sản lượng để cạnh tranh với các đối thủ.

Việt Nam cũng nỗ lực duy trì thị phần ở Trung Quốc. Nước này chủ yếu nhập tôm sơ chế về chế biến tiêu thụ nội địa. Bên cạnh đó, ngành cần duy trì thị phần ở Mỹ, tập trung vào chế biến sâu. Hiện thị phần của Việt Nam tại Mỹ khoảng 10%.

Xuất khẩu tôm nửa cuối năm sẽ không mạnh như đầu năm nhưng ngang với cùng kỳ 2021

Những khó khăn thị trường xuất khẩu 2023 2025

 Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT CTCP Thực phẩm Sao Ta trả lời phỏng vấn

- Ông đánh giá như thế nào về tình hình xuất khẩu trong phần còn lại của năm 2022?

- Sáu tháng cuối năm tình hình có khác. Căng thẳng giữa Nga và Ukraine khiến thế giới khó khăn, các thị trường tiêu thụ lớn rơi vào lạm phát. Điều này khiến sức mua của người tiêu dùng giảm xuống. Mặt khác, mức tiêu thụ số hàng đã nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm không được như ý, vẫn còn tồn kho. Thêm vào đó, một số cường quốc nuôi tôm như Ecuador và Ấn Độ năm nay có sản lượng khá tốt. Mức cung của họ sang các thị trường lớn, chủ yếu là Mỹ rất mạnh. Ở Việt Nam, tình nuôi tôm lại không được như ý khi dịch bệnh diễn ra âm ỉ nhưng tác hại khá lớn khiến cho sản lượng tôm nuôi không có được thành quả tốt như năm ngoái.

Những yếu tố trên dẫn đến hoạt động xuất khẩu tôm trong 6 tháng cuối năm sẽ không mạnh như 6 tháng đầu mà chỉ có thể ngang ngửa so với cùng kỳ. Cả năm thì vẫn có thể tăng trưởng nhưng chỉ quanh mức hơn 4 tỷ USD.

 - Theo ông, tình hình xuất khẩu tôm sẽ ra sao trong năm 2023?

- Tình hình xuất khẩu sẽ lệ thuộc nhiều vào tình hình kinh tế thế giới. Tôi hy vọng chiến tranh Đông Âu kết thúc sớm, kinh tế thế giới vãn hồi thì sức tiêu thụ tôm chắc chắn sẽ tăng mạnh hơn bình thường. Riêng Sao Ta tự tin tăng trưởng ít nhất 10% năm.

Giá thành tôm nuôi Việt Nam cao dẫn đến giá tôm chế biến cũng cao nên mình tìm cách lách thị trường để tiêu thụ. Đó là tập trung vào tôm chế biến sâu bán giá tốt, qua đó mới có thể chia sẻ với người nuôi tôm thông qua giá mua tôm thương phẩm.

Hiện nay, sản lượng nuôi tôm không bằng năm ngoái nhưng Việt Nam chuyển hướng sang thị trường cao cấp, tốc độ chế biến không nhanh như chế biến bình thường. Vì vầy, lượng nguyên liệu nói chung là vừa phải, cũng không thừa, không thiếu. Về cơ bản, lượng tôm vẫn đáp ứng doanh nghiệp.

- Việt Nam có lo ngại đối thủ như Ecuador không?

- Những dự báo về việc Ecuador tăng gấp rưỡi tôm sau 3 năm (2023-2025) chỉ là một giả sử cho tình huống tối ưu tuyệt đối. Thực tế xác suất này là không khả thi.

Mỗi nước có thế mạnh riêng. Việt Nam tăng trưởng xuất khẩu tôm 8%, tập trung khúc thị trường cao. Ecuador bán ở thị trường phân khúc thấp hơn. Do đó, mỗi quốc gia có phân khúc thị phần, có sự chồng lấn nhau nhưng không nhiều. Do chế biến cao nên Việt Nam vẫn duy trì ở một số thị trường hàng đầu.Chúng ta dẫn đầu ở Nhật Bản và Hàn Quốc.

- Theo ông, đâu là những thách thức cũng như điểm thuận lợi của xuất khẩu tôm Việt từ nay đến cuối năm?

- Thuận lợi là có quyền lựa chọn những thị trường ưu thế cho mình và tôm Việt đang chiếm lĩnh khúc thị trường cấp cao khá tốt.

Yếu tố bất lợi lại chuyển thành thuận lợi. 6 tháng cuối năm, lượng tôm nuôi không được nhiều, có thể làm tổng kim ngạch xuất khẩu tôm không tăng trưởng như ý. Nhưng giá tôm duy trì ở mức cao. Đó là động lực để năm sau nông dân thả giống tốt hơn.

Những khó khăn thị trường xuất khẩu 2023 2025

Thị trường xuất khẩu Sao Ta trong năm 2021 và nửa đầu 2022

Thách thức cơ bản là giá thành tôm nuôi cao, hoạt động đánh mã số cơ sở nuôi để làm truy xuất nguồn gốc còn rất chậm và diện tích ao đạt chuẩn ASC còn thấp. Chứng nhận theo tiêu chuẩn ASC là sự xác nhận cấp quốc tế đối với thủy sản được nuôi có trách nhiệm, giảm thiểu tối đa tác động xấu lên môi trường, hệ sinh thái, cộng đồng dân cư và đảm bảo tốt các quy định về lao động. Bất lợi khách quan là tình hình lạm phát toàn cầu.

Sao Ta chuyển hướng sang thị trường Nhật Bản và không đặt nặng thị trường Trung Quốc

- Thực phẩm Sao Ta có những phương án gì cho các hoạt động trong bối cảnh hiện nay?

- Công ty có sách lược thị trường từng giai đoạn l, song song mở rộng hoạt động nuôi tôm. Sao Ta đã chuyển hướng thị trường từ hai năm nay, đã đạt kết quả ban đầu khá tốt. Công ty tăng tỷ suất lợi nhuận bằng cách chủ động nuôi tôm. Dù khó khăn, năm nay, Sao Ta sẽ hoàn thành chỉ tiêu, nhất là chỉ tiêu lợi nhuận.

- Sao Ta ghi nhận lợi nhuận 8 tháng đầu năm tăng 45% so với cùng kỳ. Tính riêng tháng 8, doanh số đạt 22 triệu USD (520 tỷ đồng), gấp đôi tháng 8/2021. Điều gì giúp Sao Ta đạt được những kết quả nêu trên?

- Theo tôi, doanh thu lợi nhuận đạt được là kết quả của sách lược thị trường từng giai đoạn và mở rộng hoạt động nuôi tôm thời gian qua.

Nhật Bản là thị trường gần Việt Nam hơn Mỹ. Do đó, cước tàu thấp nên không làm tăng ảo giá tiêu thụ và thanh toán nhanh. Thị trường này đòi hỏi sản phẩm chế biến cầu kỳ, tỉ mỉ phù hợp thế mạnh của Sao Ta. Trong bối cảnh nguồn nguyên liệu không dồi dào thì việc chế biến hàng cung Nhật Bản sẽ không bị áp lực về nguyên liệu.

- Trung Quốc là thị trường lớn, Sao Ta có định tăng cường xuất khẩu vào thị trường này không?

- Đây là thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất thế giới. Trung Quốc có hàng ngàn nhà máy chế biến lớn. Họ nhập tôm sơ chế các nơi trên thế giới, chủ yếu từ Ecuador, Ấn Độ, Agentina về chế biến lại, phục vụ trong nước và một phần xuất khẩu. Họ tập trung mua tôm sú ở Việt Nam vì tôm làm chín có màu đỏ bắt mắt. Tôm sú là thế mạnh của Cà Mau và Bạc Liêu. Vùng Sóc Trăng ít tôm sú nên Sao Ta không đặt nặng thị trường này.

2025, Sao Ta sẽ có lợi nhuận 500 tỷ đồng

- Sao Ta vừa mua lại vùng nuôi 203 ha tại tỉnh Sóc Trăng và dự định đưa 100 ha vào hoạt động vào cuối năm 2023. Việc mở rộng vùng nuôi có tác dụng như thế nào đối với chiến lược phát triển của Sao Ta?

- Việc mở rộng vùng nuôi nằm trong chiến lược 2021-2025. Việc này ngoài mang tính thuyết phục các hệ thống phân phối tiêu thụ cao cấp rằng Sao Ta kiểm soát được cả tiến trình hình thành sản phẩm, sản phẩm thuận lợi tiêu thụ ở các hệ thống này, có giá tốt hơn. Bên cạnh đó, việc mở rộng vùng nuôi sẽ là một mảng kinh doanh chính, làm giảm giá thành, tăng hiệu quả hoạt động chung của Sao Ta.

Những năm tới là sự tăng tốc mạnh mẽ của Sao Ta. Đây cũng là điểm chủ đạo của cả PAN Group. Đến năm 2025, Sao Ta sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu 300 triệu USD và lợi nhuận 500 tỷ đồng.

Thùy Linh (Theo Người đồng hành)