Như lý tác ý là gì năm 2024

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 01-08-2022

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy, Thầy cho con hỏi: như lý tác ý có phải là tự kỷ ám thị không ạ? Nếu không phải thì chúng khác nhau như nào ạ? Con kính cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-04-2022

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy Con có nghe qua bài Pháp thoại trong mục hỏi đáp gần đây của Thầy và con có một thắc mắc con nhờ Thầy giảng rõ thêm. Thầy có nói là khi có tác ý đúng nhưng không có nghĩa là việc làm thức hiện được đúng. Khi có tác ý sai cũng có thể việc làm lại đúng. Thầy cho con thí dụ khi Thầy giảng cho con biết thêm. Con cứ nghĩ rằng khi có tác ý đúng (yonoso manasikāra) thì việc làm sẽ đúng (cetana cetasika) đồng hiện khởi với tác ý tâm sở. Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-04-2022

Câu hỏi:

Con kính bạch trên Sư Ông, Gần đây con thấy có một số câu hỏi về “như lý tác ý” và “tư tác”. Phải chăng nếu con thấy một người, trong tâm con có nghi kỵ hoặc phản cảm với người đó thì chỉ là “phi như lý tác ý”, nhưng nếu xông vô chửi hoặc nói xấu sau lưng, tính toán làm hại họ thì mới là “tư tác bất thiện” ạ? Nguyện Sư Ông trụ thế lâu dài.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-04-2022

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ sư Ông ạ, Con có tư duy thế này về như lý tác ý, con không biết có đúng pháp không ạ. Con xin sư Ông chỉ dạy cho con. Đối với các việc làm hiện tại đang là, dù khối lượng công việc hay thông tin đến đi đều là giúp mình hiểu ra thực tế. Vậy đối với các công việc mình đang thực hiện, định hướng đúng như lý tác ý chính là sử dụng hết công năng của thân - tâm, để tạo ra mọi phương tiện và công cụ để đi đến thực trải nghiệm các pháp, dù không có công cụ hay phương tiện thì tạo ra chúng để hoàn thành công việc và có thể thực trải nghiệm trọn vẹn những gì đến đi, nhưng cũng ko dính mắc vào các công cụ phương tiện đó, hiểu ra thực tại thì có thể bỏ nó đi bất cứ lúc nào mà chúng không còn phù hợp với thực tại nữa, không còn công năng sử dụng nữa. Tất cả để trải nghiệm, nhưng với tâm thực chứng sự thật đang là chứ không phải thỏa mãn Bản Ngã, con cảm thấy việc này có thể phân biệt qua cảm nhận của thân tâm, khi có cái Ngã thì tự nhiên cơ thể sẽ phản ứng hoàn toàn khác, con không thể tả bằng lời được, và khi Vô Ngã thì tâm hoàn toàn mát mẻ vắng lặng, không lăng xăng trạo cử nữa. Không biết con đã định hướng đúng tâm của mình chưa ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-02-2022

Câu hỏi:

Kính thưa sư ông, con chưa hiểu rõ thế nào là như lý tác ý? Con nghe nói như lý tác ý là dùng ý thức chúng ta tác ý để tạo thành ý thức lực để làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Mà theo thuyết vô ngã, không có cái gì là của ta, kể cả thân thể này, thế là sao ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-12-2021

Câu hỏi:

Mô Phật! Kính bạch Thầy! Con thấy "Như lý tác ý" vẫn là Pháp đối trị, làm cái Ngã trở nên tốt đẹp hơn mà thôi. Thưa Thầy, có đúng ko ạ? Con cảm ơn Thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-10-2021

Câu hỏi:

Thưa Thầy, tác ý là gì ạ? Khi tác ý có bản ngã xen vào không ạ? Con xin cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-03-2021

Câu hỏi:

Con kính chào thầy và con tạ ơn sự nhiệt tình cao cả của thầy, luôn sẵn lòng đọc câu hỏi và hướng dẫn chúng con trên đường giác ngộ giải thoát. Con có 1 câu hỏi mong thầy chỉ dẫn: Hiện giờ còn đang ứng dụng lời thầy giảng "rỗng lặng, sáng suốt, định tĩnh, trong lành" bằng cách con tác ý nói nói thầm "xin được kết nối với rỗng lặng, sáng suốt, định tĩnh, trong lành" thì con liền cảm nhận trạng thái ấy hiện ra trong con và trước mặt con. Con rất sáng suốt và tĩnh lặng. Con làm như thế vì muốn mình có thói quen mới, khi cần thì tác ý. Nhưng con không biết làm vậy mình có bị kẹt vào tác ý không, mong thầy chỉ dạy.

Cái Như Lý Tác Ý là cái Pháp Hướng. Còn Tác Ý để mình quán xét một cái gì đó, thì cái đó là tu về quán Vô Lậu, tức là mình tác ý ra rồi mình tư duy.

Còn Như Lý Tác Ý, như cái lý đó mình tác ý, tức là mình hướng tâm mình ám thị, không có tư duy.

Cho nên ví dụ như trong cái câu, cái mười sáu đề mục mà Định Niệm Hơi Thở, thì đức Phật dạy: "Quán ly tham tôi biết tôi hít vô". Thì chữ "Quán ly tham tôi biết tôi hít vô" đó, thì nó là Như Lý Tác Ý, chứ không phải mình quán. Bởi vì mình quán như vậy, cái thời gian mà với một cái hơi thở hít vô, hít ra mà mình quán, quán thì nó phải có sự tư duy nó dài, thì đó là tác ý quán, chứ còn không phải là Như Lý Tác Ý. Phải hiểu ý mấy cái chỗ đó, chứ không nó trật đó.

(33:53) Sư Tuệ Tĩnh: Mười sáu cái đề mục toàn là như lý hết thưa Thầy?

Trưởng Lão: Như lý hết. Bởi vì nó theo cái nhịp hơi thở mà nó Như Lý mình Tác Ý ra.

Sư Tuệ Tĩnh: Bao nhiêu ông Thiền sư, bao nhiêu ông giảng sư giảng khác cái này hết trơn hết trọi.

Trưởng Lão: Bởi vậy mới chết nó trật. Bởi vậy qua kinh nghiệm rồi mới thấy được lời của Phật dạy. Chữ với nghĩa. Cái nghĩa thì nó vô hạn, mà cái chữ thì nó hữu hạn. Cái ngôn ngữ thì nó hữu hạn, mà cái nghĩa thì vô hạn. Cho nên cái nghĩa thì vô hạn, cho nên người ta hiểu vầy, người ta hiểu khác, đủ thứ hết. Còn cái chữ thì nó chết đứng đó. Ví dụ như nói Tác Ý, Như Lý Tác Ý thì nó đứng đó vậy thôi, mà cái hiểu làm sao cho trúng, bởi vì nó vô hạn. Mình hiểu tùm lum đủ thứ, thành ra trật. Có khi Phật nói “tác ý”, mà có lúc Phật nói “như lý tác ý”, hai cái khác nhau, không phải giống nhau.

Mà Như Lý Tác Ý như thế nào? Mà Tác Ý thì như thế nào? Nếu không trải qua kinh nghiệm thì chắc chắn chỉ nằm trong chữ nghĩa. Cho nên cái Như Lý Tác Ý là phải đợi cái tâm mình thanh tịnh mới tác ý, tâm chưa thanh tịnh thì chưa cần.

Cho nên mình thấy người ta dạy mình ám thị, phải không? Nhưng mà có người ám thị thì có hiệu quả, mà có người ám thị không hiệu quả. Ai cũng biết nhưng có người ám thị không hiệu quả. Quan trọng là ở chỗ tâm yên lặng hay không yên lặng, chỗ tâm thanh tịnh hay chưa thanh tịnh. Cho nên có nhiều người nghe pháp Như Lý Tác Ý, rồi mình làm cái gì mình cũng tác ý ra, nhưng mà cái tâm mình nó chưa yên tịnh thì nói sao tôi tu hoài?

Mà chờ cho được cái tâm yên tịnh thì tác ý nó hiệu quả. Mà trong một ngày nhiều khi nó chưa thanh tịnh một lần, thành ra mình cứ tụng với niệm không à. Cho nên vì vậy mình khép mình ở trong khuôn viên độc cư, mình sống trầm lặng một mình. Cho nên Phật mới ca ngợi ưa thích trầm lặng, ca ngợi sự trầm lặng, ưa thích sự trầm lặng.

Thì mình sống ở trong một khuôn viên mình yên lặng rồi, thì bắt đầu tâm mình nó tuôn trào. Thì bắt đầu mình dùng Pháp Quán. Quán để xả những cái niệm. Khi mà cái niệm thương, niệm nhớ, cái niệm tham-sân-si, cái nghịch.

Mình phải phân biệt cái này nữa, nó có cái nhân quả nghịch và cái nhân quả thuận. Ví dụ như tình thương của mình thương người thân của mình đó là nhân quả thuận. Còn người ta chửi mắng mình, người ta làm cho mình khổ, giận hờn phiền não đó là nhân quả nghịch. Hai cái nghịch-thuận. Cũng như bây giờ con cái hay cha mẹ mình đó là nhân quả thuận, phải trả nhân quả bằng cách thuận. Còn những cái mà làm đau khổ, giận hờn, tức giận là nhân quả nghịch. Cái nghịch thì dễ xả, cái thuận thì khó xả. Cái thương khó xả, mà cái ghét dễ xả. Khi so sánh được các pháp Ác này, nó đều là pháp Ác hết chứ không phải pháp Thiện đâu. Thương cũng là pháp Ác vì trong đó có khổ. Cho nên phước Vô lậu và phước Hữu lậu, cái phước Vô lậu thì nó hết khổ. Người có phước Hữu lậu là có khổ. Mặc dù có phước giàu sang như vua chúa, nhưng vẫn khổ, bởi vì nó Hữu lậu, nó có cái lậu. Mà nói đến lậu hoặc tức là nói khổ.

(37:57) Cho nên khi mình tu mà tâm nó còn lậu hoặc thì hướng tâm không hiệu quả. Khi tâm yên lặng, thanh tịnh thì lúc bấy giờ dùng pháp hướng thì nó tốt.

Nhưng mà khi mà tâm chưa yên lặng thì dùng pháp tác ý thì tốt. Vì nó còn động mình phải tác ý thì nó tốt. Chẳng hạn như đề mục thứ nhất của Định Niệm Hơi Thở "hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra" hay là "an tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Đó là những cái để nhắc cho nó được sự yên lặng, tỉnh giác.

Nếu mình không nhắc thì nó sẽ không tỉnh giác. Mình nhắc cho nó tỉnh giác. Tỉnh giác rồi mình mới quán ly tham, quán ly sân, quán ly si, quán vô ngã. Phải hiểu mười sáu đề mục của Phật. Bao giờ mới vô mà đức Phật dạy mình quán ly tham, ly sân, ly si đâu. Có tới mười sáu đề mục mà, vô đó thì nhắc cho mình để trụ trong hơi thở cho nó yên lặng. Nó an tịnh thân hành, an tịnh tâm hành. A, an ổn hết rồi thì mới ly tham, ly sân, ly si. Đọc bài kinh rồi mình thấy có pháp hành rõ ràng, có kinh nghiệm đàng hoàng, chớ không phải thiếu kinh nghiệm đâu. Cho nên phải tỉnh thức rồi mới Như Lý Tác Ý. Còn lúc đầu nó chưa thì tác ý đó. Những câu đầu cũng là Pháp Hướng, nhưng mà tác ý. Tác ý rồi quan sát, quán xem coi như thế nào. Coi như là quán xét nó đó.

Còn khi nó yên tịnh rồi thì Như Lý Tác Ý đó, coi như là "Quán ly tham" thì không có quan sát nữa. Bởi vì tâm mình đâu còn tham mà quan sát nữa. Mà chỉ đuổi nó ra thôi. Nó yên tịnh rồi, đuổi ra. Còn cái kia mình "Quán ly tham, quán ly sân, quán si" thì đó là đuổi. Còn "An tịnh tâm hành, an tịnh thân hành" là hướng tâm tác ý ra, rồi quan sát coi nó yên tịnh chưa, nó thanh tịnh chưa? Nó thanh tịnh rồi mới yên tâm, mới khắc phục tham, sân, si. Cách thức là như vậy, mà mình không hiểu thì coi như là mình cứ niệm.

Cho nên khi mà hướng tâm thì mình quan sát lại coi cái hơi thở của mình, coi nó mình biết hơi thở không? Mình nhớ mình biết hơi thở hay còn tạp niệm, hay còn vô ký? Nếu mà còn tạp niệm, còn vô ký thì phải nhắc nó: "Tôi thở vô tôi biết tôi hít vô, tôi thở ra tôi biết tôi thở ra" để cho nó tập trung trong hơi thở.