Nhớ chơi vơi là nỗi nhớ như thế nào trắc nghiệm

Trang chủ/Lớp 12/Trắc nghiệm bài Tây Tiến (Quang Dũng)
Lớp 12

Trắc nghiệm bài Tây Tiến (Quang Dũng)

THPT Lê Thánh Tôn Send an email
0 2 4 phút

Bộ đề câu hỏi trắc nghiệm bài Tây Tiến của Quang Dũng có đáp án chi tiết

Câu 1. Ý nào sau đây nêu đầy đủ nhất nội dung chính của bài thơ Tây Tiến

A. Thể hiện nỗi nhớ và niềm tự hào về đồng đội, những người línhđã chiến đấu và hi sinh vì Tổ quốc.

Bạn đang xem: Trắc nghiệm bài Tây Tiến (Quang Dũng)

B. A. Ca ngợi vẻ đẹp hùng vĩ và lãng mạn của núi rừng Tây Bắc nước ta

Bài viết gần đây
  • Nhớ chơi vơi là nỗi nhớ như thế nào trắc nghiệm

    Trắc nghiệm ngữ văn 12 bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

  • Nhớ chơi vơi là nỗi nhớ như thế nào trắc nghiệm

    Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Khái quát văn học Việt Nam từ đầu Cách mạng tháng Tám 1945 đến thế kỉ XX

  • Nhớ chơi vơi là nỗi nhớ như thế nào trắc nghiệm

    Trắc nghiệm bài Tuyên ngôn đọc lập (Hồ Chí Minh)

  • Nhớ chơi vơi là nỗi nhớ như thế nào trắc nghiệm

    Trắc nghiệm bài Gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt

C. B. Ca ngợi sự hi sinh anh dũng của những người lính Tây Tiến

D. C. Ca ngợi vẻ đẹp lãng mạn, tinh thần lạc quan của những người lính Tây Tiến

Câu 2. Ý nào sau đây về chưa chính xác về tác giả Quang Dũng?

A. Quê ở Phượng Trì , Đan Phượng , Hà Tây

B. Là nhà thơ chiến sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp

C. Ngoài làm thơ còn viết văn , vẽ tranh, soạn nhạc

D. Là tác giả của nhiều vở kịch hấp dẫn.

Câu 3. Câu thơ Hồn về Sầm Nưa chẳng về xuôi? sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. Nhân hóa

B. Hoán dụ

C. Ẩn dụ

D. So sánh

Câu 4. Việc sử dụng biện pháp tu từ trong câu thơ Hồn về Sầm Nưa chẳng về xuôi thể hiện ý nghĩa

A. Dù đã hi sinh nhưng tâm hồn các anh vẫn lưu luyến mảnh đất này

B. Các chiến sĩ muốn được nằm yêu nghỉ nơi núi rừng bình yên.

C. Các chiến sĩ muốn nằm lại bên những người đồng đội đã cùng chiếnđấu và hi sinh.

D. Các chiến sĩ tiếp tục cuộc chiến đấu với quân giặc chứ chưa muốn về xuôi khi chưa hoàn thành nhiệm vụ.

Câu 5. Tác phẩm nào sau đây không phải của Quang Dũng ?

A. Đèo Cả

B. Đôi mắt người Sơn Tây

C. Rừng về xuôi

D. Mây đầu ô

Câu 6. Đặc điểm của thơ Quang Dũng qua bài thơ Tây Tiến ?

A. Hài hòa giữa chất cổ điển và tinh thần thời đại

B. Hài hòa giữa chất lãng mạn và hiện thực, mang vẻ đẹp trữ tình vừa hào hoa vừa sâu lắng

C. Giàu chất trí tuệ và tính triết lí

D. Giàu chất sử thi và giọng thơ ân tình ngọt ngào tha thiết.

Câu 7. Yếu tố nào sau đây chi phối tới nội dung của bài thơ Tây Tiến ?

A. Tây tiến là đơn vị quân đội thành lập năm 1947 mà chiến sĩ phần đông là thanh niên Hà Nội

B. Địa bàn hoạt động của đơn vị Tây Tiến là biên giới Việt-Lào

C. Lính Tây Tiến chiến đấu trong hoàn cảnh hết sức gian khổ thiếu thốn.

D. Quang Dũng đã làm đại đội trưởng ở đơn vị Tây Tiến rồi chuyển sang đơn vị khác.

Câu 8. Tác phẩm nào sau đây không ra đời cùng tên với bài thơ Tây Tiến ?

A. Đôi mắt (Nam Cao)

B. Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm)

C. Đồng Chí (Chính Hữu)

D. Đất nước (Nguyễn Đình Thi)

Câu 9. Hai chữ về đất trong câu: Áo bào thay chiếu anh về đất không gợi ý liên tưởng nào sau đây?

A. Sự hi sinh âm thầm không ai biết đến.

B. Sự thanh thản, ung dung của người lính sau khi đã tận trung với nước.

C. Cách nói giảm để tránh sự đau thương.

D. Sự hi sinh của người lính là hóa thân vào non sông đất nước.

Câu 10. Quang Dũng viết bài thơ Tây Tiến khi nào ?

A. Đang ở đơn vị Tây Tiến

B. Khi đã rời khỏi quân đội

C.Khi đang ở bệnh viện quân y vì bệnh sốt rét tái phát

D.Khi đã chuyển sang công tác ở đơn vị khác

Câu 11. Ban đầu bài thơ có nhan đề như thế nào ?

A. Tây Tiến

B. Đoàn quân Tây Tiến

C. Nhớ Tây Tiến

D.Tây Tiến mùa xuân ấy

Câu 12. Căn cứ vào nội dung có thể chia bài thơ làm mấy phần ?

A. Hai phần

B. Ba phần

C. Bốn phần

D. Năm phần

Câu 13. Câu thơ nào sau đây (trích trong bài Tây Tiến của Quang Dũng) thể hiện rõ nét nhất cách nói vừa rất tự nhiên, hồn nhiên, vừa đậm chất lính?

A. Mường lát hoa về trong đêm hơi.

B. Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói.

C. Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.

D. Heo hút cồn mây súng ngửi trời.

Câu 14. Nội dung chính của phần đầu bài thơ là gì ?

A. Nhớ về thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ dữ dội

B. Nhớ về thiên nhiên Tây Bắc mĩ lệ thơ mộng

C. Nhớ về đồng đội Tây Tiến với những cuộc hành quân nơi núi rừng Tây Bắc

D. Nhớ về đồng đội Tây Tiến với những kỉ niệm thơ mộng nơi núi rừng Tây Bắc

Câu 15. Dòng nào dưới đây nói đúng và đủ ý về cách hiểu câu thơSông Mã xa rồi Tây Tiến ơi?

A. Nhà thơ đã xa rời dòng sông Mã

B. Đơn vị Tây Tiến đã xa rời dòng sông Mã

C. .Cả sông Mã và đơn vị Tây Tiến đã xa vời đối với nhà thơ

D. Nhà thơ đã xa dòng sông Mã và đơn vị Tây Tiến , nhưng ông vẫn đang sống giữa đơn vị Tây Tiến , sống trong thuở Tây Tiến

Câu 16. Hai câu thơ Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm thể hiện nét đẹp nào của người lính?

A. Chí khí của người lính Tây Tiến

B. Đời sống tình cảm của lính Tây Tiến

C. Cái chí và cái tình của người lính

D. Lòng căm thù quân giặc và nỗi buồn nhớ về Hà Nội

Câu 17. Dòng nào chưa nói đúng về nội dung chính ở đoạn thơ thứ 3 của bài Tây Tiến ?

A. Ngoại hình và đời sống nội tâm của người lính

B. Cái tình và cái chí của người lính

C. Sự giằng xé giữa lí tưởng cao đẹp và tình cảm sâu nặng của người lính

D. Sự hi sinh kiêu hùng của người lính

Câu 18. Dòng nào không đúng nói về nội dung bốn câu thơ cuối đoạn ba của bài thơ Tây Tiến ?

A. Nói về cái cốt cách đa tình của người lính Tây Tiến

B. Thể hiện lí tưởng sống cao đẹp của người lính

C. Diễn tả sự hi sinh cao cả , lẫm liệt của người lính

D. Khẳng định sự bất tử của người lính đã hi sinh.

đáp án Trắc nghiệm bài Tây Tiến (Quang Dũng)

CâuĐáp ánCâuĐáp án
Câu 1ACâu 10D
Câu 2DCâu 11C
Câu 3CCâu 12C
Câu 4DCâu 13D
Câu 5ACâu 14C
Câu 6BCâu 15D
Câu 7BCâu 16C
Câu 8BCâu 17C
Câu 9ACâu 18A

Đăng bởi: THPT Lê Thánh Tôn

Chuyên mục: Lớp 12

Tags
Ngữ Văn Lớp 12 Trắc nghiệm Ngữ văn 12
THPT Lê Thánh Tôn Send an email
0 2 4 phút