Nhịp mạch trong 1 phút là bao nhiêu

Nhịp tim là thông số hàng đầu thông báo về tình trạng sức khỏe cơ thể, hay đặc biệt hơn là sức khỏe tim mạch. Mặc dù là chỉ số vô cùng quan trọng nhưng không phải ai cũng tỏ tường về chúng. Bác sĩ tim mạch xin cung cấp các chỉ số nhịp tim bình thường, cũng như 1 số cách tự đếm nhịp tim tại nhà.

Nhịp tim bình thường là như thế nào?

Đối với người trưởng thành, nhịp tim bình thường khi nghỉ ngơi từ 60 đến 100 nhịp mỗi phút.

Nhịp mạch trong 1 phút là bao nhiêu

Nhịp tim bình thường và cách đếm nhịp tim đúng cách

Thông thường người càng khỏe mạnh như những người thường xuyên tập thể hình hay những môn thể thao nặng thì nhịp tim càng thấp. Ví dụ, một vận động viên được đào tạo tốt có thể có một nhịp tim bình thường khi nghỉ ngơi chỉ khoảng 40 nhịp một phút. Tuy nhiên không phải cứ nhịp tim càng thấp thì càng khỏe mạnh vì đa số các trường hợp nhịp chậm là do bệnh lý.

Theo hiệp hội y tế vương quốc Anh, dưới đây là chỉ số nhịp tim bình thường theo từng lứa tuổi:

  • Trẻ sơ sinh: 120-160 nhịp/ phút.
  • Trẻ nhỏ từ 1 -12 tháng tuổi: 80-140 nhịp/ phút.
  • Trẻ nhỏ từ 1 đến 2 năm: 80-130 nhịp/ phút.
  • Trẻ nhỏ từ 2 đến 6 tuổi: 75-120 nhịp/ phút.
  • Trẻ nhỏ từ 7 đến 12 tuổi: 75-110 nhịp/ phút.
  • Người lớn trên 18 tuổi: 60-100 nhịp/ phút.
  • Vận động viên, người tập thể hình: 40-60 nhịp/ phút.

Nhịp tim có thể bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, bao gồm: Tình trạng sức khỏe; Mức độ hoạt động; Nhiệt độ không khí; Mùa; Tư thế (đứng, ngồi, nằm); Trạng thái tinh thần hoặc cảm xúc (ví như sự phấn khích , sợ hãi, giận dữ, lo lắng, và các yếu tố khác đều có thể làm tăng nhịp tim); trọng lượng cơ thể; ảnh hưởng của một số loại thuốc như thuốc hạ huyết áp, thuốc giãn phế quản…

Cách đếm nhịp tim đúng cách

Để đo nhịp tim của bạn, chỉ cần kiểm tra mạch đập. Đặt ngón trỏ và ngón giữa trên cổ của mình vào bên cạnh của khí quản ( Giữa cổ đo sang 2 bên khoảng 1- 2 cm). Để kiểm tra mạch đập ở cổ tay của bạn, đặt hai ngón tay giữa xương và gân ở cổ tay, phía trên nếp gấp cổ tay 2 cm, ở phía ngón cái của cổ tay.

Nhịp mạch trong 1 phút là bao nhiêu

Cách đếm nhịp tim bình thường đúng cách

Khi bạn cảm thấy nhịp, đếm số nhịp đập trong 15 giây. Nhân con số này bằng 4 để biết nhịp tim trong vòng một phút. Nhịp tim bình thường là từ 60-100 lần/ phút.

Nhịp tim bất thường có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh

Không phải ai cũng có chỉ số nhịp tim đẹp trong ngưỡng 60-100 nhịp/ phút. Vì trong rất nhiều bệnh có xuất hiện rối loạn nhịp tim gây các triệu chứng như đau thắt ngực, chóng mặt, khó thở... Có 2 loại rối loạn nhịp tim chính và thường gặp:

Những người mắc hội chứng nhịp tim chậm, cụ thể là dưới 60 nhịp/ phút đối với người không phải những người thường xuyên luyện tập thể lực nặng. Bình thường, nếu nhịp tim chậm không làm xuất hiện các triệu chứng thì không cần dùng thuốc khi xuất hiện các triệu chứng như ngất, mệt mỏi nhiều thì cần phải dùng thuốc. Nếu dùng thuốc không cải thiện được tình hình thì cần đặt máy tạo nhịp tim. Nguy hiểm nhất khi nhịp tim quá chậm (dưới 30 lần/ phút),não bị thiếu oxy một cách trầm trọng dẫn tới hôn mê, nếu không phát hiện và thực hiện các biện pháp làm tăng nhịp tim kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Những người mắc hội chứng nhịp tim nhanh, lúc nghỉ ngơi mà tim đập hơn 100 nhịp/ phút. Khi tim đập nhanh, việc bơm máu kém hiệu quả, không cung cấp đủ nhu cầu máu cho các cơ quan bộ phận trong cơ thể, bao gồm cả chính trái tim. Nhịp tim tăng cũng khiến cơ tim làm việc nhiều hơn, nhu cầu ôxy cần cho cơ tim cũng cao hơn, việc này có thể dẫn đến thiếu máu cục bộ cơ tim, xấu hơn là một cơn đau tim hay nhồi máu cơ tim nguy hiểm đến tính mạng.

Nhịp mạch trong 1 phút là bao nhiêu

Nhịp tim bất thường có thể là dấu hiệu của bệnh nhồi máu cơ tim

Lời khuyên từ Bác sĩ tim mạch

Có một nhịp tim bình thường và một trái tim khỏe mạnh là điều mà ai cũng mong muốn. Vì vậy để có được điều đó bạn luôn phải quan tâm đến sức khỏe của bản thân và phải theo dõi chúng thường xuyên

Tùy thuộc vào thể trạng, giới tính, độ tuổi mà nhịp tim chuẩn ở mỗi người có thể khác nhau. Ở người trưởng thành, khi nghỉ ngơi không vận động, nhịp tim chuẩn sẽ dao động từ 60 – 100 nhịp/phút. Nếu nhịp tim vượt quá 100 nhịp/phút thì đây chính là tình trạng nhịp tim nhanh.

Tuy nhiên, đối với những vận động viên chuyên nghiệp, người luyện tập thể thao đều đặn, nhịp tim có thể chỉ khoảng 40 – 50 nhịp/phút. Với người trên 60 tuổi, nhịp tim chỉ nằm trong khoảng 60 – 80 nhịp/phút và khi tim đập trên 80 nhịp/phút đã gây nên các triệu chứng hồi hộp, mệt, khó thở… Trường hợp này vẫn được xem là tim đập nhanh, cần điều trị.

Nhịp mạch trong 1 phút là bao nhiêu

Tim đập nhanh có thể vô hại nhưng cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý

Bảng tiêu chuẩn nhịp tim theo từng độ tuổi (Nghiên cứu của các cơ quan y tế quốc gia tại Vương quốc Anh)

Độ tuổi

Tiêu chuẩn nhịp tim (nhịp/phút)

 Trẻ sơ sinh

120 – 160

 Trẻ từ 1 – 12 tháng tuổi

80 – 140

 Trẻ từ 1 – 2 tuổi

80 – 130

 Trẻ từ 2 – 6 tuổi

75 – 120

 Trẻ từ 7 – 12 tuổi

75 – 100

 Người lớn từ 18 tuổi trở lên

60 – 100

 Người già trên 60 tuổi

60 – 80

Bảng giới hạn nhịp tim nhanh cho từng độ tuổi:

Độ tuổi

Giới hạn nhịp tim nhanh

Trẻ sơ sinh 1 – 2 tháng

> 179

Trẻ 3 – 5 tháng

> 186

Trẻ 6 – 11 tháng

> 169

1 – 2 tuổi

> 151

3 – 4 tuổi

> 137

5 – 7 tuổi

> 133

8 – 11 tuổi

> 130

12 – 15 tuổi

> 119

> 15 tuổi (trưởng thành)

> 100

2. Triệu chứng tim đập nhanh

  • Người khó thở hoặc thở hụt hơi, phải rướn người lên mới thở được.
  • Có cảm giác lo lắng, bồn chồn, hồi hộp.
  • Cảm nhận rõ tim đập mạnh, thình thịch trong ngực, cổ, họng và lồng ngực bị rung lên.
  • Lỗi nhịp.
  • Đau đầu, đau thắt ngực.
  • Chóng mặt, choáng ngất.

Nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng trên cần được thăm khám và điều trị sớm nhất để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Nhịp mạch trong 1 phút là bao nhiêu

Khi tim đập nhanh, người bệnh cảm thấy khó thở, hồi hộp, lo lắng

3. Nhịp tim nhanh có nguy hiểm không?

Nguyên nhân tim đập nhanh có thể do ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như tâm lý, chất kích thích, các hoạt động của cơ thể trước đó, cụ thể:

  • Xúc động mạnh, căng thẳng, hoảng sợ.
  • Trầm cảm.
  • Dùng chất kích thích như caffeine, rượu, nicotine, cocaine.
  • Do tác dụng phụ của thuốc ho, cảm cúm, thuốc trị hen suyễn, kháng sinh, giảm cân, thuốc làm thông mũi.
  • Sốt.
  • Tập luyện quá sức.
  • Thay đổi nội tiết tố do rối loạn tiền mãn kinh, mãn kinh, mang thai.
  • Sự nhạy cảm với thức ăn: ăn quá nhiều tinh bột, đường, chất béo, muối, nitrat, bột ngọt (MSG).

Ngoài ra, nhịp tim nhanh cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng:

4. Các biến chứng nguy hiểm khi nhịp tim nhanh bất thường

  • Ngất: Tim đập nhanh kéo dài dễ khiến huyết áp tụt đột ngột và gây ngất.
  • Ngưng tim: Là một biến chứng hiếm gặp nhưng một số trường hợp tim đập nhanh có thể làm tim ngừng đập, đe dọa tính mạng người bệnh.
  • Đột quỵ: Biến chứng của các bệnh tim mạch, có xuất hiện cơn rung nhĩ, hình thành các cục máu đông gây tắc mạch máu não.
  • Suy tim: Rung nhĩ là nguyên nhân gây suy tim nếu không điều trị sớm.

5. Chẩn đoán và điều trị nhịp tim nhanh

5.1. Chẩn đoán

- Khám lâm sàng:

  • Nghe nhịp tim bằng ống nghe.
  • Tìm kiếm những dấu hiệu của bệnh lý nội khoa khiến tim đập nhanh như cường giáp.

Nhịp mạch trong 1 phút là bao nhiêu

Cần thăm khám để chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời

- Khám cận lâm sàng:

  • Điện tâm đồ (ECG): là xét nghiệm không xâm lấn, thực hiện khi bạn nghỉ ngơi hoặc tập thể dục (điện tâm đồ gắng sức). Bác sĩ sẽ ghi lại các xung điện phát ra theo nhịp đập của tim bằng cách đặt các điện cực trên ngực của bạn. Với ECG, bác sĩ có thể phát hiện ra các bất thường trong cấu trúc của tim dẫn đến nhịp tim nhanh. 
  • Thiết bị Holter ECG test: Là thiết bị đo nhịp tim hiện đại nhất hiện nay. Holter ECG test ghi lại dữ liệu nhịp đến 7 ngày không gián đoạn, trong suốt mọi hoạt động thường ngày, kể cả khi tập luyện thể thao. Đặc biệt, cấu tạo thiết bị rất nhẹ và nhỏ gọn, rất thuận tiện khi sử dụng. Đặc biệt, dữ liệu nhịp tim được chuyên gia tại nước ngoài phân tích, đánh giá.
  • Siêu âm tim: Cho thấy hình ảnh chi tiết về cấu trúc và chức năng của tim.

5.2. Điều trị

Nếu tim đập nhanh không phải do bệnh lý hay các vấn đề bất thường ở tim thì rất hiếm khi điều trị. Bởi nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do các yếu tố tâm lý, cơ địa, lối sống. Vì vậy, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên giúp bạn tránh những nguyên nhân khởi phát bệnh và kiểm soát nhịp tim tốt hơn.

Trường hợp nhịp tim nhanh là dấu hiệu của bệnh lý về tim, tuyến giáp, tiểu đường… bác sĩ sẽ chỉ định điều trị đặc hiệu, chuyên biệt cho từng bệnh. Nếu chẩn đoán rối loạn nhịp tim nghiêm trọng, không thể điều trị nội khoa thì một số phương pháp can thiệp có thể áp dụng như đặt máy tạo nhịp, sốc điện tim, đốt điện sinh lý…

6. Cần làm gì để kiểm soát nhịp tim tốt hơn?

Ngoài thăm khám và điều trị trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa tim mạch, người bệnh cần thực hiện những biện pháp để kiểm soát nhịp tim tốt hơn:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều nhóm thực phẩm tốt cho tim mạch như rau xanh, trái cây, các loại hạt, ngũ cốc, cá giàu omega-3… Hạn chế tuyệt đối thức ăn đóng hộp, chế biến sẵn, mỡ động vật, trứng, sữa béo. 
  • Tập luyện thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, yoga… khoảng 30 phút mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe tim mạch.
  • Cân bằng điện giải, đảm bảo nồng độ các ion K+, Ca2+, Na+, Mg2+ luôn ổn định.
  • Cân bằng công việc, giảm bớt căng thẳng.
  • Uống đủ nước mỗi ngày.
  • Thư giãn, nghỉ ngơi phù hợp, tránh bị căng thẳng kéo dài.
  • Thay đổi, từ bỏ những thói quen xấu như hút thuốc, rượu bia, sử dụng các chất kích thích.

Nhịp mạch trong 1 phút là bao nhiêu

Rèn luyện sức khỏe mỗi ngày giúp cơ thể dẻo dai và tim khỏe mạnh hơn

7. Một số lưu ý cần chuẩn bị khi gặp bác sĩ

Nếu bạn có triệu chứng nhịp tim nhanh bất thường, cần đặt hẹn khám, tư vấn bác sĩ càng sớm càng tốt.

Các thông tin cần chuẩn bị khi thăm khám:

  • Liệt kê đầy đủ các triệu chứng liên quan đến nhịp tim nhanh đã xuất hiện trên cơ thể.
  • Tiền sử bệnh, tiền sử gia đình, các yếu tố nguy cơ tim mạch.
  • Các loại thuốc, thực phẩm chức năng… đang sử dụng.
  • Những thắc mắc cần hỏi bác sĩ (lý do gây nên tình trạng tim đập nhanh, tôi nên làm xét nghiệm gì?...)

Nhịp tim nhanh có thể do hồi hộp, căng thẳng nhưng cũng có thể là triệu chứng tiềm ẩn của nhiều bệnh lý nguy hiểm mà phổ biến nhất là các vấn đề về tim mạch. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe trái tim và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm, cần thăm khám sớm khi có các dấu hiệu bất thường và tầm soát tim mạch định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần.

Nhịp mạch trong 1 phút là bao nhiêu

CarePlus là địa chỉ tầm soát tim mạch uy tín tại TP.HCM

Hệ thống Phòng khám CarePlus là một trong những địa chỉ tầm soát tim mạch đáng tin cậy tại TP. HCM. Chuyên khoa Tim mạch CarePlus được đánh giá cao bởi có đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tim mạch như: bệnh tim bẩm sinh trong bào thai, bệnh mạch vành, loạn nhịp tim…

Ngoài ra, khi thăm khám và điều trị tại CarePlus, khách hàng hoàn toàn an tâm vì:

  • Chẩn đoán đúng bệnh, hạn chế việc sử dụng thuốc trong điều trị.
  • Chỉ định đúng xét nghiệm, can thiệp y học cần thiết.
  • Tư vấn kỹ lưỡng sau thăm khám, theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh, tham gia tích cực vào việc chữa trị cùng khách hàng và sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc (nếu có).
  • Hỗ trợ tư vấn và liên hệ với nhiều bệnh viện lớn tại TP. HCM để việc điều trị nội trú thuận tiện nhất (trường hợp cần nhập viện cấp cứu).
  • Sở hữu nhiều thiết bị tầm soát bệnh lý tim mạch hiện đại nhất hiện nay như: Holter ECG Bittium Faros, điện tâm đồ gắng sức, siêu âm tim Doppler màu... cho kết quả chính xác, cơ sở để điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Để tìm hiểu rõ hơn về các gói tầm soát tim mạch tại CarePlus, vui lòng truy cập: TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Tổng đài 1800 6116 để được tư vấn.

Dịch vụ Khám tư vấn tim mạch từ xa với Bác sĩ Chuyên khoa. Khách hàng có thể thực hiện cuộc gọi qua Zalo/ Viber/ Facebook/ Zoom trong vòng 15 phút chỉ với 375,000đ. Đăng ký TẠI ĐÂY