Nhiệm vụ chung của hướng dẫn viên du lịch

Hướng dẫn viên du lịch có quyền sau đây:

- Tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch;

- Nhận tiền lương và khoản thù lao khác theo hợp đồng;

- Tham gia các khóa bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề hướng dẫn du lịch;

- Trong trường hợp khẩn cấp hoặc bất khả kháng, được quyền thay đổi chương trình du lịch, điều chỉnh tiêu chuẩn, dịch vụ của khách du lịch.

Hướng dẫn viên du lịch có nghĩa vụ sau đây:

- Hướng dẫn khách du lịch theo nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng hướng dẫn;

- Tuân thủ, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật nơi đến du lịch, nội quy nơi đến tham quan; tôn trọng phong tục, tập quán của địa phương;

- Thông tin cho khách du lịch về chương trình du lịch, dịch vụ và các quyền, lợi ích hợp pháp của khách du lịch;

- Hướng dẫn khách du lịch theo đúng chương trình du lịch, có thái độ văn minh, tận tình và chu đáo với khách du lịch; báo cáo người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quyết định thay đổi chương trình du lịch trong trường hợp khách du lịch có yêu cầu;

- Có trách nhiệm hỗ trợ trong việc bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch;

- Tham gia khóa cập nhật kiến thức theo quy định tại khoản 4 Điều 62 của Luật này;

- Đeo thẻ hướng dẫn viên du lịch trong khi hành nghề hướng dẫn du lịch;

- Hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa phải mang theo giấy tờ phân công nhiệm vụ của doanh nghiệp tổ chức chương trình du lịch và chương trình du lịch bằng tiếng Việt trong khi hành nghề. Trường hợp hướng dẫn khách du lịch quốc tế thì hướng dẫn viên du lịch phải mang theo chương trình du lịch bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra hoạt động cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn du lịch và hoạt động hướng dẫn du lịch trên phạm vi toàn quốc.

Cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn du lịch và hoạt động hướng dẫn du lịch trên địa bàn.

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch có trách nhiệm sau đây:

- Kiểm tra, giám sát hoạt động của hướng dẫn viên du lịch trong việc tuân thủ pháp luật và hợp đồng đã ký với doanh nghiệp;

- Bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề hướng dẫn du lịch.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017?

Luật Hoàng Anh

CAM KẾT DỊCH VỤ

  • Đồng hành cùng Thân chủ.
  • Phương án tốt, giải pháp hay.
  • Bảo mật - Uy tín - Tin cậy - Chi phí thấp - Hiệu quả cao.
  • Dịch vụ pháp lý tốt số 2 tại Việt Nam.
  • Cam kết HOÀN TIỀN nếu thực hiện dịch vụ không thành công.

Cảm ơn quý vị và các bạn đã tin tưởng Luật Hoàng Anh, nếu có thắc mắc muốn giải đáp hãy liên hệ ngay cho chúng tôi.

Hướng dẫn viên du lịch là người trực tiếp tiếp xúc và phục vụ khách nhiều nhất trong toàn bộ hoạt động du lịch của các doanh nghiệp trong ngành du lịch. Vì vậy, chất lượng công việc có đạt hiệu quả tốt hay là do các hướng dẫn viên du lịch quyết định. Hướng dẫn viên du lịch còn có vai trò hết sức quan trọng, là người truyền tải thông tin, quảng bá hình ảnh thương hiệu về du lịch quốc gia cho doanh nghiệp, địa phương.

Ngoài việc sử dụng “cái lưỡi không xương”, tầm quan sát về tâm tư, thị hiếu của du khách và óc hài hước, nền tảng tri thức vững chắc của mình để làm cho những câu chuyện trên suốt chuyến đi thêm phần hấp dẫn thì người hướng dẫn viên phải luôn trang bị cho mình trạng thái lúc nào cũng phải Sẵn Sàng: sẵn sàng cho việc giải quyết những sự cố bất chợt xảy ra, sẵn sàng sức khỏe để có thể theo và hoàn thành suốt cuộc hành trình (khi thì lên núi, lúc thì xuống biển, hôm lại nóng, bữa thì lạnh…), ngoài chăm sóc cho mình còn có trách nhiệm chăm sóc và quan tâm du khách, đảm bảo số lượng, và an toàn cho mọi người, sẵn sàng để đối phó với những sự cố “dở khóc dở cười” mà chính từ những “thượng đế” của mình mang lại như: tình trạng du khách không hài lòng về chuyến đi, hoặc những lời cợt giễu khiếm nhã, gạ tình, hoặc xung đột xảy ra ngay giữ những người đi cùng đoàn với nhau…

Những lúc như vậy, người hướng dẫn viên phải giữ cho mình 1 trái tim nóng yêu nghề và 1 cái đầu lạnh để giải quyết thì mới thành công. Dù mệt mỏi hay khó chịu thì bản thân cũng phải luôn giữ cho mình 1 tinh thần sắc thái thật tươi tỉnh, nụ cười luôn phải giữ trên môi và luôn luôn phải giữ bình tĩnh trong mọi tình huống.

Tóm lai, Khi đã trở thành 1 hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp điều đầu tiên phải luôn đặt trong tim là nhiệm vụ của mình là gì? Hướng dẫn viên không chỉ đơn thuần là 1 người hướng dẫn mà còn phải làm cho chuyến đi hoàn thành 1 cách trọn vẹn theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Công việc nào cũng có những khó khăn nhất định, để gắn bó với nghề thì điều tiên quyết phải có niềm đam mê. Để tồn tại được với nghề hướng dẫn viên du lịch thì phải không ngừng trau dồi, học hỏi từ bạn bè đồng nghiệp, từ những tình huống thực tế và học từ chính du khách. Kiến thức thực tế là cả kho tàng mình phải dày công khai thác.

Tham khảo về điều 76, điều 77 của Luật du lịch

Điều 76. Quyền và nghĩa vụ của hướng dẫn viên

  1. Hướng dẫn viên có các quyền sau đây:

a) Hướng dẫn khách du lịch theo nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng đã ký với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành;

b) Tham gia tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch;

c) Nhận lương, thù lao theo hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành;

d) Tham gia thi tuyển, công nhận cấp bậc nghề nghiệp hướng dẫn viên;

đ) Trong trường hợp khẩn cấp hoặc bất khả kháng, được quyền thay đổi chương trình du lịch, điều chỉnh tiêu chuẩn, dịch vụ của khách du lịch nhưng phải báo cáo với người có thẩm quyền ngay khi điều kiện cho phép và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

  1. Hướng dẫn viên có các nghĩa vụ sau đây:

a) Tuân thủ và hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật Việt Nam, nội quy, quy chế nơi đến tham quan, du lịch và tôn trọng phong tục, tập quán của địa phương;

b) Thông tin về lịch trình, chương trình du lịch cho khách du lịch và các quyền lợi hợp pháp của khách du lịch;

c) Hướng dẫn khách du lịch theo đúng chương trình du lịch, có thái độ văn minh, tận tình và chu đáo với khách; trường hợp khách du lịch có yêu cầu thay đổi chương trình du lịch thì phải báo cáo người có thẩm quyền quyết định;

d) Có trách nhiệm trong việc bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, tài sản của khách du lịch;

đ) Hoạt động đúng quy định tại khoản 1 Điều 72 của Luật này; đeo thẻ hướng dẫn viên trong khi hướng dẫn du lịch;

e) Tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức định kỳ cho hướng dẫn viên do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức;

g) Bồi thường cho khách du lịch, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành về thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

Điều 77. Những điều hướng dẫn viên du lịch không được làm

  1. Cung cấp thông tin làm phương hại chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội.
  2. Có hành vi gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, truyền thống, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc; làm sai lệch giá trị văn hoá, lịch sử Việt Nam.
  3. Đưa khách du lịch đến khu vực cấm.
  4. Thu lợi bất chính từ khách du lịch; nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ.
  5. Tùy tiện thay đổi chương trình du lịch, cắt giảm tiêu chuẩn, dịch vụ của khách du lịch.
  6. Phân biệt đối xử đối với khách du lịch.
  7. Cho người khác sử dụng thẻ hướng dẫn viên của mình hoặc sử dụng thẻ hướng dẫn viên của người khác; sử dụng thẻ hướng dẫn viên đã hết hạn.

Khóa học nghiệp vụ du lịch lấy thẻ hướng dẫn viên quốc tế:

Khóa học dành cho các bạn học trái ngành mà đam mê làm hướng dẫn viên. Hotline: 0973 86 86 80

Trung cấp du lịch và Cao đẳng quản trị du lịch

Du lịch là ngành mũi nhọn của Việt Nam, mỗi năm tạo ra cơ hội việc làm cho hàng triệu lao động. Trong đó, Hướng dẫn viên Du lịch (HDVDL) là nghề rất được giới trẻ yêu thích và có tiềm năng phát triển mạnh mẽ. Vậy Hướng dẫn viên Du lịch là gì? Cùng CET tìm hiểu ngay sau đây nhé!


HDVDL là người quyết định sự thành bại của chuyến đi, hình ảnh, kiến thức và kỹ năng của họ sẽ có ảnh hưởng đến thương hiệu của đơn vị. Do đó, để trở thành HDVDL bạn không chỉ có đam mê mà còn phải đáp ứng được những yêu cầu của nhà tuyển dụng, đồng thời phải luôn tự học hỏi, nâng cao kiến thức của mình.

Hướng dẫn viên Du lịch là gì?

HDVDL hay còn gọi là Tour Guide là người hoạt động trong lĩnh vực Du lịch, sử dụng ngôn ngữ để giới thiệu và giải thích những thông tin chính xác nhất về danh lam thắng cảnh, điển tích, di sản văn hóa, thiên nhiên của một khu vực nào đó liên quan đến mục đích du lịch của khách.

Hướng dẫn viên Du lịch là người giới thiệu, trình bày về địa điểm tham quan cho du khách hiểu rõ (Ảnh: Internet)

Về mặt lữ hành, HDVDL là người thực hiện điều khoản nội dung được thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng cung ứng dịch vụ du lịch lữ hành với mục đích mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. Ngoài ra, HDVDL cũng cung cấp những thông tin liên quan đến các điểm tham quan trong suốt chuyến hành trình.

Vai trò, nhiệm vụ của Hướng dẫn viên Du lịch

Nhiệm vụ của Hướng dẫn viên Du lịch là gì? (Ảnh: Internet)

  • Xây dựng mối quan hệ và tiếp xúc với khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau, thu hút thêm khách hàng mới sử dụng tour của doanh nghiệp.
  • HDVDL luôn trong vai trò là người bạn đồng hành với du khách trong suốt hành trình khám phá địa điểm tham quan, từ ăn uống, mua sắm cho đến nghỉ ngơi…
  • Hướng dẫn viên là người đại diện công ty du lịch đứng ra thu xếp, giải quyết các vấn đề, tình huống xảy ra trong chuyến đi để du khách yên lòng tận hưởng hành trình.
  • Ngoài ra, HDVDL còn có nhiệm vụ quảng bá hình ảnh, thương hiệu của công ty. Thậm chí, họ còn là người đại diện cho Chính phủ giới thiệu với du khách về những nét đẹp lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh của dân tộc.
  • Không chỉ vậy, một HDVDL còn có vai trò khảo sát, nắm bắt thị hiếu của khách hàng cũng như những ý kiến phản hồi để giúp doanh nghiệp xây dựng các tour du lịch hoặc chiến lược kinh doanh tốt nhất.

Xem thêm: Ưu điểm của nghề Hướng dẫn viên du lịch

Kỹ năng cần có của HDV Du lịch

Ngoài kỹ năng chuyên môn, HDVDL phải được trang bị kiến thức về văn hóa, lịch sử, chính trị vững vàng cũng như có trình độ giao tiếp linh hoạt. Và đương nhiên chính là sự tự tin, niềm đam mê và dám đương đầu với mọi thử thách, có thể giải quyết bất kỳ tình huống nào trong suốt quá trình dẫn tour. Bên cạnh đó, HDVDL phải rèn luyện một số kỹ năng sau: Kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống, kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ, kỹ năng thuyết trình – thuyết phục, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng tổ chức, làm việc nhóm, kỹ năng sử dụng các phương tiện truyền thông…

Hướng dẫn viên du lịch phải có có nền tảng kiến thức và kỹ năng vững chắc (Ảnh: Intrenet)

Mức lương của HDV Du lịch

Mức lương của HDVDL phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm và quy mô doanh nghiệp. Tuy nhiên đối với HDV nội địa mức lương cứng thường dao động từ 4 – 6,5 triệu/tháng và HDVDL quốc tế có mức lương từ 5,5 – 10 triệu/tháng, chưa tính các khoản hoa hồng, thưởng và tip từ khách. Nếu tính tổng tất cả, mức lương của HDVDL có thể lên đến từ 10 – 30 triệu/tháng. Nhìn chung, mức lương của HDVDL có phần cao hơn so với các ngành nghề khác.

Tổng kết

Với những thông tin trên, bạn đã giải đáp được thắc mắc nghề Hướng dẫn viên Du lịch là gì phải không nào? Dù là ngành nghề nào cũng sẽ luôn có nỗi khổ và niềm vui. Mặc dù bạn phải chăm sóc từng “milimet” cho nhiều người, thường xuyên đi xa, chịu nhiều áp lực nhưng bù lại bạn được đi nhiều nơi, làm quen được nhiều người mới và đặc biệt có mức thu nhập khá dẫn dẫn. Do đó, nếu yêu thích, thì ngại gì mà không dấn thân bạn nhé! Nếu bạn đi du lịch và muốn theo ngành thì ngay bây giờ có thể chọn ngay KHÓA HỌC HƯỚNG DẪN DU LỊCH để được giảng dạy lấy bằng để xin việc trong tương lai nhé.

ĐỊNH HƯỚNG HỌC NGHỀ

Video liên quan

Chủ đề