Nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2021

Tin tức - Sự kiệnTin nội bộ
Báo cáo sơ bộ kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính năm 2021; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2022
Page Content

I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH

1. Xây dựng, ban hành kế hoạch cải cách hành chính

Thực hiện Kế hoạch số 3821/KH-UBND ngày 22/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành Kế hoạch cải cách hành chính (viết tắt là CCHC) năm 2021; căn cứ chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm tình hình thực tế của cơ quan, Sở Nông nghiệp & PTNT đã ban hành Kế hoạch số 67/KH-SNN ngày 25/12/2020 về CCHC năm 2021. Đến nay, Sở đã triển khai hoàn thành các nội dung theo đúng tiến độ trong kế hoạch đã đề ra.

2. Tổ chức, chỉ đạo, điều hành CCHC

2.1. Việc ban hành Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ được UBND tỉnh giao tại các Kế hoạch: số 1234/KH-UBND ngày 21/5/2021 về việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Hà Nam năm 2021; số 1182/KH-UBND ngày 18/5/2021 về việc hành động nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) tỉnh Hà Nam năm 2021; số 1800/KH-UBND ngày 25/6/2019 về việc nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước, (SIPAS) của tỉnh năm 2019 và những năm tiếp theo:

Sở đã ban hành Kế hoạch số 33/KH-SNN ngày 09/8/2021 về Triển khai thực hiện Kế hoạch số 1234/KH-UBND ngày 21/5/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam về Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Hà Nam năm 2021 và Kế hoạch số 29/KH-SNN ngày 03/6/2021 về Hành động nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) năm 2021; trong đó chỉ đạo các phòng, đơn vị triển khai nghiêm túc, thực hiện tốt các nội dung, chỉ số theo yêu cầu của UBND tỉnh.

2.2. Về ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành về công tác CCHC:

* Các Quyết định: Quyết định số 40/QĐ-SNN ngày 06/2/2020 về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Quyết định số 24/QĐ-SNN ngày 09/3/2021 về việc thay đổi Trưởng ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

* Các Kế hoạch: Kế hoạch số 67/KH-SNN ngày 25/12/2020 về cải cách hành chính năm 2021; Kế hoạch số 47/KH-SNN ngày 17/8/2020 về ứng dụng công nghệ thông tin và bảo đảm an toàn thông tin mạng năm 2021; Kế hoạch số 02/KH-SNN ngày 05/01/2021 về rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2021; Kế hoạch số 03/KH-SNN ngày 05/1/2021 về kiểm soát thủ tục hành chính năm 2021; Kế hoạch số 05/KH-SNN ngày 07/01/2021 về tự kiểm tra, kiểm tra, rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2021; Kế hoạch số 15/KH-SNN ngày 21/01/2021 về truyên truyền cải cách hành chính năm 2021; Kế hoạch số 23/KH-SNN ngày 26/02/2021 kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2021.

2.3. Về tổ chức các hội nghị, buổi họp giao ban công tác CCHC; công tác thi đua khen thưởng gắn với thực hiện nhiệm vụ CCHC

Xác định công tác CCHC là nhiệm vụ trọng tâm, tại các cuộc họp, giao ban định kỳ, đột xuất, Đảng ủy Ban Giám đốc Sở thường xuyên chỉ đạo các phòng, đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện tốt Kế hoạch công tác CCHC năm 2021; đảm bảo tính thống nhất trong tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể và cán bộ, công chức về các chủ trương, nhiệm vụ và giải pháp CCHC gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; nhiệm vụ CCHC là một trong các cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, năng lực lãnh đạo, điều hành và trách nhiệm của thủ trưởng các phòng, đơn vị trực thuộc Sở, là một trong những tiêu chí đánh giá bình xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân và đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức hàng năm. Kiện toàn Ban Chỉ đạo CCHC của Sở Nông nghiệp & PTNT gồm 16 đồng chí, trong đó đồng chí Giám đốc Sở làm Trưởng ban, các thành viên là thủ trưởng các phòng, đơn vị thuộc Sở.

2.4. Những sáng kiến trong triển khai thực hiện công tác CCHC tại các cơ quan, đơn vị:

Hội đồng Khoa học Công nghệ của Sở đã xét, công nhận 28 sáng kiến cải tiến kỹ thuật hoặc có giải pháp cải tiến lề lối làm việc và hiện đã đưa vào áp sụng có hiệu quả trong công tác nhằm nâng cao năng lực quản lý, tăng năng suất lao động, trong đó có 05 sáng kiến, giải pháp áp dụng trong công tác cải cách hành chính của Sở năm 2021 (theo Quyết định số 18/QĐ-HĐKH&CN của Hội đồng Khoa học Công nghệ Sở Nông nghiệp & PTTN ngày 20/10/2021 về việc công nhận sáng kiến cải tiến kỹ thuật năm 2021).

3. Kiểm tra cải cách hành chính

3.1. Việc ban hành Kế hoạch kiểm tra CCHC năm 2021:

Căn cứ Kế hoạch công tác năm 2021 về cải cách hành chính, Sở ban hành Kế hoạch số 23/KH-SNN&PTNT ngày 26/02/2021 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiểm tra công tác CCHC năm 2021.

3.2. Kết quả kiểm tra và việc xử lý các vấn đề đặt ra sau khi tiến hành kiểm tra:

Sở đã ban hành Quyết định số 149/QĐ-SNN ngày 04/8/2021 về việc thành lập Đoàn kiểm tra công tác cải cách hành chính tại các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT năm 2021; Đoàn Kiểm tra đã ban hành Thông báo số 30/TB-ĐKT ngày 05/8/2021 về thời gian, địa điểm kiểm tra công tác CCHC tại các đơn vị thuộc Sở năm 2021, Đoàn kiểm tra đã tiến hành kiểm tra tại 6 Chi cục trực thuộc Sở vào ngày 13, 16 và 17/8/2021 (các Chi cục được kiểm tra gồm: Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Chăn nuôi và Thú y; Thủy lợi; Phát triển nông thôn; Kiểm lâm; Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản). Đoàn Kiểm tra đã gửi thông báo kết quả kiểm tra tới các đơn vị, Đoàn kiểm tra cũng đề nghị các đơn vị tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong công tác cải cách hành chính, khắc phục ngay các tồn tại, hạn chế để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong công tác CCHC trong năm 2021.

4. Công tác tuyên truyền CCHC

Thực hiện công tác tuyên truyền về CCHC, Sở Nông nghiệp & PTNT đã ban hành Kế hoạch số 15/KH-SNN ngày 21/01/2021 về tuyên truyền cải cách hành chính năm 2021. Theo đó, công tác CCHC tiếp tục được tuyên truyền sâu rộng dưới nhiều hình thức như:

- Thực hiện tuyên truyền thông qua Trang thông tin điện tử của Sở và Bản tin Nông nghiệp - nông thôn

- Lồng ghép việc tuyên truyền CCHC, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính trong các cuộc họp của đơn vị, các hội nghị tuyên truyền, sơ kết, tổng kết công tác của Sở.

- Công khai đầy đủ rõ ràng, đúng quy định các thủ tục hành chính tại Trung tâm Hành chính công tỉnh, trên cổng thông tin điện tử của Sở; tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tra cứu, tìm hiểu thông tin và các hình thức tuyên truyền khác phù hợp với đặc điểm, tình hình của các phòng, đơn vị trực thuộc Sở.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Cải cách thể chế

1.1. Công tác xây dựng, tham mưu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2021

Công tác tham mưu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được Sở thực hiện theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ Quy định chi tiết một sốđiều và biện phápthihành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Năm 2021, Sở tham mưu xây dựng 03 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó:

- Về Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh "Ban hành quy định số lượng, tiêu chuẩn và chế độ chính sách đối với nhân viên kỹ thuật cấp xã ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Nam" đã được phê duyệt vào kỳ họp chuyên đề năm 2021.

- Về dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh "Về việc quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hà Nam"; Sở NN&PTNT đã hoàn thành dự thảo để trình HĐND tỉnh xem xét quyết định, vào kỳ họp cuối năm 2021.

- Về dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh "Ban hành quy định chính sách hỗ trợ một số nội dung sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Nam"; Sở NN&PTNT đã hoàn thành dự thảo để trình HĐND tỉnh xem xét quyết định, vào kỳ họp cuối năm 2021.

1.2. Công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL)

Sở đã ban hành Kế hoạch số 05/KH-SNN&PTNT ngày 07/01/2021 của Sở Nông nghiệp & PTNT về tự kiểm tra, kiểm tra, rà soát và hệ thống hóa VBQPPL trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2021; trên cơ sở đó, Sở đã triển khai thực hiện công tác tự kiểm tra, kiểm tra, rà soát và hệ thống hóa văn bản trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2021, kết quả như sau:

- Các VBQPPL thực hiện tự kiểm tra, kiểm tra, rà soát và hệ thống hóa: 18 văn bản (viết tắt là VB), trong đó còn hiệu lực: 18 VB.

+ Các nội dung tự kiểm tra, kiểm tra: Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đúng căn cứ pháp lý: 18 VB; văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đúng thẩm quyền: 18 VB; nội dung văn bản phù hợp với quy định của pháp luật: 15 VB; văn bản được ban hành đúng trình tự, thủ tục, thể thức, kỹ thuật trình bày theo quy định của pháp luật: 18 VB

- Kiến nghị, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền:

+ Danh mục các VBQPPL kiến nghị giữ nguyên: 15 VB.

+ Danh mục các VBQPPL cần đình chỉ việc thi hành, ngưng hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc ban hành mới: 3 VB.

1.3. Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các VBQPPL

Trên cơ sở Kế hoạch của UBND tỉnh về theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2021, Sở ban hành Kế hoạch số 19/KH-SNN ngày 18/02/2021 về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và công tác hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2021; trong đó đã triển khai phổ biến và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước, của các bộ, ngành cũng như của HĐND, UBND tỉnh. Trong đó tập chung quán triệt và tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định, văn bản liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Do thực hiện, quán triệt tốt nghị quyết của đảng, các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước, của các bộ, ngành, các văn bản QPPL được triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời và đúng quy định.

2. Cải cách thủ tục hành chính (TTHC), thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông

2.1. Việc ban hành kế hoạch rà soát, đánh giá TTHC theo quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát TTHC và các đề án, kế hoạch của tỉnh:

Ban hành các Kế hoạch: số 02/KH-SNN ngày 05/01/2021 về rà soát, đánh giá thủ tục hành chính; số 03/KH-SNN ngày 05/1/2021 về kiểm soát thủ tục hành chính năm 2021. Đến nay, Sở đã triển khai hoàn thành các nội dung theo đúng tiến độ trong kế hoạch đã đề ra.

2.2. Việc thực hiện các phương án đơn giản hóa TTHC theo quy định của Chính phủ, các bộ, ngành và của tỉnh; trong đó nêu rõ kết quả sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ TTHC và các quy định liên quan đến TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị:

Tham mưu giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh công bố ban hành 07 Quyết định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể như sau:

- Quyết định số 450/QĐ-UBND ngày 15/3/2021 về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Quyết định số 862/QĐ-UBND ngày 02/6/2021 về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, được thay thế và bị bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Quyết định số 863/QĐ-UBND ngày 02/6/2021 về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, được thay thế và bị bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Quyết định số 1203/QĐ-UBND ngày 15/7/2021 về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính ban hành mới và bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Quyết định số 1204/QĐ-UBND ngày 15/7/2021 về việc công bố thủ tục hành chính ban hành mới và bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Quyết định số 1473/QĐ-UBND ngày 13/8/2021 về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực Phòng, chống thiên tai thuộc thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã tỉnh Hà Nam.

- Quyết định số 1474/QĐ-UBND ngày 13/8/2021 về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực Phòng, chống thiên tai thuộc thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã tỉnh Hà Nam.

- Quyết định số 1663/2021/QĐ-UBND, ngày 20/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung và thay thế thuộc phạm vi chức năng quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam.

Trong đó: Ban hành mới 08 TTHC; sửa đổi, bổ sung 04 TTHC; thay thế từ 07 TTHC còn 06 TTHC; Bãi bỏ 06 TTHC. Số ngày giải quyết được cắt giảm: 176/542 = 38,94%. Tính lũy kế đến ngày 25/10/2021, tổng số ngày cắt giảm được là: 1870/2914 = 64,17%.

Tính đến ngày 25/10/2021, Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp & PTNT đang quản lý là 82 TTHC.

2.3. Việc công bố, cập nhật TTHC; công khai TTHC theo quy định tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, trên cổng thông tin điện tử và các hình thức công khai khác:

Sau khi các TTHC được UBND tỉnh công bố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Công ty Viễn thông VNPT tiến hành công bố, cập nhật đầy đủ số liệu TTHC trên cổng dịch vụ công quốc gia, trang Website một cửa điện tử của tỉnh và cổng thông tin điện tử của ngành.

Trên trang Website một cửa điện tử của tỉnh https://motcua.hanam.gov.vn đơn vị công bố, cập nhật đầy đủ 82 TTHC thuộc đơn vị quản lý và tham gia giải quyết. Phân theo mức độ Dịch vụ công (DVC): có 12 DVC đăng ký giải quyết ở mức độ 3 và 70 DVC đăng ký giải quyết ở mức độ 4.

2.4. Kết quả tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết:

Đến nay, Sở Nông nghiệp & PTNT không nhận được phản ánh, kiến nghị của tổ chức, công dân và doanh nghiệp về chất lượng, thời gian giải quyết TTHC trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

2.5. Về tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông:

Năm 2021, Sở Nông nghiệp & PTNT cử 03 cán bộ đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ luân phiên làm việc tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong lĩnh vực nông nghiệp & PTNT tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; các cán bộ được cử đến làm việc luôn thực hiện tốt quy chế làm việc; thực hiện tốt việc tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả cho các tổ chức, cá nhân nhanh chóng và thuận tiện. Hiện nay, Sở Nông nghiệp & PTNT có 82/82 TTHC thực hiện theo cơ chế một cửa tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh.

Thực hiện Công văn số 2325/VPUB-KSTT ngày 01/10/2021 của Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc rà soát, lập danh mục thủ tục hành chính liên thông, danh mục thủ tục hành chính thực hiện tại Bộ phận một cửa và xây dựng quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính; Sở đã triển khai rà soát, tổng hợp danh mục thủ tục hành chính liên thông cùng cấp, liên thông các cấp; danh mục thủ tục hành chính thực hiện và không thực hiện tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Tính đến 25/10/2021, số hồ sơ yêu cầu giải quyết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại Trung tâm Phục vụ hành chính công là 197 hồ sơ, trong đó có 166 hồ sơ tiếp nhận trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, chiếm tỷ lệ 84,2%. Số hồ sơ giải quyết đúng hạn là 197/197 hồ sơ, đạt 100% (không có hồ sơ giải quyết quá hạn), cụ thể như sau:

- Số hồ sơ tiếp nhận trực tuyến mức độ 3 là 56 hồ sơ, đạt tỷ lệ 28,4%;

- Số hồ sơ tiếp nhận trực tuyến mức độ 4 là 110 hồ sơ, đạt tỷ lệ 55,8%;

- Số hồ sơ tiếp nhận qua dịch vụ bưu chính công ích là 3 hồ sơ, đạt tỷ lệ 1,52%;

- Số hồ sơ trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích là 93 hồ sơ, đạt tỷ lệ 47,2%.

3. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

3.1. Rà soát về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, biên chế của đơn vị

Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nam được quy định tại Quyết định số 25/QĐ-UBND ngày 26/7/2016 của UBND tỉnh Hà Nam và Quyết định số 38/2019/QĐ-UBND v/v sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định cố 25/2016/QĐ-UBND ngày 26/7/2016 của UBND tỉnh Hà Nam về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hà Nam;

Thực hiện Quyết định số 527/QĐ-UBND ngày 30/3/2021 của UBND tỉnh Hà Nam về việc Phê duyệt Đề án thực trạng và giải pháp sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; Sở đã tham mưu, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt việc sáp nhập Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật với Chi cục Kiểm lâm để thành lập Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Kiểm lâm (theo Quyết định số 1395/QĐ-UBND ngày 02/8/2021 về việc sáp nhập Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật với Chi cục Kiểm lâm thành Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Kiểm lâm trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Đến 25/10/2021, cơ cấu tổ chức của Sở gồm Lãnh đạo Sở, 05 phòng, 05 chi cục và 01 trung tâm trực thuộc (giảm 01 chi cục so với năm 2020)

3.2. Tình hình quản lý biên chế của đơn vị:

Công tác quản lý, sử dụng biên chế được thực hiện chặt chẽ theo sự phân cấp của UBND tỉnh và trên cơ cở yêu cầu của từng vị trí để bố trí sử dụng một cách hợp lý và phát huy khả năng của cán bộ, công chức, viên chức. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu thực tế được giao, Sở đã thực hiện tốt việc phân bổ sử dụng biên chế cho các đơn vị trực thuộc đảm bảo công bằng, minh bạch và công khai đối với tất cả các đơn vị thuộc và trực thuộc trong toàn Sở. Năm 2021, Sở đã thực hiện phân bổ chỉ tiêu biên chế công khai đối với các đơn vị trực thuộc.

​3.3. Tình hình triển khai thực hiện quy chế làm việc của đơn vị:

Các phòng, đơn vị trực thuộc Sở và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nghiêm túc thực hiện Quy chế làm việc của Sở được ban hành tại Quyết định số 562/QĐ-SNN&PTNT ngày 02/12/2016 của Sở Nông nghiệp & PTNT;

3.4. Về kiểm tra, đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của các đơn vị trực thuộc

Sở đã ban hành Quyết định số 166/QĐ-SNN ngày 17/8/2021 về việc thành lập Đoàn kiểm tra tình hình tổ chức và hoạt động của các đơn vị thuộc Sở năm 2021; Kế hoạch số 01/KH-ĐKT ngày 20/8/2021 kiểm tra tình hình tổ chức và hoạt động của các đơn vị thuộc Sở năm 2021; đoàn tiến hành kiểm tra tại 4 đơn vị thuộc Sở (gồm: Văn phòng Sở, phòng KH-TC, Phòng QLXDCT và Trung tâm Khuyến nông). Kết thúc đợt kiểm tra, Đoàn kiểm tra gửi thông báo kết quả kiểm tra tới các đơn vị, trong đó đề nghị các đơn vị tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục các tồn tại, hạn chế để tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ nhiệm vụ được giao trong năm 2021.

3.5. Thực hiện phân cấp quản lý theo Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 21/3/2016 của Chính phủ về phân cấp quản lý giữa Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 24/6/2020 của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực:

Sở Nông nghiệp & PTNT đã tham mưu, trình UBND tỉnh ban hành các Quyết định về thực hiện phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, cụ thể như sau:

- Quyết định số 34/2019/QĐ-UBND ngày 04/9/2019 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định trách nhiệm của các cấp, các ngành về quản lý đất đai, giải quyết các thủ tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tỉnh Hà Nam giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2025;

- Quyết định số 41/2019/QĐ-UBND ngày 23/10/2019 của UBND tỉnh về việc Ban hành quy định phân cấp quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Hà Nam;

- Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 06/02/2020 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định quản lý công trình nước sạch tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Nam;

- Quyết định số 06/2020/QĐ-UBND ngày 30/3/2020 của UBND tỉnh Về việc ban hành quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Việc thực hiện các quy định về phân cấp trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn trong thời gian qua là hoàn toàn phù hợp với thực tế, tạo điều kiện cho các ngành, địa phương chủ động trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền theo định, tăng cường trách nhiệm, tính chủ động trong tác quản lý, giảm bớt một số quy trình, thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết công việc. Việc thực hiện các quyết định của tỉnh về phân cấp trên lĩnh vực quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn là việc làm thiết thực nhằm nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tạo được sự chủ động trong công tác quản lý, điều hành trong cơ quan. Vì vậy, cần tiếp tục phân cấp những nội dung đã được UBND tỉnh quyết định.

4. Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách chế độ công vụ, công chức

4.1. Thực hiện các quy định về quản lý cán bộ công chức, viên chức

- Công tác quản lý cán bộ công chức, viên chức:

+ Công tác tuyển dụng, tiếp nhận: Thực hiện quy trình xét chuyển viên chức thành công chức đối với 01 trường hợp công tác tại Trung tâm Khuyến nông và điều động về làm chuyên viên tại Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản; thực hiện quy trình tiếp nhận 01 viên chức vào làm công chức để bổ nhiệm chức vụ Phó Chi cục trưởng Chi cục QLCL nông lâm sản và Thủy sản.

+ Công tác sử dụng: Công tác quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện đúng quy định, chặt chẽ theo sự phân cấp của UBND tỉnh và trên cơ cở yêu cầu của từng vị trí việc làm, từng công việc để bố trí sử dụng con người một cách hợp lý và phát huy khả năng của mỗi người.

+ Công tác quy hoạch: Thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các phòng và đơn vị thuộc Sở theo đúng quy định. Năm 2021, thực hiện quy hoạch đối với 72 công chức, viên chức quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý tại các phòng, đơn vị thuộc Sở; trong đó bổ sung vào quy hoạch là 03 người và đưa ra khỏi quy hoạch là 05 người.

+ Công tác bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức: Được thực hiện, đảm bảo theo đúng các quy định về quy trình bổ nhiệm và bổ nhiệm lại của Trung ương, Tỉnh ủy và UBND tỉnh.Thực hiện quy trình bổ nhiệm lại 01 chức danh Phó Giám đốc Sở và 03 chức danh lãnh đạo quản lý cấp phòng và tương đương. Thực hiện quy trình bổ nhiệm đối với 05 chức danh bao gồm: Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, Phó Chánh Văn phòng Sở, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và Phó Chi cục trưởng Chi cục QLCL nông lâm sản và thủy sản.

Thực hiện Quyết định số 1389/QĐ-UBND ngày 02/8/2021 của UBND tỉnh Hà Nam về việc điều động và bổ nhiệm chức vụ Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hà Nam đối với ông Khương Văn Tuyến.

+ Công tác điều động, luân chuyển: Tháng 01/2020, thực hiện công tác điều động 01 công chức là chuyên viên Chi cục Phát triển nông thôn về làm chuyên viên Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật. Tháng 8/2021, thực hiện Quyết định số 222/QĐ-SNV ngày 30/7/2021 về việc chuyển công tác đối với 01 công chức đang công tác tại Chi cục Thủy lợi.

+ Công tác đánh giá, thi đua, khen thưởng và kỷ luật: Hàng năm, Sở đều triển khai và thực hiện tốt các quy định của Trung ương, của tỉnh và hướng dẫn của Sở Nội vụ về công tác đánh giá, phân loại công chức, viên chức và người lao động. Kết quả phân loại, đánh giá công chức, viên chức và người lao động năm 2020: Tổng số cán bộ, công chức, viên chức tham gia phân loại, đánh giá: 162 người, trong đó: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: 19/162 người = 11,73%; Hoàn thành tốt nhiệm vụ: 131/162 người =80,86 %; Hoàn thành nhiệm vụ: 4/162 người = 2,47%; Không hoàn thành nhiệm vụ: 8/162 người = 4,94%. Thông qua việc đánh giá công chức, viên chức và người lao động hàng năm để làm cơ sở cho cho việc khen thưởng, biểu dương kịp thời những cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; đồng thời kịp thời phê bình những cán bộ lơ là, thiếu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ.

+ Công tác thực hiện các chế độ chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức: Các chế độ chính sách đối với công chức, viên chức và hợp đồng lao động được thực hiện tốt đảm bảo các quyền lợi về chế độ chính sách cho người lao động như: thực hiện chế độ nâng lương thường xuyên đối với 17 công chức, viên chức; nâng mức hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung đối với 04 công chức, nâng mức hưởng phụ cấp thâm niên nghề đối với 07 công chức trực thuộc Sở kỳ 1 năm 2021; đảm bảo các thủ tục, quyền lợi về bảo hiểm đối với cán bộ, công chức trong Sở.

- Công tác xây dựng Đề án xác định vị trí việc làm gắn với cơ cấu công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị của các đơn vị trực thuộc:

Thực hiện Quyết định số 2051/QĐ-BNV ngày 31/12/2015 của Bộ Nội vụ về việc phê duyệt danh mục vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính của tỉnh Hà Nam, Công văn số 634/UBND-NC ngày 29/3/2016 về việc triển khai hoàn thiện các nội dung của Đề án vị trí việc làm trong các cơ quan hành chính nhà nước, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hướng dẫn các phòng, chi cục trực thuộc xác định vị trí việc làm, hoàn thiện bản mô tả công việc và xây dựng khung năng lực của từng vị trí việc làm đã được Bộ Nội vụ phê duyệt, cụ thể là tổng số vị trí việc làm đã được Bộ Nội vụ phê duyệt là 58 vị trí, trong đó nhóm lãnh đạo quản lý, điều hành 16 vị trí; nhóm chuyên môn, nghiệp vụ 29 vị trí; nhóm phục vụ hỗ trợ 13 vị trí. Sở đã đề nghị điều chỉnh tăng nhóm chuyên môn, nghiệp vụ 03 vị trí việc làm đó là: vị trí thẩm định các dự án, công trình; vị trí việc làm thanh tra - pháp chế tại các chi cục và vị trí việc làm quản lý ngành nghề nông thôn; tổng số vị trí việc làm sau khi đề nghị điều chỉnh là 61 vị trí.

Hiện nay, Bộ Nông nghiệp & PTNT đã xây dựng Dự thảo Thông tư hướng dẫn vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và nguyên tắc xây dựng định mức biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và Dự thảo Thông tư hướng dẫn vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc, cơ cấu chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; Bộ đang xin ý kiến góp ý rộng rãi của các cơ quan, đơn vị có liên quan về Dự thảo Thông tư trên và sớm hoàn thiện để triển khai thực hiện.

- Về tinh giản biên chế: Tổng biên chế được giao năm 2015 là 263 chỉ tiêu, trong đó biên chế công chức được giao 133 chỉ tiêu. Tổng biên chế công chức được giao năm 2021 là 115 chỉ tiêu. Như vậy, biên chế công chức của Sở Nông nghiệp & PTNT giảm 18 biên chế, do đó, tỷ lệ tinh giản biên chế công chức của Sở Nông nghiệp & PTNT đến nay là 18/133, đạt tỷ lệ 13,5%.

4.2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng

Sở Nông nghiệp & PTNT đã thực hiện rà soát, đăng ký nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng năm 2021 gửi Sở Nội vụ. Kết quả như sau: đăng ký 05 cán bộ đối tượng 2 đi bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh các khóa năm 2021, đăng ký 04 công chức tham gia lớp quản lý nhà nước ngạch chuyên viên và 05 công chức tham gia lớp quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính, đăng ký 07 cán bộ tham gia lớp tập huấn thực hiện Luật đầu tư, cử 03 công chức tham gia lớp bồi dưỡng ngạch kiểm dịch viên động vật, đăng ký 02 cán bộ đi bồi dưỡng lớp an ninh quốc phòng đối tượng 3.

4.3. Về số lượng cấp phó tại các phòng, đơn vị thuộc Sở:

Số lượng cấp phó đã được bổ nhiệm tại các phòng, đơn vị thuộc Sở được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 45/2014/QĐ-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2014 về việc ban hành Quy định chức trách, nhiệm vụ, tiêu chuẩn số lượng chức danh Trưởng phòng, phó trưởng phòng thuộc Sở, cơ quan ngang Sở; UBND các huyện thành phố. Các phòng chuyên môn và các đơn vị trong Sở cơ bản đã bốtrí đúng số lượng cấp phó theo quy định.

Ghi chú: Số lượng cấp phó tại Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Kiểm lâm là 04 người, trong đó 01 cấp phó được giao phụ trách Chi cục do chưa kiện toàn Chi cục trưởng, còn lại 03 cấp phó do mới sáp nhập Chi cụcTrồng trọt và Bảo vệ thực vật với Chi cục Kiểm lâm thành Chi cục Trồng trọt, Bảovệ thực vật và Kiểm lâm.

5. Cải cách tài chính công

5.1. Việc thực hiện Nghị định số 130/2002/NĐ-CP và Nghị định số 117/2013/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước

Sở Nông nghiệp & PTNT đã thực hiện quyền tự chủ về tài chính đối với 06/06 đơn vị (gồm Văn phòng Sở và 05 chi cục trực thuộc) theo đúng quy định. Cuối năm 2020, có 02 đơn vị thực hiện tiết kiệm chi thu nhập tăng thêm cho CBCCVC là Chi cục Thuỷ lợi và Văn phòng Sở với tổng kinh phí tiết kiệm được là 144.686.341 đồng.

5.2. Việc thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế khác

Sở Nông nghiệp & PTNT có 01/01 đơn vị sự nghiệp công lập, được ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động là Trung tâm Khuyến nông. 5.3. Việc ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ và Quy chế Quản lý tài sản công

Có 100% (07/07) đơn vị đều xây dựng, ban hành Quy chế Chi tiêu nội bộ và Quy chế quản lý tài sản công theo quy định. Trên cơ sở đó đã thực hiện việc quản lý sử dụng tài sản công đúng quy định, đảm bảo tiết kiệm, chống lãng phí.

6. Hiện đại hóa nền hành chính

6.1. Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan nhà nước

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ quan, đơn vị:

Sở Nông nghiệp & PTNT đã ban hành Kế hoạch số 47/KH-SNN ngày 17/8/2020 về ứng dụng công nghệ thông tin và bảo đảm an toàn thông tin mạng năm 2021, trọng tâm là tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Sở theo yêu cầu của UBND tỉnh. Về biên chế Sở bố trí 01 cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin của ngành, kết quả đạt được như sau:

+ Phần mềm Hệ thống quản lý văn bản và điều hành được triển khai đến tất cả các phòng, chi cục, trung tâm thuộc Sở. 100% các đồng chí Lãnh đạo Sở, lãnh đạo các phòng, đơn vị thuộc Sở và đội ngũ cán bộ công chức, viên chức thực hiện tiếp nhận, xử lý hồ sơ, công việc trên phần mềm ứng dụng.

+ Chữ ký số cá nhân được triển khai và cung cấp theo 2 đơn vị: Đơn vị Viettel cung cấp chữ ký số cá nhân trong giao dịch kế toán, tài chính, ngân hàng cho đối tượng là kế toán đơn vị và thủ trưởng đơn vị; Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp chữ ký số cá nhân để thực hiện ký số các văn bản điện tử của cơ quan, đơn vị, được cung cấp cho các đồng chí Lãnh đạo Sở, lãnh đạo các phòng, chi cục, trung tâm thuộc Sở. Việc sử dụng chữ ký số điện tử của các cá nhân, cơ quan luôn được bảo đảm an toàn và bảo mật cao, rất thuận tiện và nhanh chóng trong việc ban hành các văn bản hành chính nhà nước.

+ 100% cán bộ công chức, viên chức được cấp hòm thư điện tử. Việc sử dụng và triển khai áp dụng hòm thư điện tử công vụ luôn được đảm bảo an toàn, đúng mục đích chuyên môn công việc. Không sử dụng hòm thư điện tử công vụ cho mục đích cá nhân.

+ Cổng thông tin điện tử của Sở thường xuyên được cập nhật kịp thời các tin tức, sự kiện của ngành, của các đơn vị thuộc Sở, đáp ứng yêu cầu đề ra.

- Việc triển khai dịch vụ công trực tuyến:

Tổng số dịch vụ công trực tuyến là: 82, trong đó

+ Số TTHC cung cấp trực tuyến mức độ 3 là: 12/82 TTHC

+ Số TTHC cung cấp trực tuyến mức độ 4 là: 70/82 TTHC

6.2. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 - 2008; 9001 - 2015 trong hoạt động của các cơ quan nhà nước

Đến nay, Sở có 06 đơn vị xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến HTQLCL theo tiêu chuẩn 9001:2015. Năm 2021, các đơn vị đã tiến hành xây dựng: Chính sách chất lượng; Mục tiêu chất lượng; ban hành Kế hoạch Duy trì, áp dụng Hệ thống Quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001:2015; ban hành Quyết định về việc kiện toàn Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc triển khai xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015; xây dựng Kế hoạch Tổ chức, đánh giá nội bộ việc áp dụng Hệ thống Quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001:2015.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Ưu điểm

Công tác cải cách hành chính luôn được được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt; được Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, thống nhất triển khai đồng bộ, bám sát theo các Chương trình, Kế hoạch của tỉnh về CCHC. Thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn các phòng, đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện có trọng tâm, trọng điểm Kế hoạch CCHC của Sở. Đã thực hiện sắp xếp lại tổ chức bộ máy của Sở tinh gọn, thống nhất, không chồng chéo. Thủ tục hành chính thường xuyên được rà soát, kiểm soát. Thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành; đã triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 và thường xuyên đánh giá mức độ phù hợp của hệ thống.

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

2.1. Tồn tại, hạn chế

- Nguồn nhân lực và kinh phí nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin của một số đơn vị còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay.

- Sự phối hợp của một số đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ rà soát, kiểm soát thủ tục hành chính và duy trì, cải tiến HTQLCL theo tiêu chuẩn 9001:2015 chưa chặt chẽ, kịp thời.

- Một số dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 chưa phát sinh hồ sơ do không có nhu cầu từ các tổ chức, cá nhân; tỷ lệ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích chưa đạt tỷ lệ theo yêu cầu.

2.2. Nguyên nhân:

- Cán bộ, công chức tham mưu thực hiện nhiệm vụ CCHC của các đơn vị trực thuộc thường là kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau; việc đánh giá mức độ phù hợp của hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn 9001:2015 tại một số đơn vị chưa thường xuyên; nguồn kinh phí hiện đại hóa nền hành chính còn hạn hẹp.

- Các tổ chức, cá nhân giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp thường là ở nông thôn nên việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính mức độ 3, mức độ 4 còn nhiều hạn chế.

IV. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CCHC NĂM 2022

Tiếp tục thực hiện chỉ đạo các phòng, đơn vị trực thuộc Sở thực hiện tốt các văn bản của Trung ương và của tỉnh, của Sở Nội vụ về nhiệm vụ cải cách hành chính, thực hiện toàn diện trên 6 nội dung là: Cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách bộ máy hành chính; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công; hiện đại hóa nền hành chính, trong đó tập trung triển khai thực hiện các nội dung sau:

1. Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm Luật Ban hành văn bản QPPL; Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hànhLuật ban hành văn bản QPPL năm 2015; nâng cao chất lượng tham mưu, công tác soạn thảo văn bản QPPL của các cơ quan chủ trì, trong đó chú trọng quy trình xây dựng, lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động của văn bản.

2. Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hoá văn bản QPPL, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các phòng, đơn vị thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra và xử lý văn bản QPPL. Đảm bảo 100% văn bản đã ban hành được kiểm tra, phát hiện và tham mưu xử lý kịp thời những văn bản vi phạm theo quy định của pháp luật.

3. Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, chỉ đạo các phòng, đơn vị trên cơ sở các quy định của các bộ, ngành, Trung ương của tỉnh, tiếp tục rà soát, kiểm soát tham mưu với UBND tỉnh công bố các thủ tục hành chính mới hoặc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ theo hướng đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân. Thực hiện tốt việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm hành chính công của tỉnh đảm bảo về chất lượng, tiến độ giải quyết thủ tục hành chính.

4. Tiếp tục hoàn thiện xây dựng vị trí việc làm, sắp xếp tổ chức bộ máy, tránh sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ. Làm tốt công tác tuyển dụng công chức, viên chức, công tác quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ, công tác đánh giá, thi đua, khen thưởng... theo đúng quy định. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, tạo được sự thay đổi về chất trong thực thi nhiệm vụ chuyên môn.

5. Đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP và Nghị định số 117/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Các đơn vị sự nghiệp thực hiện theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.

6. Tăng cường đầu tư trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc, thực hiện tốt việc công khai các thủ tục hành chính tại cổng thông tin điện tử và Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Tiếp tục duy trì, cải tiến thực hiện tốt việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động của Sở và các phòng, đơn vị thuộc Sở./.

29/10/2021
Văn phòng