Nhân xét chính sách của chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh

Nhận xét nào dưới đây về chính quyền Xô Viết Nghệ- Tĩnh là không đúng?

A. Là nguồn cổ vũ mạnh mẽ phong trào quần chúng nhân dân trong cả nước

B. Đây là hình thức nhà nước mới do giai cấp công nhân sáng lập ra

C. Đã chứng tỏ bản chất cách mạng và tính ưu việt của chính quyền mới

D. Đây thực sự là chính quyền cách mạng của dân, do dân và vì dân

Nhận xét nào dưới đây về chính quyền Xô Viết Nghệ- Tĩnh là không đúng?

Mục tiêu đấu tranh chính trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 là gì?

Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới sự bùng nổ phong trào 1930 -1931 ở Việt Nam?

Ý nào sau đây là hạn chế lớn nhất của Luận cương chính trị (tháng 10-1930)?

Sự kiện nào sau đây đánh dấu khối liên minh công - nông được hình thành?

Phong trào 1930 - 1931 phát triển đến đỉnh cao vào thời gian nào?

Kinh tế Việt Nam trong những năm 1929 - 1933 có đặc điểm như thế nào?

Thành quả lớn nhất của phong trào cách mạng 1930 – 1931 là

Điểm nổi bật của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là gì?

Đề thi THPTQG-2021-mã đề 302

Trong thời kì 1919-1930, kinh tế Việt Nam

Nêu nhận xét về sự ra đời và những hoạt động của Xô viết Nghệ – Tĩnh.. Bài tập 4 trang 61 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12 – Bài 14. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 – 1935

Nêu nhận xét về sự ra đời và những hoạt động của Xô viết Nghệ – Tĩnh.

 – Chính quyền Xô viết hình thành ở các xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn, một phần huyện Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Diễn Châu (Nghệ An) còn ở Hà Tĩnh là các xã thuộc huyện Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Khê vào tháng 9 năm 1930.

– Các Xô Viết thực hiện vai trò của một chính quyền thay cho bộ máy chính quyền của thực dân, phong kiến đã bị tê liệt, một số tan rã. Xô viết Nghệ Tĩnh được coi là một hình thức mới về các thức tổ chức chính quyền nhà nước của lực lượng nông dân và công nhân. Nó ra đời ở Nghệ An và Hà Tĩnh nên gọi là Xô Viết Nghệ Tĩnh.

– Chính quyền mới đã ban hành nhiều chính sách mới về chính trị, kinh tế, văn hóa. Về chính trị nhân dân được quyền tự do hội họp, thảo luận và hoạt động trong các tổ chức đoàn thể như Nông hội, Công hội, Đoàn thanh niên cộng sản…Về kinh tế nhân dân được chia ruộng, bãi bỏ các thứ thuế vô lý, bất công, thực hiện giảm tô và xóa nợ cho dân nghèo. Về văn hóa, chính quyền cách mạng đã tổ chức đời sống mới, mở các lớp dạy chữ Quốc ngữ, xóa bỏ các tệ nạn, hủ tục lạc hậu, xây dựng tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau.

=> Phong trào Xô viết Nghệ -Tĩnh là một sự kiện lịch sử trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tuy chỉ tồn tại trong vòng 7 tháng và còn sơ khai nhưng đã để lại những dấu ấn tốt đẹp về một Nhà nước công – nông đầu tiên, chưa có trong tiền lệ lịch sử, đáp ứng khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng của người dân mất nước, nô lệ.

Xô viết Nghệ – Tĩnh đã thực hiện nhiều chính sách tiến bộ, bao gồm:

– Chính trị: quần chúng tự do tham gia các đoàn thể cách mạng. Các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân thành lập.

– Kinh tế: chia ruộng đất công cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối, xóa nợ cho người nghèo. Đắp đê, phòng lụt, sửa chữa cầu đường. Lập các tổ chức sản xuất để nông dân giúp đỡ nhau.

– Văn hóa, xã hội: xóa bỏ tệ nạn mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp; trật tự trị an giữ vững, biết đoàn kết giúp đỡ nhau.

⟹ Nhận xét:

– Những chính sách của Xô viết Nghệ – Tĩnh được tiến hành trên đầy đủ các mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,…

– Thể hiện sự tiến bộ của chính quyền mới, giúp nhân dân thêm phấn khởi, tin tưởng vào cách mạng.

– Xô viết Nghệ Tĩnh là mô hình nhà nước kiểu mới, do dân, vì dân, là đỉnh cao của phong trào 1930-1931.