Nhẫn gia chỉ vương Sanh vi tướng, tử vi thần ý nghĩa là gì

Nhẫn gia chỉ vương Sanh vi tướng, tử vi thần ý nghĩa là gì

Trước tình hình đất nước nguy biến, hình ảnh người mẹ bệnh tật đã quyên sinh để con trai có thể dứt áo lên đường đánh giặc - Ảnh: DUYÊN PHAN

Vở ngắn gọn, súc tích và chỉ dài khoảng 55-60 phút. Hoàn toàn không lời thoại, chỉ khai thác tối đa các trình thức biểu diễn đặc trưng của hát bội , phối hợp với âm nhạc, âm thanh, ánh sáng…

Sanh vi tướng, tử vi thần mở đầu với hình ảnh làng quê thanh bình, trai gái vui đùa ca hát trên cánh đồng, bờ tre. Nhưng rồi giặc ngoại xâm tràn đến, cửa nhà tan nát, gia đình ly tán, phụ nữ bị hãm hiếp, chết chóc tang thương khắp nơi.

Với tinh thần quật cường, bao người dân Việt đã đứng lên chống giặc, dù có ngã xuống, hương hồn họ lại nương theo mây gió yểm trợ cho người ở lại quyết chiến đấu với kẻ thù tới cùng để bảo vệ quê hương. Họ - chính là những tượng đài bất khuất của tấm lòng yêu quê hương, đất nước mãnh liệt.

Trích đoạn Sanh vi tướng, tử vi thần - Ảnh: DUYÊN PHAN

Vở có sự tham gia của khoảng 22 diễn viên và 7 nhạc công. Ông Hoàng Vũ - phó giám đốc nhà hát cho biết: "Vì không có lời thoại nên các trình thức biểu diễn, diễn xuất từ ánh mắt, cơ mặt, vũ đạo… phải được chăm chút và "nặng" hơn gấp đôi những vở diễn bình thường để người xem có thể hình dung những gì đang diễn ra trên sân khấu.

Âm nhạc cũng góp phần quan trọng làm tăng kịch tính cho vở diễn. Với Sanh vi tướng, tử vi thần, chúng tôi không chỉ sử dụng nhạc cổ mà kếp hợp nhạc truyền thống và đương đại để đem lại nét mới và đẩy nhanh tiết tấu của vở diễn".

Có nhiều phân đoạn gây ấn tượng bởi khả năng thể hiện của nghệ sĩ như cảnh người con chấp chới trên chiếc thúng bé xíu qua sông để giết giặc, cảnh người đàn bà yêu nước bị chặt đầu trong mông lung rừng sâu, cảnh người phụ nữ ngoan cường bị tứ mã phanh thây…

Xem mà thương bởi thấy những giọt mồ hôi tuôn rơi đầm đìa trên gương mặt nghệ sĩ bởi phải phối hợp nhịp nhàng liên tục giữa các động tác vũ đạo và diễn biến nội tâm nhân vật.

Có thể Sanh vi tướng, tử vi thần sẽ đón nhận những luồng ý kiến trái chiều. Bởi với những người ghiền hát bội từ những ngày xưa sẽ băn khoăn khi thấy vở không còn đúng chất hát bội như họ đã từng yêu, từng thấm thưở nào.

Thế nhưng nhà hát cũng có những nỗi niềm riêng, bởi giữ nguyên như hình thức cũ sẽ khó tiếp cận nhiều đối tượng khán giá, nhất là khán giả trẻ và du khách. Với thử nghiệm lần này, nhà hát mong muốn nhận được góp ý của công chúng, đặc biệt là các đơn vị du lịch để chỉnh sửa và hoàn thiện vở diễn, phục vụ công chúng tốt nhất.

Sanh vi tướng, tử vi thần - Video: DUYÊN PHAN

Ông Hoàng Vũ chia sẻ thông tin: "Nếu mọi việc thuận lợi, khoảng đầu năm 2020 chúng tôi sẽ đưa vở diễn vào kế hoạch phục vụ khách du lịch bên cạnh chương trình tổng hợp mà nhà hát đang làm định kỳ hàng tháng biểu diễn phục vụ khách du lịch tại phố đi bộ Bùi Viện.

Du khách giờ đây không chỉ muốn xem nghệ thuật hát bội mà còn muốn thưởng thức cả không gian hát bội xưa được tái hiện lại. Vì vậy, chúng tôi đang làm việc và nhắm đến có thể đưa vở đến diễn tại những địa điểm phù hợp như Lăng Ông Bà Chiểu, đền thờ Vua Hùng ở Bảo tàng Lịch sử TP.HCM…".

Sanh vi tướng, tử vi thần (tác giả: NSƯT Hữu Danh - Anh Kiệt, đạo diễn: NSND Trần Ngọc Giàu) được nhà hát dàn dựng bản 120 phút vào khoảng năm 2007.

Sau đó, nhà hát đã kết nối các công ty du lịch để giới thiệu đến khán giả nhưng mọi việc không thuận lợi. Vở diễn được "cất lại" và đến nay sau 12 năm, một lần nữa vở được ê kíp tính toán và trình làng với khán giả trong một diện mạo mới.

Sau đêm ra mắt ngày 20-9, Sanh vi tướng, tử vi thần bản 2019 sẽ còn diễn thêm hai suất, lúc 19h30 ngày 29-9 và 4-10 tại nhà hát cải lương Trần Hữu Trang. Trước giờ diễn, người xem sẽ được ngắm hình ảnh, trang phục, đạo cụ… của bộ môn hát bội được trưng bày trước sảnh nhà hát; xem các diễn viên hóa trang, vẽ mặt theo đặc trưng của nghệ thuật hát bội;…

Một số hình ảnh, trích đoạn của vở diễn:

Nhẫn gia chỉ vương Sanh vi tướng, tử vi thần ý nghĩa là gì

Biểu cảm ánh mắt, gương mặt của các diễn viên trẻ để lại ấn tượng mạnh cho khán giả - Ảnh: DUYÊN PHAN

Nhẫn gia chỉ vương Sanh vi tướng, tử vi thần ý nghĩa là gì

Không lời, chỉ cần xem hành động trình diễn là có thể cảm được câu chuyện - Ảnh: DUYÊN PHAN

Nhẫn gia chỉ vương Sanh vi tướng, tử vi thần ý nghĩa là gì

Một cảnh cảm động trong vở hát bội Sanh vi tướng, tử vi thần - Ảnh: DUYÊN PHAN

Nhẫn gia chỉ vương Sanh vi tướng, tử vi thần ý nghĩa là gì

Nhà hát Nghệ thuật hát bội TPHCM tái dựng vở hát bội thể nghiệm Sanh vi tướng, tử vi thần - Ảnh: DUYÊN PHAN

Nhẫn gia chỉ vương Sanh vi tướng, tử vi thần ý nghĩa là gì

Sanh vi tướng, tử vi thần là tác phẩm sân khấu hát bội phiên bản mới năm 2019, không lời, được đầu tư tái dựng phục vụ khách du lịch - Ảnh: DUYÊN PHAN

Nhẫn gia chỉ vương Sanh vi tướng, tử vi thần ý nghĩa là gì

Hình ảnh những phụ nữ anh hùng dù bị xử tử cũng không hề run sợ trước quân thù, khiến người xem rung cảm - Ảnh: DUYÊN PHAN

Nhẫn gia chỉ vương Sanh vi tướng, tử vi thần ý nghĩa là gì

Một phân cảnh ấn tượng trong vở hát bội Sanh vi tướng, tử vi thần - Ảnh: DUYÊN PHAN

Nhẫn gia chỉ vương Sanh vi tướng, tử vi thần ý nghĩa là gì

Trên sân khấu, những hình ảnh quen thuộc nơi đồng quê, cảnh cày bừa, gieo hạt, sinh hoạt dân gian… được dàn dựng quen thuộc, thể hiện một không gian văn hóa làng xã độc đáo, đậm chất Việt - Ảnh: DUYÊN PHAN

Nhẫn gia chỉ vương Sanh vi tướng, tử vi thần ý nghĩa là gì
Nét đẹp hát bội qua bộ sưu tập Hành trình về phương Đông

LINH ĐOAN


Nhẫn gia chỉ vương Sanh vi tướng, tử vi thần ý nghĩa là gì
Người xưa thường nói: "Sinh vi tướng, tử vi thần" nghĩa là khi còn sống làm tướng chỉ huy quân đội, khi chết trở nên thần thánh được nhân dân tôn thờ). Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Ðinh Bộ Lĩnh, Lê Ðại Hành, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Ðạo, Quang Trung v.v. là những anh hùng trong sử sách Việt Nam, tuy đã chết nhưng vẫn còn được sùng kính như những vị thần thánh của các tôn giáo. Họ là những vị thần của dân tộc Việt Nam và sẽ phù hộ cho chúng ta trong cuộc tranh đấu chống xâm lăng, chống CS, đem lại tự do, thanh bình và thịnh vượng cho dân tộc.
Nhân ngày quốc hận 30 tháng 4, chúng ta hãy nhớ đến một số các vị anh hùng đã chứng tỏ tinh thần bất khuất trước kẻ thù, đã nêu gương trung liệt đối với tổ quốc và đồng bào. Hôm nay, chúng tôi xin được phép nói về "Ngày Quốc Hận 30-4" bằng nhắc lại cuộc sống và những giây phút cuối cuộc đời của những vị tướng đã hy sinh mạng sống mình để chứng tỏ lòng trung thành với tổ quốc bất khuất trước kẻ thù: 


 

Ông là một người xuất thân từ một dòng họ danh giá ở đất Thừa Thiên (Huế), tổ tiên từ đời nầy qua đời khác có công giúp chúa Nguyễn mở mang bờ cõi trong cuộc Nam tiến, đánh dẹp loạn lạc, đem lại thái bình cho dân chúng. Sử sách còn nhắc đến Quan Nội Tán Nguyễn Khoa Ðăng có công phá được giặc cướp ở Truông Nhà Hồ qua câu ca dao mà dân gian thường truyền tụng: "Yêu em, anh cũng muốn vô, Sợ Truông nhà Hồ, ngại phá Tam Giang" Ðó là lời người con trai ở Ðàng Ngoài nhắn gởi cho người con gái ở Ðàng Trong và người con gái đáp lại: "Phá Tam Giang ngày rày đã cạn, Truông nhà Hồ Nội Tán dẹp yên".

Nhẫn gia chỉ vương Sanh vi tướng, tử vi thần ý nghĩa là gì
Nguyễn Khoa Nam lớn lên là một người con hiếu thảo, đạo đức, một học sinh tốt, một sĩ quan có tinh thần trách nhiệm. Ông ở bất cứ đơn vị nào cũng được anh em binh sĩ và cấp chỉ huy kính phục. Với nhiều công lao trên các chiến trường, từ thiếu úy ông đã được thăng dần lên tới Thiếu Tướng và được làm Tư Lệnh Quân Ðoàn IV, bộ chỉ huy đóng tại Cần Thơ, chịu trách nhiệm bảo vệ khu vực Miền Tây (Ðồng bằng sông Cửu Long) là nơi dân cư đông đúc, ruộng đất phì nhiêu, là một vùng chiến lược quan trọng.

Ngày 30 tháng 4, 1975, sau khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, trao quyền lại cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương rồi trốn chạy ra ngoại quốc, cụ Trần Văn Hương cũng từ chức vào trao quyền lãnh đạo quốc gia cho Ðại Tướng Dương Văn Minh. Dương Văn Minh đã phản bội lại lời cam kết bảo vệ tổ quốc, bảo vệ đồng bào, đã tuyên bố đầu hàng CS mà không có một nỗ lực chiến đấu nào mặc dầu quân đội vẫn còn, lãnh thổ vẫn còn, chưa mất hết tất cả. Trước lệnh buông súng đầu hàng của Dương Văn Minh, Tướng Nguyễn Khoa Nam đã bình tĩnh, tập họp quân đội dưới cờ, thông báo tình hình. Sau đó ông đã ngồi tại văn phòng tư lệnh, dùng súng tự sát để trở về với tổ tiên anh hùng, cương quyết không để cho tấm thân làm tướng phải bị sỉ nhục bởi quân thù.

Tất cả sĩ quan, binh lính và đồng bào nghe tin đó đều không cầm được nước mắt. Tướng Lê Văn Hưng, Tự Lệnh Phó cũng đã tự tử theo vị chỉ huy của mình để tỏ rõ cái chí bất khuất của một vị tướng lãnh anh hùng của quân đội VNCH. (Ghi chú của Tòa Soạn: Theo các nhân chứng và tài liệu đáng tin cậy, Tướng Hưng tự sát TRƯỚC Tướng Nam. Căn cứ vào bài viết của Bà Phạm Thị Kim Hoàng, phu nhân của Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng thì ông tự sát hồi 8 giờ 45 tối 30/4/75, lúc đó Tướng Nam còn sống, có gọi điện thoại chia buồn và an ủi. Sách Nguyễn Khoa Nam cho biết Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam tự sát vào khoảng 7 giờ sáng ngày 1/5/75).

Nhẫn gia chỉ vương Sanh vi tướng, tử vi thần ý nghĩa là gì

Sinh năm 1933 tại Hóc Môn, Gia Ðịnh, xuất thân từ trong một gia đình trung lưu, nhưng gương mẫu đạo đức, được cha mẹ giáo dục nên người trung, tín, hiếu, để. Là học sinh giỏi tại trường Trung Học Huỳnh Khương Ninh, Ða Kao, Saigòn, lớn lên trong cảnh chiến tranh, ông nhập ngũ theo lệnh tổng động viên năm 1954 trước hiệp định Genève (20-4-1954), tốt nghiệp sĩ quan và phục vụ quân đội dưới thời Tổng Thống Ngô Ðình Diệm từ 1954 đến 1963 chỉ huy từ đại đội đến tiểu đoàn. Năm 1967, ông chỉ huy Trung Ðoàn với cấp bậc Trung tá, năm 1968 lên Ðại Tá, năm 1971 tư lệnh sư đoàn 5. Năm 1972 ông có công bảo vệ tỉnh Bình Long, giải tỏa áp lực Việt Cộng bao vây tỉnh nầy và được báo chí thời đó gọi là "anh hùng tử thủ Bình Long-An Lộc", tiêu diệt hàng chục ngàn lính Việt Cộng. Năm 1973 tư lệnh sư đoàn 21 Bộ binh ở miền Tây. Năm 1974 ông làm Tư Lệnh Phó Quân Ðoàn IV dưới quyền tướng Nguyễn Khoa Nam. Ngày 30 tháng 4, 1975, sau khi được tin Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng Việt Cộng, các tướng ra đầu hàng hoặc chạy trốn, Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lịnh vùng IV tự tử, Chuẩn tướng Lê Văn Hưng trở về nhà gặp vợ con và bạn bè, sĩ quan, binh sĩ dưới quyền, ông đã tự tử tại tư dinh của Phó Tư Lệnh Quân Ðoàn vào lúc 8 giờ 30 tối hôm đó để lại một người vợ và bốn ngươi con, ba gái, một trai.

Xuất thân từ một gia đình trung lưu tại miền Bắc Việt Nam. Sau khi học hết chương trình Trung học, ông tình nguyện vào trường võ bị Ðalat, là trường đào tạo sĩ quan hiện dịch, mãn khóa với cấp bực thiếu úy và được chọn vào binh chủng nhảy dù, một binh chủng thiện chiến của quân đội. Năm 1954, trong lúc tình hình chiến sự rất sôi động tại các chiến trường miền Bắc, ông được thả dù xuống căn cứ Ðiện Biên Phủ, nơi có khoảng hai mươi ngàn lính Pháp Việt đang trấn giữ và bên ngoài có khoảng 60.000 lính Việt Minh đang bao vây tấn công. Tại đây ông được thăng Trung Úy tại mặt trận. Ngày 7 tháng 5, 1954, căn cứ Ðiện Biên Phủ bị Việt Minh chiếm, ông và các sĩ quan, binh sĩ bị Cộng Sản bắt làm tù binh. Sau hiệp định Genève 20-7-1954, nhờ sự can thiệp của Ủy Hội Quốc Tế kiểm soát đình chiến tại Ðông Dương can thiệp, ông và các bạn được trao trả và được trở về miền Nam.

Nhẫn gia chỉ vương Sanh vi tướng, tử vi thần ý nghĩa là gì
Dưới thời Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, ông giữ chức vụ Tham Mưu Trưởng của Lực Lượng Ðặc Biệt do Ðại Tá Lê Quang Tung chỉ huy. Sau 1963, ông được đưa ra Quảng Ngãi giữ chức vụ Tư Lệnh Phó Sư Ðoàn 2 Bộ binh. Năm 1966, ông được thuyên chuyển về Huế làm Tư Lệnh Phó cho Chuẩn tướng Ngô Quang Trưởng tại Sư Ðoàn 1 Bộ Binh. Sau Tết Mậu Thân 1968, ông làm Tư lệnh biệt Khu 44 tại Ðồng Tháp Mười, năm 1970, ông trở về Huế làm Tư lệnh Sư Ðoàn 1 Bộ binh với cấp bậc Chuẩn Tướng, sau đó được thăng Thiếu Tướng. Sau các trận đánh của VC vào vùng giới tuyến Quảng Trị mùa hè 1972, ông được về làm Chỉ Huy Trưởng Trung tâm Huấn Luyện Quang Trung gần Saigon, sau đó lại về làm Tư Lệnh Vùng II Chiến Thuật, Bộ Chỉ Huy đóng tại Pleiku, vùng núi rừng Cao Nguyên miền Trung.
Sau hiệp định Paris 1973, Việt Cộng lợi dụng quân Mỹ rút, đã tăng cường xâm nhập quân lính, xe tăng từ Bắc vào Nam theo đường Trường Sơn và dọc biên giới Lào đã tạo áp lực nặng nề cho vùng cao nguyên Pleiku, Ban mê thuột. Năm 1974, Việt Cộng đánh chiếm tỉnh Phước Long và vùng Ba Biên Giới Việt-Miên-Lào, tháng 3, 1975, Việt Cộng tấn công vào thị xã ban Mê Thuột đồng thời chiếm Quảng Trị. Trước tình hình đó, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh cho Tướng Phạm Văn Phú triệt thoái khỏi Pleiku để giữ vùng Duyên Hải. Quyết định sai lầm đó đã khiến cho cả một quân đoàn VNCH tan rã, hàng triệu cán bộ, công chức và gia đình cũng như đồng bào phải bỏ nhà cửa, tài sản chạy thoát thân, gây nên tình trạng hỗn loạn toàn miền Trung.
Nhân đà thắng lợi đó, Cộng Sản Hà Nội ra lệnh đem quân ào ạt tiến vào miền Nam...Ngày 30 tháng 4, 1975, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú đang nằm điều tri tại bệnh viện Ðồn Ðất (Grall) Saigòn, nghe tin Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã trốn ra khỏi nước, Phó Tổng Thống Trần Văn Hương trao quyền cho Dương Văn Minh và Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, tướng lãnh, sĩ quan, các cấp chính quyền, dân chúng mạnh ai nấy chạy thoát thân, ông quyết định tự tử để trọn lòng trung với quốc gia. Trước mặt vợ con, bạn bè ông đã nói lời từ giả, căn dặn mọi người đừng hợp tác với CS, sau đó ông uống thuốc độc tự tử, không để cho CS bắt ông lần thứ hai. Vợ con, bạn bè của ông, những người đã chứng kiến giây phút đau lòng đó không ai là không cảm thương cho một vị tướng khi sa cơ thất thế, chỉ có đem cái chết đền nợ non sông mà thôi.
Sau khi ông chết rồi, Việt Cộng đã tịch thu hết nhà cửa, tài sản của ông khiến cho vợ con phải cảnh không nhà của, tiền bạc, đành tìm đến nương tựa bà con bạn bè rất nhục nhã. Người biết chuyện, không ai mà không thương mến ông.

Thiếu Tướng Trần Văn Hai

Xuất thân từ một gia đình trung lưu, sau khi học hết Trung Học, tình nguyện vào quân đội, trải qua các đơn vị được tiếng là một người tư cách, gương mẫu, tận tụy phục vụ cho quốc gia. Ông cũng có tác phong một người cách mạng, ngày từ tuổi trẻ ông đã gia nhập đảng Ðại Việt để tranh đấu giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân, xây dựng cho đất nước một chế độ tự do dân chủ.
Nhẫn gia chỉ vương Sanh vi tướng, tử vi thần ý nghĩa là gì
Ông đã từng giữ các chức vụ Tỉnh Trưởng, Tư Lệnh Biệt Ðộng Quân và Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia. Trải qua các chiến trường, ông chứng tỏ là một cấp chỉ huy có khả năng và trong sạch. Sĩ quan và binh sĩ dưới quyền ai cũng thương và phục ông.

Ngày 30 tháng 4, 1975, sau khi nghe tin Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng và Việt Cộng trên đường tiến vào Saigòn, ông trở về nhà tắm rửa sạch sẽ, thay áo quần mang đầy đủ quân phục, huy chương và quân hàm Thiếu Tướng, rồi cho gọi vợ con, thân nhân lại, nói rõ ý định và tự tử bằng súng. Trước khi chết, ông cũng đã chuẩn bị chỗ nằm xứng đáng với danh giá của một vị tướng. Ðược tin đó, bà con bạn bè cũng như nhiều người đã từng phục vụ dưới quyền ông rất thương tiếc và chạy đến thăm viếng. Cùng với cái tang của đất nước, gia đình ông cũng chịu một đại tang của người chồng, người cha, người anh đã sống cuộc đời trong sạch, gương mẫu đạo đức, nêu cao tiết nghĩa, trung thành với quốc gia dân tộc. Những hạng người như thế, trên đời nầy đã dễ gì có được. 

Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ

Sinh trưởng trong một gia đình Nho học, danh giá tại thị xã Sơn Tây, dòng họ Lê nhiều người đỗ đạt, đã từng giữ chức vụ lớn trong chính quyền quốc gia như Trung Tướng Lê Nguyên Khang v.v...
Nhẫn gia chỉ vương Sanh vi tướng, tử vi thần ý nghĩa là gì
Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ là con đầu trong một gia đình gồm hai em gái cùng mẹ và một em trai cùng cha khác mẹ, hiện còn ở Việt Nam. Ông gia nhập quân đội và được đưa vào học trường Ðập Ðá Huế, tốt nghiệp với cấp bậc chuẩn úy (1951), về phục vụ tại tiểu đoàn 19 BVN dưới quyền chỉ huy của Ðại Úy Ðỗ Cao Trí (sau nầy là Trung Tướng), lên đại úy được đi làm quận trưởng Bến Cát (Bình Dương) sau lên đến Trung Ðoàn Trưởng Trung Ðoàn 8 thuộc Sư Ðoàn 5, năm 1972 Phụ Tá hành Quân cho Tướng Lê Văn Hưng tại An Lộc. Ông là người đầu tiên dùng M.72 hạ xe tăng của Việt Cộng tại mặt trận Bình Long An Lộc, từ đó binh sĩ mới thêm tin tưởng trong việc sử dụng loại vũ khí mới nầy. Sau đó được thăng cấp Ðại tá về làm tư lệnh phó Sư Ðoàn 21, bị thương trong khi ngồi trên trực thăng quan sát hành quân, máy bay bị bắn rơi, gãy chân phải nằm bệnh viện. Khoảng 1974 về làm Tư lệnh Sư Ðoàn 5 thay tướng Trần Quốc Lịch.

Trung Tá Văn, Tham Mưu Phó Chiến Tranh Chính Trị Sư Ðoàn 5, đã kể lại cho ông Lê Nguyên Hoàng (anh con bác của Tướng Lê Nguyên Vỹ) giờ phút cuối của chuẩn tướng như sau:
Ngày 30 tháng 4, 1975, khi nghe tin Dương Văn Minh đầu hàng thì chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ đã họp Bộ Tham Mưu và các trưởng phòng lại và nói với anh em rằng:"Mặc dầu có lệnh trên, nhưng tôi cương quyết không đầu hàng. Tôi sẽ có cách tự xử trí riêng đối với tôi. Anh em ai lo thân nấy, chạy được thì chạy". Trong khi bên ngoài, Việt Cộng bắc loa kêu gọi đầu hàng nhưng ông vẫn bình tĩnh và ra lệnh cho nhà bếp tổ chức một bữa tiệc rượu mời anh em. Sau khi ăn uống no say, ông đứng dậy đi vào phòng bên cạnh. Lát sau có tiếng súng nổ, mọi người chạy vào thấy ông ăn mặc quân phục tề chính, mang huy chương và quân hàm chuẩn tướng nằm chết trên giường. Ông đã dùng súng bắn xuyên cằm lên đầu, tự tử. Tất cả sĩ quan đều có mặt khi Việt Cộng vào, tướng Việt Cộng thấy như vậy đã nói :"Ðây mới xứng đáng là con nhà tướng".
Anh em xin đem chôn tại sân bộ tư lệnh bên cạnh cột cờ, nhưng Việt Cộng không cho. Cuối cùng phải đem chôn trong vườn cao su, ở ngoài đồn.
Trong lúc chiến trận xảy ra thì vợ con của ông đã chạy theo dòng người di tản ra ngoại quốc. Hai ngày sau khi ông chết, người vợ của Trung Tá Tuân (quận trưởng Bến Cát, là anh ruột bà Lê Nguyên Vỹ) đi gặp Việt Cộng, nói dối là vợ của ông Lê Nguyên Vỹ, xin nhận xác chồng về chôn. Bà con đã đào mộ, lấy xác đem về chôn ở Hạnh Thông Tây, có lập bia mộ rõ ràng. Năm 1987, bà mẹ của ông ở Bắc vào cùng ông Lê Nguyên Hoàng đi cải táng, lấy cốt của chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ đem thiêu để mang về thờ ở từ đường họ Lê tại quê nhà ở Sơn Tây. Ông Lê Nguyên Hoàng đã quan sát kỹ thấy sọ của chuẩn tướng có vết đạn xuyên qua.
Chúng tôi viết lại mấy dòng nầy, qua lời kể của ông Lê Nguyên Hoàng hiện đang sinh sống tại thành phố Garden Grove, California.
Nhân ngày quốc hận 30 tháng 4, chúng tôi xin đốt nén hương tưởng niệm các bậc anh hùng "sinh vi tướng, tử vi thần" và những sĩ quan, binh sĩ cũng như những người yêu nước và đồng bào vô tội đã chết trong ngày 30 tháng 4, 1975 và trong suốt cuộc chiến từ 1945 đến nay. Sau ngày 30-4-1975, máu của những người yêu nước vẫn còn đổ ra trong các cuộc tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền. Gương trung dũng của quí vị là gương sáng cho muôn đời noi theo.
 


Page 2