Nhà thầu quốc phòng hàng đầu của chúng tôi 2022 năm 2022

Theo tờ Thời báo Á-Âu (Eurasiantimes.com), việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine đã gây ra những lo ngại về an ninh giữa các quốc gia ở các khu vực khác nhau, khiến họ phải tìm cách tăng cường khả năng phòng thủ của mình. Điều này dường như đã tạo ra "cơ hội vàng" cho các nhà sản xuất vũ khí Mỹ.

Máy bay trực thăng MH-60R của Mỹ. Ảnh: Eurasiantimes.com

Trên thực tế, các hợp đồng quốc phòng lớn đã được tiến hành. Ngày 15/3, Bộ Ngoại giao Mỹ đã cho phép bán 8 máy bay trực thăng đa năng Sikorsky MH-60R Seahawk cho Tây Ban Nha, một quốc gia thuộc NATO, cùng sự hỗ trợ và thiết bị liên quan, với giá 950 triệu USD. 

Tây Ban Nha đã đề nghị mua 8 trực thăng MH-60R, 20 động cơ T-700-GE-401C, 32 tên lửa AGM-114R (N) Hellfire, hai tên lửa huấn luyện Hellfire II (CATM ), cùng một số thiết bị liên quan khác.

MH-60R Seahawk mà Tây Ban Nha mua từ Mỹ, là một máy bay trực thăng đa nhiệm, được coi là trực thăng hàng hải tiên tiến nhất trên thế giới. Loại trực thăng này có khả năng tác chiến chống tàu ngầm (ASW), tác chiến trên mặt nước (ASuW), tìm kiếm và cứu nạn (SAR), hỗ trợ, giám sát, chuyển tiếp thông tin liên lạc, hỗ trợ hậu cần và chuyển quân.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng các máy bay trực thăng trên sẽ tăng cường khả năng của Hải quân Tây Ban Nha và duy trì khả năng tương tác với Mỹ và NATO. 

Bên cạnh đó, cuộc xung đột ở Ukraine đang diễn ra cùng với lo ngại của phương Tây về khả năng leo thang đã khiến chi tiêu quốc phòng của các quốc gia châu Âu tăng lên. 

NATO tuyên bố họ sẽ không chiến đấu chống lại Nga. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã nói: “Chúng tôi không phải là một phần của cuộc xung đột này. Tuy nhiên, liên minh quân sự cam kết hỗ trợ dưới hình thức cung cấp vũ khí cho Ukraine".

Song song đó, các quốc gia châu Âu đã đồng ý tăng chi tiêu cho quốc phòng của họ. Đức, quốc gia cam kết phát triển hòa bình kể từ Thế chiến II, đã công bố kế hoạch chi hơn 100 tỷ Euro cho quân đội của mình, cao hơn gấp đôi tổng ngân sách quốc phòng năm 2021 (47 tỷ Euro).

Hơn nữa, Đức cũng đã thông báo vào ngày 14/3 rằng họ sẽ mua 35 máy bay chiến đấu F-35A được sản xuất tại Mỹ. Đây là thương vụ mua bán vũ khí lớn đầu tiên được tiết lộ công khai kể từ khi Thủ tướng Olaf Scholz cam kết tăng chi tiêu quốc phòng.

Ba Lan cũng cho biết sẽ tăng chi tiêu quốc phòng. Nước này cho biết dự kiến tăng chi tiêu quốc phòng lên 3% GDP từ năm 2023. Hơn nữa, Bộ Ngoại giao Mỹ đã cho phép bán 250 xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2 SEPv3 Abrams trị giá 6 tỷ USD cho Ba Lan ngay trước khi cuộc xung đột nổ ra.

Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen nêu rõ, nước này cũng sẽ tăng đáng kể ngân sách quốc phòng và tìm cách tự cung cấp khí đốt tự nhiên, giảm sự phụ thuộc vào Nga. Theo một thỏa thuận được ký kết giữa các chính đảng lớn, Đan Mạch sẽ từng bước tăng chi tiêu quân sự để đạt 2% GDP vào năm 2033, tương đương với mức tăng chi tiêu quốc phòng hàng năm khoảng 3 tỷ Euro.

Đan Mạch cũng đang lên kế hoạch tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc thông qua chính sách quân sự chung với EU vào ngày 1/6 tới. Chính phủ Đan Mạch thông báo các đảng chính trị lớn của nước này “đồng ý rằng an ninh châu Âu đang bị đe dọa”.

Bên cạnh các thành viên riêng lẻ, Liên minh châu Âu, vốn từ lâu chỉ tập trung vào “sức mạnh mềm” của mình, cũng cam kết chi hàng trăm triệu USD để mua vũ khí cho quân đội Ukraine. 

Các diễn biến này đang mở ra những cơ hội mới cho các nhà thầu quốc phòng hàng đầu của Mỹ trong việc cung cấp vũ khí, trang thiết bị quân sự tới châu Âu.

(PLO)- Bộ Quốc phòng đã rất tạo điều kiện, mặc dù mặt bằng chưa được bàn giao, đền bù nhưng Binh chủng phòng không, không quân đã cho nhà thầu vào thi công cọc thử.

Tại cuộc họp báo Chính phủ chiều 1-12, thời điểm khởi công nhà ga T3, sân bay Tân Sơn Nhất và các đoạn cao tốc Bắc – Nam phía đông được báo chí quan tâm, đặt câu hỏi.

Nhà ga T3 đã họp nhiều

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy cho hay: Điều kiện khởi công T3 cần 3 yếu tố là mặt bằng; nguồn lực tài chính, hồ sơ kỹ thuật và kết quả đấu thầu phải xong.

Mặt bằng hiện là đất quốc phòng và UBND TP HCM là cơ quan chủ trì thẩm định, phê duyệt phương án đền bù giải phóng mặt bằng, ra quyết định thu hồi đất.

Chủ đầu tư là Tổng Công ty Hàng không (ACV) đã phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán, lựa chọn xong nhà thầu đối với phần móng công trình từ cuối tháng 7-2022. ACV cũng đã chuẩn bị đầy đủ nguồn lực tài chính và theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ sẽ khởi công vào tháng 12-2022.

“Như thế, về phía ACV và nhà thầu đã sẵn sàng”, ông Huy cho hay.

Về phía mặt bằng, ông Huy nói quy định của chúng ta rất chặt chẽ về trình tự, thủ tục phê duyệt, áp giá đền bù... Hầu như các dự án của ngành GTVT cũng đều triển khai rất khó khăn, rất mất thời gian về việc này.

Về phía Bộ Quốc phòng, Bộ này đã rất tạo điều kiện, mặc dù mặt bằng chưa được bàn giao, chưa thực hiện được đền bù nhưng Binh chủng phòng không, không quân đã cho nhà thầu vào thi công cọc thử, toàn bộ việc đóng cọc thử đã hoàn thành...

“Vì chưa đủ điều kiện khởi công theo quy định của Luật Xây dựng nên chúng ta chưa khởi công”, ông Huy nói.

Về phía UBND TP.HCM, theo báo cáo ngày hôm qua (30-11 – PV) của ACV, UBND TP HCM đã giao cho các sở thẩm định phương án và dự kiến trong ngày hôm nay nếu kịp, không có vấn đề gì vướng mắc thì sẽ báo cáo lên UBND TP.HCM để trong tuần này ban hành quyết định phê duyệt phương án đền bù giải phóng mặt bằng và quyết định thu hồi đất.

Thứ trưởng Bộ GTVT Dương Danh Huy trả lời báo chí chiều 1-12. Ảnh: PT

Hiện Bộ GTVT thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng, trong đúng 1 tuần, sẽ tổ chức triển khai khởi công. Như vậy, dự kiến nếu không có gì trục trặc về phía công tác bàn giao mặt bằng thì dự kiến trong vòng từ 15 đến 25-12-2022 nhà ga T3 sẽ được khởi công.

Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn nói thêm: nhà ga T3 cũng là nội dung “họp nhiều”. “Tất cả mọi điều kiện khởi công đã chuẩn bị hết rồi, chờ bàn giao mặt bằng ngày nào thì sẽ khởi công ngày đó” - ông Sơn nêu và khẳng định vướng mắc, khó khăn chung của các dự án chính là mặt bằng.

4 dự án cao tốc Bắc – Nam rất có ý nghĩa

Thứ trưởng Huy cho hay: Bốn dự án cao tốc bắc Nam phía Đông là công trình trọng điểm quốc gia, không có đường lùi vì có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công hiện nay. Dự án này đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội.

Ông Huy thông tin: Dự án đoạn Cam Lộ - La Sơn đã hoàn thành gần 97%, chắc chắn hoàn thành và đưa vào khai thác trước 31-12. Ba dự án còn lại sẽ thông tuyến toàn bộ trên mặt đường bê tông nhựa. Hiện nay tiến độ chung bình quân các dự án là 70%, tuyến chính đạt 80%.

“Bộ trưởng đã trực tiếp đi kiểm tra 3 dự án còn lại và chỉ đạo bằng mọi giải pháp để thông tuyến trước 31-12”, ông Huy cho hay và nói thêm: “Trên công trường thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là “3 ca 4 kíp”.

Sau khi hoàn thành tuyến chính còn hoàn thành đường gom, các đường dân sinh, triển khai các thủ tục theo quy định của Luật Xây dựng, đánh giá đầy đủ, bảo đảm các điều kiện thì đưa vào khai thác...

Với 4 dự án này, quan điểm của Bộ GTVT chỉ đạo từ đầu là không đánh đổi chất lượng lấy mục tiêu tiến độ. Kể cả làm đêm thì lực lượng giám sát, tất cả ban quản lý dự án đều phải trực 24/24, bảo đảm từ chất lượng vật liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng của đầu ra. Mục tiêu chất lượng và tiến độ luôn phải song hành.

Bổ sung sau đó, Bộ trưởng Trần Văn Sơn khẳng định lại 3 dự án thuộc cao tốc Bắc - Nam Phía Đông cuối năm nay sẽ thông tuyến. “Thông tuyến chứ không phải thông xe kỹ thuật”- ông Sơn nhấn mạnh và cho biết đây là nội dung phải “họp nhiều”.

Theo ông Sơn, khó khăn nhất là vật liệu xây dựng thông thường để đắp nền móng đường. Mặt khác, thời gian qua việc thi công chịu ảnh hưởng của thời tiết, mưa phải dừng ngay.

“Bộ GTVT với tinh thần chỉ đạo quyết tâm và quyết liệt, chắc chắn cuối năm sẽ thông tuyến ba dự án”- ông Sơn nói.

CHÂN LUẬN - ĐỨC MINH

Chủ đề