Nhà nước văn lang ra đời cách đây bao nhiêu năm

Câu 2: Trang 14 – sgk lịch sử 4

Dựa vào bài học, em hãy mô tả một số nét về cuộc sống của người Lạc Việt (bằng lời, bằng đoạn văn ngắn hoặc bằng hình vẽ).

Xem lời giải

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 4: tại đây

  • Giải Khoa Học Lớp 4
  • Sách Giáo Khoa Khoa Học Lớp 4
  • Sách Giáo Viên Khoa Học Lớp 4
  • Vở Bài Tập Khoa Học Lớp 4

Giải Vở Bài Tập Lịch Sử 4 Bài 1: Nước Văn Lang giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

Bài 1. (trang 5 VBT Lịch Sử 4): Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng.

Nước Văn Lang ra đời cách ngày nay khoảng bao nhiêu năm?

Khoảng 700 năm.
Khoảng 1700 năm.
Khoảng 2700 năm.
Khoảng 3700 năm.

Lời giải:

Nước Văn Lang ra đời cách ngày nay khoảng bao nhiêu năm?

Khoảng 700 năm.
Khoảng 1700 năm.
X Khoảng 2700 năm.
Khoảng 3700 năm.

Bài 2. (trang 5 VBT Lịch Sử 4): Quan sát các hình sau:

Hãy điền tên vật trong các hình đã quan sát vào chỗ thích hợp:

Lời giải:

– Có công dụng trong cuộc sống:

+ Dùng để làm ruộng: lưỡi cày

+ Dùng cho sinh hoạt, ăn, uống: Muôi (vá, môi), đồ gốm, lưỡi câu.

+ Dùng để làm quần áo: mảnh vải.

+ Dùng làm trang sức: hình nhà sàn, vòng trang sức

+ Dùng làm vũ khí: rìu lưỡi xéo, giáo mác, dao găm.

– Là sản phẩm của nghề:

+ Đúc đồng: muôi, lưỡi cày, rìu lưỡi xéo, vòng trang sức, lưỡi câu, giáo mác, dao găm.

+ Làm đồ gốm: đồ gốm.

+ Ươm tơ, dệt vải: mảnh vải, hình nhà sàn.

Bài 3. (trang 7 VBT Lịch Sử 4): Điền các từ ngữ: lạc hầu, lạc tướng, vua, nô tì, lạc dân vào chỗ trống của sơ đồ cho là đúng:

Lời giải:

Nhà nước văn lang ra đời cách đây bao nhiêu năm

Bài 4. (trang 8 VBT Lịch Sử 4): Qua quan sát hình và đọc bài trong SGK, em hãy điền vào các cột để biết người Lạc Việt ăn, mặc, ở, sinh hoạt lễ hội như thế nào?

Lời giải:

Ăn Mặc và trang sức Lễ hội
Lúa, khoai, đỗ, cây ăn quả, rau và dưa hấu. Nấu xôi, gói bánh chưng, làm bánh giầy, làm mắm, … Trồng đay, gai trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải. Làm vòng tay, hoa tai, trống, chiêng, lục lạc. Đúc đồng lam giáo, mác, mũi tên, lưỡi rìu, lưỡi cày, … nặn nồi niêu; đan rổ, rá, gùi, nong, đan thuyền na, đóng thuyền gỗ. Nhà sàn tránh thú dữ. Họp nhau thành các làng bản. Thờ thần Đất, Mặt trời. Tục nhuộm răng đen, ăn trầu, búi tóc, cạo trọc đầu, … Phụ nữ thích đeo hoa tai và nhiều vòng tay bằng đá, đồng. Thường hóa trang, vui chơi, nhảy múa theo nhịp trống đồng. Các trai làng đua thuyền trên sống hoặc đấu vật trên những bãi đất rộng.

Bài 5. (trang 8 VBT Lịch Sử 4): Viết một đoạn văn ngắn nói về cuộc sống ăn, ở, sinh hoạt lễ hội của người Lạc Việt thời Hùng Vương.

Lời giải:

Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: “Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho”.

Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng. Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào. Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành.” Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầỵ Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.

Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18.

Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.

Sáng nay, 20-9, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc gặp mặt báo chí giới thiệu hội thảo khoa học quốc gia “Thời đại Hùng Vương trong tiến trình lịch sử Việt Nam”. Hội thảo này dựa trên thành quả của chương trình nghiên cứu khoa học quốc gia và hội thảo quốc gia “Hùng Vương dựng nước” cuối những năm 60, đầu những năm 70 của thế kỷ XX; theo sáng kiến của Trung tâm Nghiên cứu và phát triển văn hóa Hùng Vương, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đồng tổ chức.

Cuộc hội thảo nhằm đánh giá những thành tựu nghiên cứu mới trong một nửa thế kỷ qua về thời đại dựng nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam, đồng thời rút kinh nghiệm và hướng tới các chương trình khoa học trong những thập kỷ tiếp theo của thế kỷ XXI. Bằng phương thức vừa trực tiếp đặt bài, vừa kêu gọi các nhà khoa học và quản lý di sản viết bài tham dự hội thảo, chỉ trong một thời gian ngắn, Ban Tổ chức đã nhận được 69 báo cáo khoa học của 77 tác giả ở 12 tỉnh, thành phố khắp cả ba miền đất nước.

Bên cạnh các chuyên gia về Khảo cổ học và lịch sử Việt Nam Cổ trung đại là lực lượng tham gia chủ yếu, trong đó một số tác giả đã tham gia và có đóng góp vào thành công của chương trình hội thảo về “Hùng Vương dựng nước” cách đây nửa thế kỷ. Ngoài ra, còn có sự đóng góp rất hiệu quả của một số chuyên gia đầu ngành và một số cán bộ nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực như: Cổ Nhân học, Ngôn ngữ học, Hán Nôm học, Dân tộc học, Văn hóa học, Văn hóa dân gian, Địa lý học, Bảo tàng học, Lịch sử Việt Nam Cận hiện đại, Lịch sử Thế giới, Chính trị học, Quân sự học…

Các báo cáo đã được chuyển đến chuyên gia đọc thẩm định và ý kiến đánh giá khá thống nhất là hầu hết đã đạt chuẩn của một báo cáo tham dự hội thảo khoa học quốc gia. Hội thảo sẽ diễn ra vào ngày 24-9 tới tại Hà Nội.

Nhà nước văn lang ra đời cách đây bao nhiêu năm
Quang cảnh cuộc gặp gỡ báo chí. Ảnh T.B

Trao đổi với báo chí tại cuộc gặp mặt, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết: dưới các triều đại phong kiến, Hùng Vương đã được tôn lên thành Quốc Tổ của dân tộc Việt Nam. Ngay sau tuyên bố thành lập chế độ mới, ngày 18-2-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh lấy ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10-3 âm lịch hàng năm làm ngày lễ quốc gia chính thức của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 19-9-1954 tại khu di tích Đền Hùng, nói chuyện với các chiến sĩ Đại đoàn Quân tiên phong, Bác Hồ khẳng định: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Đấy chính là nguồn động lực vô cùng to lớn dẫn dắt cả nước làm nên những kỳ tích anh hùng của thời đại Hồ Chí Minh.

Ngày 6-12-2012, UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại, khẳng định tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương không chỉ là biểu tượng tuyệt vời của sự nghiệp thống nhất quốc gia, cố kết dân tộc Việt Nam, mà còn có giá trị nổi bật toàn cầu, được cả nhân loại kính ngưỡng. Toàn thể 54 cộng đồng tộc người, trong đó có cả những tộc người có lịch sử lập quốc riêng hay gia nhập vào cộng đồng dân tộc Việt Nam ở các thời kỳ sau, đều tự nguyện tôn Hùng Vương lên thành Quốc Tổ. Nền tảng vững chắc và sức sống bất tận của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là ở trong lòng dân, trong tín ngưỡng dân gian. Vì thế, việc bảo tồn và phát huy các giá trị của việc thờ cúng Hùng Vương cần phải hết sức coi trọng cội nguồn và sức sống dân gian của nó.

Nhà nước văn lang ra đời cách đây bao nhiêu năm
GS.TS Nguyễn Quang Ngọc thông tin về hội thảo và trao đổi với báo chí tại cuộc gặp mặt. Ảnh T.B

Tuy nhiên, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc cho rằng, hầu hết các di tích lịch sử nguyên gốc liên quan đến thời đại Hùng Vương hiện đã bị phá hủy, mất đi, hoặc không còn nguyên bản. Đây là điều hết sức đáng lo ngại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình nghiên cứu, bảo tồn, phát huy những giá trị to lớn của thời kỳ Hùng Vương. 

GS.TS Nguyễn Quang Ngọc cũng khẳng định, những nghiên cứu khoa học mới trên nhiều lĩnh vực liên quan đến nay cho thấy thời đại Hùng Vương với nhà nước Văn Lang cách thời đại hiện nay khoảng 2.700 năm; chứ không phải là 4.000 năm hay nhiều hơn nữa, như nhiều tài liệu, văn bản, truyền thuyết trước đây ghi chép. Đây là những kết quả nghiên cứu công phu, đã được đông đảo các nhà khoa học công nhận và nó hoàn toàn phù hợp với tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, đất nước Việt Nam từ cổ xưa đến nay.

Theo GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, hội thảo khoa học quốc gia “Thời đại Hùng Vương trong tiến trình lịch sử Việt Nam” đã đặt ra và kiểm đếm hầu hết các vấn đề, từ những vấn đề cơ bản, cốt lõi cho đến những biến đổi trong lịch sử; từ nguồn gốc, thực trạng, cho đến việc đánh giá giá trị di sản thời đại Hùng Vương dựng nước. Hội thảo nhằm khẳng định những thành tựu to lớn và những bước tiến căn bản trong nhận thức về thời đại Hùng Vương trong tiến trình lịch sử Việt Nam và gợi ra những phương án, giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thời đại dựng nước đầu tiên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và phát triển bền vững đất nước hiện nay. 

TRẦN BÌNH ​