Nhà nước là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật ngân sách nhà nước

2.2 Quan hệ pháp luật ngân sáchnhà nướcb. Các yếu tố cấu thành quan hệ phápluật NSNN* Chủ thể:-Nhà nước.Tổ chức kinh tế.Tổ chức phi kinh doanhCá nhân 2.2 Quan hệ pháp luật ngân sáchnhà nướcb. Các yếu tố cấu thành quan hệ phápluật NSNN* Khách thể:Khách thể của quan hệ pháp luật NSNN là lợi ích màcác bên hướng tới, mong muốn đạt được khi tham giaquan hệ pháp luật NSNN.Lưu ý: Đối với các thủ thể khác nhau thì mong muốn họ đạt được khi tham gia quan hệ pháp luật NSNN có thể là khác nhau 2.2 Quan hệ pháp luật ngân sáchnhà nướcb. Các yếu tố cấu thành quan hệ phápluật NSNN*Nội dung của quan hệ pháp luật NSNNNội dung của quan hệ pháp luật NSNN là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật NSNN do các quy phạm pháp luật NSNN quy định hoặc thừa nhận, được đảm bảo thực hiện bởi các biện pháp cưỡng chế của Nhà nứơc.  Chương II: Chế độ pháp lý về phâncấp quản lý NSNN và chu trìnhngân sáchThs. Phan Phương Nam NỘI DUNGCHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ PHÂN CẤPQUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚCII. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CHU TRÌNHNGÂN SÁCHI. I. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝNGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC1.1 Khái niệm:1.2 Nguyên tắc phân cấp quản lý NSNN:1.3 Nội dung của chế độ pháp lý về phân cấp quảnlý ngân sách nhà nước 1.1 Khái niệm:- Lý do phải phân cấp?=> Phân cấp quản lý NSNN là phân định trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quản lý và điều hành ngân sách nhà nước cũng như phân cấp về nguồn thu, nhiệm vụ chi của các cấp ngân sách. 

Pháp luật ngân sách nhà nước (tiếng Anh: Law on State Budget) là tập hợp các qui phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tạo lập, quản lí, sử dụng quĩ ngân sách nhà nước.

Nhà nước là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật ngân sách nhà nước

Hình minh họa (Nguồn: thukyluat)

Khái niệm

Pháp luật ngân sách nhà nước trong tiếng Anh là Law on State Budget.

Pháp luật ngân sách nhà nước là tập hợp các qui phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tạo lập, quản lí, sử dụng quĩ ngân sách nhà nước.

Phân loại Pháp luật ngân sách nhà nước

Căn cứ vào nội dung của các quan hệ ngân sách nhà nước thì những quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật ngân sách nhà nước bao gồm:

- Thứ nhất, quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình phân cấp quản lí ngân sách nhà nước

- Thứ hai, quan hệ phát sinh trong quá trình lập, quyết định, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước.

Đây là quan hệ xã hội phát sinh giữa các cơ quan nhà nước có chức năng thi hành công vụ trong việc lập, quyết định, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước đối với nhau hoặc giữa các cơ quan này với các đơn vị dự toán ngân sách nhà nước.

- Thứ ba, quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tạo lập quĩ ngân sách nhà nước.

Những quan hệ này thường phát sinh giữa các cơ quan nhà nước có chức năng thi hành công vụ trong lĩnh vực thu nộp ngân sách nhà nước như cơ quan Thuế, Hải quan, Kho bạc nhà nước,... với bên kia là tổ chức, cá nhân đóng góp một khoản tiền nhất định vào ngân sách nhà nước.

Chẳng hạn, quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các tổ chức, cá nhân thực hiện nộp các khoản thuế, phí, lệ phí,... vào ngân sách nhà nước.

- Thứ tư, quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sử dụng quĩ ngân sách nhà nước.

Những quan hệ này phát sinh giữa các cơ quan nhà nước có chức năng thi hành công vụ trong việc chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước như cơ quan tài chính, kho bạc nhà nước,... với bên kia là các đơn vị dự toán ngân sách nhà nước có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.

- Thứ năm, quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán ngân sách nhà nước.

Một số đặc điểm của các quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật ngân sách nhà nước

- Các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tạo lập, quản lí, sử dụng ngân sách nhà nước luôn gắn liền với quyền lực của nhà nước (quyền lực chính trị công đặc biệt) và gắn liền với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước;

- Quĩ ngân sách nhà nước thuộc sở hữu nhà nước, ít nhất một bên chủ thể trong quan hệ ngân sách nhà nước là cơ quan nhà nước - nhân danh quyền lực nhà nước, luôn chứa đựng lợi ích chung, lợi ích công cộng. Hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước là các hoạt động cụ thể của Nhà nước, là việc xử lí các mối quan hệ lợi ích cho các mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của quốc gia;

- Quan hệ phát sinh trong hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước được thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp.

- Những đặc điểm cơ bản trên của quan hệ ngân sách nhà nước - thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật ngân sách nhà nước quyết định đến phương pháp điều chỉnh của pháp luật ngân sách nhà nước - phương pháp mệnh lệnh.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Pháp luật kinh tế, NXB Tài chính)

T.H

1. Nhà nước, cơ quan nhà nước có bình đẳng với các chủ thể khác khi tham gia quan hệ dân sự không?

Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của tổ chức chính trị, có bộ máy chuyên trách để cưỡng chế và quản lý xã hội nhằm thực hiện và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là công cụ thực hiện nền chuyên chính và bảo vệ lợi ích giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là một bộ máy thống trị của đa số với thiểu số.

Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp (Điều 2 Hiến pháp năm 2013).

Trong quan hệ pháp luật dân sự, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xem là chủ thể đặc biệt, tính chất đặc biệt thể hiện ở nhiều yếu tố khác nhau như: Nhà nước đại diện cho toàn dân, là chủ thể quản lý, sử dụng, định đoạt với tài sản sở hữu toàn dân, là chủ thể xây dựng pháp luật...

Nhưng khi tham gia vào các quan hệ dân sự thì Nhà nước, các cơ quan nhà nước bình đẳng với các chủ thể khác và phải chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình đối với các nghĩa vụ dân sự. Nhà nước thường tham gia vào các quan hệ dân sự như mua sắm công, các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài...

Điều này được quy định tại Điều 97 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 97. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở Trung ương, ở địa phương trong quan hệ dân sự

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở Trung ương, ở địa phương khi tham gia quan hệ dân sự thì bình đẳng với các chủ thể khác và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định tại Điều 99 và Điều 100 của Bộ luật này.

2. Nhà nước, các cơ quan nhà nước tham gia quan hệ dân sự thông quan phương thức nào?

Điều 98 Bộ luật dân sự 2015 có quy định:

Điều 98. Đại diện tham gia quan hệ dân sự

Việc đại diện cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương tham gia quan hệ dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của cơ quan nhà nước. Việc đại diện thông qua cá nhân, pháp nhân khác chỉ được thực hiện trong các trường hợp và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

>> Xem thêm: Mẫu đơn ủy quyền giữa cá nhân với cá nhân mới có xác nhận của cơ quan nhà nước và cách viết

Nhà nước, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương là một tổ chức gồm nhiều người khác nhau, do đó, khi những tổ chức này tham gia vào quan hệ dân sự thì cần có chủ thể làm đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch nhân danh Nhà nước, cơ quan nhà nước. Việc đại diện phải phù hợp với quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của cơ quan nhà nước. Việc đại diện thông qua cá nhân, pháp nhân khác chỉ được thực hiện trong các trường họp và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Việc đại diện có thể được phân chia thành đại diện trong nước và việc đại diện ở nước ngoài. Luật cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài năm 2009 quy định, cơ quan đại diện thực hiện chức năng đại diện chính thức của Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế tiếp nhận và thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại phù hợp với quy định tại Điều 12 của Luật này. Cơ quan đại diện bao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế.

Theo quy định tại Luật cơ quan đại diện nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài năm 2009 thì:

"Cơ quan đại diện bao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế"

- Cơ quan đại diện ngoại giao là Đại sứ quán.

- Cơ quan đại diện lãnh sự là Tổng Lãnh sự quán và Lãnh sự quán.

- Cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế là Phái đoàn thường trực, Phái đoàn, Phái đoàn quan sát viên thường trực và cơ quan có tên gọi khác thực hiện chức năng đại diện của Nhà nước Việt Nam tại tổ chức quốc tế liên chính phủ.

3. Nhà nước có cần phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự không?

Theo khoản 2 Điều 99 Bộ luật dân sự 2015:

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở Trung ương, ở địa phương chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự của mình bằng tài sản mà mình là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, trừ trường hợp tài sản đã được chuyển giao cho pháp nhân theo quy định tại khoản 2 Điều này.

>> Xem thêm: Bộ máy nhà nước là gì ? Đặc điểm của bộ máy máy nhà nước ? Phân loại cơ quan nhà nước ?

Việc tham gia vào các quan hệ dân sự sẽ tạo lập ra các quyền và nghĩa vụ cho Nhà nước, cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương, về nguyên tắc, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự của mình bằng tài sản mà mình là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Thực chất, Nhà nước, cơ quan nhà nước ở trung ương, địa phương xác lập và thực hiện các quan hệ dân sự hướng tới lợi ích của quốc gia, nhân dân, do đó, Nhà nước, cơ quan nhà nước trung ương, ở địa phương chịu trách nhiệm bằng tài sản của toàn dân mà chính Nhà nước hoặc cơ quan là đại diện chủ sở hữu.

4. Pháp nhân do Nhà nước thành lập có phải chịu trách nhiệm thay cho Nhà nước không?

Nhà nước, cơ quan nhà nước được quyền thành lập các pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại nhằm mục đích phát triển kinh tế hoặc vì mục tiêu xã hội. Các pháp nhân mặc dù được thành lập bởi Nhà nước hoặc các cơ quan nhà nước nhưng những pháp nhân này có tư cách chủ thể độc lập, có tài sản riêng, do đó, chủ thể này không phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ dân sự của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương.

Bộ luật dân sự 2015 quy định:

Điều 99. Trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự

...

2. Pháp nhân do Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở Trung ương, ở địa phương thành lập không chịu trách nhiệm về nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ dân sự của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở Trung ương, ở địa phương.

3. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở Trung ương, ở địa phương không chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự của pháp nhân do mình thành lập, bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước, trừ trường hợp Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở Trung ương, ở địa phương bảo lãnh cho nghĩa vụ dân sự của pháp nhân này theo quy định của pháp luật.

4. Cơ quan nhà nước ở Trung ương, ở địa phương không chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, ở địa phương, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

Mối quan hệ giữa Nhà nước, cơ quan nhà nước và pháp nhân được thành lập mang tính chất hai chiều. Pháp nhân không phải chịu trách nhiệm cho chủ thể thành lập ra chính mình là Nhà nước, cơ quan nhà nước. Ngược lại, Nhà nước, cơ quan nhà nước không chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự của pháp nhân do mình thành lập, bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước.

Tuy nhiên, trường hợp Nhà nước, cơ quan nhà nước bảo lãnh cho nghĩa vụ dân sự của pháp nhân mà mình thành lập thì họ phải chịu trách nhiệm với tư cách là người bảo lãnh theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh sự phân định giữa trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan nhà nước với pháp nhân do chính Nhà nước, cơ quan nhà nước thành lập thì Điều luật trên còn phân định trách nhiệm giữa cơ quan nhà nước với trách nhiệm của Nhà nước và giữa các cơ quan nhà nước với nhau. Theo đó, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương không chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự của Nhà nước, cơ quan nhà nước khác, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

5. Trách nhiệm dân sự giữa Nhà nước Việt Nam với nhà nước, cơ quan, cá nhân nước ngoài

Điều 100 Bộ luật dân sự 2015 có quy định:

>> Xem thêm: Cơ quan hành chính nhà nước là gì ? Phân loại cơ quan hành chính nhà nước ?

1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở Trung ương, ở địa phương chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự do mình xác lập với nhà nước, pháp nhân, cá nhân nước ngoài trong trường hợp sau đây:

a) Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về việc từ bỏ quyền miễn trừ;

b) Các bên trong quan hệ dân sự có thỏa thuận từ bỏ quyền miễn trừ;

c) Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở Trung ương, ở địa phương từ bỏ quyền miễn trừ.

2. Trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự của nhà nước, cơ quan nhà nước của nước ngoài khi tham gia quan hệ dân sự với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở Trung ương, ở địa phương, pháp nhân, cá nhân Việt Nam được áp dụng tương tự khoản 1 Điều này.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa về kinh tể, xã hội, Nhà nước, cơ quan nhà nước Việt Nam thường xuyên có sự hợp tác, giao lưu về mọi mặt với các chủ thể nước ngoài khác. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự do mình xác lập với nhà nước, pháp nhân, cá nhân nước ngoài trong trường hợp sau đây:

- Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có qưy định về việc từ bỏ quyền miễn trừ. Luật quốc tế và luật quốc gia phần lớn đều thừa nhận tư cách chủ thể đặc biệt của quốc gia khi tham gia vào mối quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Khi tham gia vào quan hệ tư pháp quốc tế, quốc gia được hưởng các quyền miễn trừ trong đó quan trọng nhất là quyền miễn trừ tư pháp và miễn trừ đối với tài sản của quốc gia, gọi chung là quyền miễn trừ của quốc gia.

- Các bên trong quan hệ dân sự có thỏa thuận từ bỏ quyền miễn trừ. Việc từ bỏ quyền miễn trừ của quốc gia trong trường hợp này xuất phát từ sự thỏa thuận, thống nhất của các bên trong quan hệ. Đặc trưng của quan hệ dân sự là sự tự do ý chí nên Nhà nước, cơ quan nhà nước Việt Nam trong quan hệ với Nhà nước, pháp nhân, cá nhân nước ngoài thì các bên được quyền thỏa thuận về việc từ bỏ quyền miễn trừ.

- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở Trung ương, ở địa phương từ bỏ quyền miễn trừ. Đây là trường họp, Nhà nước, cơ quan nhà nước từ bỏ quyền miễn trừ theo ý chí, theo sự quyết định của chính mình. Thông thường, việc Nhà nước, cơ quan nhà nước từ bỏ quyền miễn trừ của mình là nhằm tạo ra một cơ chế ngang bằng với các chủ thể nước ngoài đang có quan hệ với họ. Khi Nhà nước, cơ quan nhà nước từ bỏ quyền miễn trừ thì họ phải chịu nghĩa vụ trước Nhà nước, pháp nhân, cá nhân nước ngoài mà họ xác lập quan hệ.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua Email : Tư vấn pháp luật qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Trân trọng./.