Nhà giả kim tiếng Anh

Nhà giả kim (tựa gốc tiếng Bồ Đào Nha: O Alquimista) là tiểu thuyết được xuất bản lần đầu ở Brasil năm 1988, và là cuốn sách nổi tiếng nhất của nhà văn Paulo Coelho. Tác phẩm đã được dịch ra 67 ngôn ngữ và bán ra tới 95 triệu bản (theo thống kê ngày 19 tháng 5 năm 2008), trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất mọi thời đại.[1]

Nhà giả kim
O Alquimista
Kim tự tháp Giza

Bản dịchSửa đổi

O Alquimista được viết bằng tiếng Bồ Đào Nha. Cho đến năm 2004 đã được dịch sang 67 ngôn ngữ, bán được hơn 56 triệu bản tại hơn 150 nước. Đây thực sự là một trong những cuốn sách bán chạy nhất trong mọi thời đại.

Tại Trung Quốc và Úc, sách đặc biệt được ưa thích. Tờ báo Herald Sun xếp Nhà giả kim vào một trong năm cuốn sách hay bị ăn cắp nhất tại những hiệu sách ở Melbourne.

Tại Việt Nam, cuốn sách được Lê Chu Cầu chuyển ngữ có bản quyền từ bản tiếng Đức của truyện năm 2002, nằm trong "Tủ sách Đông Tây tác phẩm".

Trong lời tựa, Coelho đã giải thích đây là một câu chuyện hình tượng hóa những kinh nghiệm của ông trong cuốn Diário de Um Mago (Cuộc hành hương) đã viết trước đó.

Quá trình hình thànhSửa đổi

Coelho viết Nhà giả kim chỉ trong vòng hai tuần vào năm 1987. Ông giải thích rằng mình có thể viết với tốc độ nhanh như vậy vì câu chuyện "đã được viết sẵn trong tâm hồn của ông".[2]

Chủ đề chính của tác phẩm là về việc tìm kiếm số phận của con người, mặc dù theo New York Times, Nhà giả kim thiên về tính "tự lực (self-help) hơn là văn học".[3] Lời khuyên dành cho Santiago rằng "khi bạn thực sự muốn điều gì, cả vũ trụ sẽ ban cho những sự giúp đỡ để điều ước đó thành hiện thực" là cốt lõi triết lý, mô-típ chủ đạo xuyên suốt câu chuyện.[4]

Nhà giả kim được phát hành bởi lần đầu bởi Rocco,[5] một nhà xuất bản ít người biết đến của Brazil. Mặc dù bán rất chạy, nhưng nhà xuất bản sau một năm đã quyết định trả lại bản quyền cho Coelho.[6] Để phục hồi sau "thất bại" này, Coelho lên đường rời Rio de Janeiro với vợ và dành 40 ngày ở sa mạc Mojave. Trở về sau chuyến du ngoạn, Coelho quyết định bản thân phải tiếp tục đấu tranh[6] và "thực sự tin rằng đây là một cuốn sách tuyệt vời - và ông phải thử mọi cơ hội có thể."[2]

Chuyển thểSửa đổi

Năm 1994, tác phẩm truyện tranh chuyển thê từ Nhà giả kim được xuất bản bởi Alexandre Jubran.[7] HarperOne, một chi nhánh của HarperCollins, đã sáng tạo một phiên bản minh họa của cuốn tiểu thuyết, sử dụng các bức tranh của họa sĩ người Pháp Mœbius, nhưng không thuyết phục được Coelho "đồng ý với việc biến toàn bộ tiểu thuyết thành đồ họa."[8] The Alchemist: A Graphic Novel được xuất bản. vào năm 2010, chuyển thể bởi Derek Ruiz và vẽ minh họa bởi Daniel Sampere.

The Alchemist's Symphony của Walter Taieb được phát hành vào năm 1997 với sự hỗ trợ của Paulo Coelho, người đã viết một đoạn văn bản gốc cho tập sách CD.[9] Tác phẩm có tám phần chính và năm phần dạo giữa.[10][11]

Năm 2002, phiên bản sân khấu của Nhà giả kim được sản xuất và trình diễn tại Luân Đôn.[12] Sau đó, nhà sản xuất Ashvin Gidwani đã đến thăm buổi biểu diễn ở London và đánh giá nó dài dòng nhưng đầy màu sắc, nên đã quyết định phát triển phiên bản 90 phút của Deepa Gahlot cho sân khấu Ấn Độ[13] - điều này đã thành hiện thực vào năm 2009.[14]

Năm 2006, Mistaken Identity, ban nhạc indie-rock của Singapore, đã chuyển thể câu chuyện trong tiểu thuyết thành thứ mà họ tuyên bố là "nỗ lực của chúng tôi nhằm viết nên một vở nhạc kịch" và phát hành ca khúc với tên "The Alchemist".[15] Kochavva Paulo Ayyappa Coelho - một bộ phim tiếng Malayalam của Ấn Độ, do Sidhartha Siva viết kịch bản và đạo diễn - được lấy cảm hứng từ tiểu thuyết gia Paulo Coelho, cách riêng là tác phẩm Nhà giả kim.[16][17]

Tháng 7 năm 2021, Will Smith thông báo anh đã mua được quyền làm phim cho cuốn tiểu thuyết, nhưng sau một số trở ngại, dự án hiện đang tạm ngưng.[18]

Xem thêmSửa đổi

  • Paulo Coelho

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ Cowles, Gregory (9 tháng 10 năm 2009). Inside the List. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN0362-4331. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2021.
  2. ^ a b Pool, Hannah (19 tháng 3 năm 2009). Question time. The Guardian. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2012.
  3. ^ Cowles, Gregory (8 tháng 10 năm 2009). Inside the List. The New York Times. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2012.
  4. ^ Flanagan, Mark. The Alchemist.
  5. ^ Retrieved 2019-05-16.
  6. ^ a b Interview with Paulo Coelho. Goodreads.com. tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2012.
  7. ^ "O Alquimista" vira filme de Hollywood - Cultura. Estadão.
  8. ^ Itzkoff, David (6 tháng 7 năm 2010). Graphic Novel of 'The Alchemist': Words Into Pictures. The New York Times. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2012.
  9. ^ Walter Taieb (1 tháng 2 năm 2017). The Alchemist's Symphony. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2017 qua YouTube.
  10. ^ Discogs
  11. ^ Performance on YouTube
  12. ^ Gardner, Lyn (11 tháng 1 năm 2002). The Alchemist, London qua www.theguardian.com.
  13. ^ I saw the Bhagvad Gita in The Alchemist: Ashvin Gidwani. mid-day. 18 tháng 4 năm 2009.
  14. ^ Mohua Das, Paulo Coelho's The Alchemist Breezes Through Town, Telegraph India, 20 October 2009
  15. ^ The Alchemist (bằng tiếng Anh), truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2021
  16. ^ Paulo Coelho's work inspires Kunchacko's film?. The Times of India.
  17. ^ When Paulo Coelho shared Kunchacko Boban-Sidhartha Siva's 'Kochavva Paulo Ayyappa Coelho' first look poster. International Business Times.
  18. ^ Big News Network

Tham khảoSửa đổi

  • Nhà giả kim, Paulo Coelho, dịch giả Lê Chu Cầu, dựa theo bản tiếng Đức (Der Alchimist của C.S.Herzog, NXB Diogenes, Zurich, 1996), có tham khảo bản tiếng Anh, NXB Lao Động phát hành năm 2002, bản quyền của Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây.

Liên kết ngoàiSửa đổi

Wikiquote có sưu tập danh ngôn về:
Nhà giả kim
Wikiquote có sưu tập danh ngôn về:
Nhà giả kim (tiểu thuyết)

The Alchemist tại Sparknotes

Video liên quan

Chủ đề