Nhà Đường lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân gọi là

Tìm hiểu về chế độ công điền, công thổ

  • 1. Khái niệm chế độ công điền
  • 2. Ra sắc lệnh
  • 3. Điều lệ tạm thời quy định việc sử dụng công điền công thổ
  • 4. Cách chia
  • 5. Cách sử dụng đất nửa công, nửa tư
  • 6. Cách sử dụng công thổ hoang rậm
  • 7. Thành phần và nhiệm vụ cơ quan phụ trách chia công điền công thổ

1. Khái niệm chế độ công điền

Chế độ công điền (công thổ) là hình thức sở hữu của nhà nước đối với ruộng đất trong xã hội phong kiến Việt Nam và trong một mức độ nhất định vẫn được duy trì dưới thời Pháp thuộc. Các triều đại phong kiến Việt Nam thực hiện chế độ công điển, công thổ để ban, cấp cho những người được phong tước, là công thần hoặc cấp lộc cho các quan lại, quân lính hoặc chia cho dân định đến tuổi tạp dịch (từ 18 tuổi trở lên) cày cấy và nộp thuế. Ruộng đất công điền, công thổ gồm:

1) Quan thổ, ruộng đất chia cho dân luân phiên nhau cày cấy và nộp tô cho Nhà nước;

2) Các loại ruộng phân cấp, đồn điền, đất hoang và một bộ phận ruộng đất của chùa chiền.

Thực hiện chế độ công điền, công thổ thì những vương hầu, quý tộc và quan lại được cấp ruộng đất, song thực chất là những người thay mặt nhà nước phong kiến đứng ra quản lí và tiến hành thu tô mà không có quyền sở hữu đối với ruộng đất được cấp. Mặt khác, nhà nước phong kiến không lấy ruộng đất công của xã này đem chia cho những người ở xã khác, mà được sử dụng trong phạm vi của xã, thôn. Nhà nước phong kiến đặt ra những hình phạt hà khắc xử lí những người vi phạm chế độ công điền, công thổ như Điều 342 Bộ Quốc triểu hình luật (hay còn gọi là Bộ luật Hồng Đức) có quy định: “Bán ruộng đất công cấp cho hay bán ruộng đất khẩu thì xử trượng - Biếm hai tư” và Điều 343 quy định: "chiếm ruộng cày quá sổ hạn định thì phải phạt 80 trượng".

Bàn đến chế độ công điền, công thổ dưới thời phong kiến Việt Nam, ngay từ năm 1921 đã có nhân xét. Luật pháp An Nam cấm mua bán toàn bộ đất đai. Hơn nữa, 1⁄4 đất trồng trọt bắt buộc phải để làm của chung. Cứ ba năm người ta chia lại ruộng đất đó. Mỗi người dân trong xã thôn được nhận một phần. Điều đó không ¡:Š ngăn cản một số người trỏ nên giàu có, vì còn 3⁄4 đất đai khác có thể. mua bán, nhưng nó có thể cứu nhiều người khác thoát khỏi cảnh bần cùng" (Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 7, tr: 36). Chế độ công điền, công thổ bị xoá bỏ trong cải cách ruộng đất.

2. Ra sắc lệnh

Điều 1: Để việc sử dụng công điền công thổ được hợp lý và thống nhất, nay ban hành "Bản điều lệ tạm thời sử dụng công điền công thổ" kèm theo sắc lệnh này.

Điều 2: Những thể lệ từ trước đến nay về việc sử dụng công điền công thổ, trái với "Bản điều lệ tạm thời" này đều bãi bỏ.

Điều 3: Các ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Canh nông chiểu sắc lệnh thi hành.

3. Điều lệ tạm thời quy định việc sử dụng công điền công thổ

(Để đính theo sắc lệnh Số 87-SL ngày 5-3-1952 )

Chia cấp công điền công thổ cho hợp lý, để cải thiện đời sống của nông dân, và đẩy mạnh tăng gia sản xuất là một điểm trong chính sách ruộng đất của Chính phủ.

Từ ngày Cách mạng tháng 8 thành công, việc chia cấp công điền công thổ đã được chỉnh đốn dần dần. Để việc chia cấp được hợp lý trong thời kỳ kháng chiến, tạm thời Chính phủ quy định như sau:

4. Cách chia

Điều 4: Công điền công thổ của thôn sẽ chia cho dân trong thôn. Chỉ ở nơi nào có điều kiện thuận tiện (như có nhiều ruộng và số ruộng các thôn gần bằng nhau...) và nhân dân thoả thuận thì có thể tập trung lên xã mà chia.

Điều 5: Diện tích chia cho mỗi người không được quá mức 5000 thước vuông (nửa mẫu tây, 1/2 ha).

Cũng không nên chia vụn vặt quá, không lợi cho tăng gia sản xuất.

Nếu chia cho dân trong thôn mà còn thừa và nếu dân thoả thuận thì UBKCHC xã xét đem chia cho thôn bên cạnh thiếu ruộng để chia cho vệ quốc quân, bộ đội địa phương, thương binh, bệnh binh, gia đình tử sĩ, cho dân cày nghèo.

Điều 6: Nếu công điền công thổ ít quá không bõ chia cho mọi người thì chỉ chia cho các thương binh, bệnh binh, vệ quốc quân, bộ đội địa phương và gia đình tử sĩ, hoặc đem giao cho quỹ để cho dân cày nghèo lĩnh canh nộp tô nhẹ.

Điều 7: Các thương binh, bệnh binh, vệ quốc quân, bộ đội địa phương và gia đình tử sĩ được ưu đãi: được nhận phần ruộng tốt hơn hay nhiều hơn những phần ruộng khác. Về nguyên tắc, nên chia cho thương binh, bệnh binh nghèo một số ruộng đất đủ để sinh sống, theo điều kiện địa phương.

Điều 8: Về nguyên tắc, công điền công thổ phải chia cả cho dân, nhưng nếu xét cần thiết, có thể trích ra sung vào quỹ xã nhiều nhất không quá 20% diện tích. Việc này do Hội đồng nhân dân xã đề nghị và UBKCHC tỉnh duyệt y. Số ruộng trích đó sẽ đem cho dân nghèo lĩnh canh nộp tô nhẹ vào quỹ xã.

Điều 9: Thời hạn chia công điền công thổ sẽ tuỳ theo hoàn cảnh từng địa phương mà định từ 3 đến 5 năm một lần (chia cấp lớn). Những nơi có nhiều công điền công thổ sẽ trích một số công điền công thổ để hàng năm chia cho những người đến tuổi (chia cấp nhỏ). Số công điền công thổ trích ra mà chưa chia sẽ chia cho dân cày nghèo lĩnh canh nộp tô nhẹ vào quỹ xã.

Nếu người được chia công điền công thổ chết, thì bố mẹ hay vợ, con người ấy được tiếp tục hưởng phần công điền công thổ cho đến hết năm ấy, sau đó sẽ trả về cho thôn, xã.

5. Cách sử dụng đất nửa công, nửa tư

Điều 12: Những ruộng đất nửa công nửa tư mà nguồn gốc là ruộng đất công (ruộng lộc điền, thái điền, binh điền...) thì nguyên tắc là của công; sau khi điều tra kỹ càng, việc sử dụng theo ý nguyện của toàn dân trong thôn, xã.

Điều 13: Những ruộng đất nửa công nửa tư mà nguồn gốc là do dân góp ruộng tư hay góp tiền mua (phe giáp, môn sinh, tự văn, tư vũ...) thì nguyên tắc sử dụng là tôn trọng quyền của người có ruộng và người góp ruộng. Nhưng nếu các loại ruộng nói trên đã tập trung lên xã và đã sử dụng hợp lý thì vẫn để làm của xã.

Đối với ruộng hậu, nếu người cúng ruộng nghèo, hoặc đã chết mà con nghèo thì người cúng ruộng hoặc con có quyền lấy lại ruộng.

Trong việc sử dụng các thứ ruộng họ, phải cho những người nghèo trong họ có quyền ưu tiên cày cấy.

6. Cách sử dụng công thổ hoang rậm

Điều 14: Những công thổ bỏ hoang thì thuộc về Nhà nước.

Điều 15: Những công thổ trước kia bỏ hoang mà đã được vỡ hoang sau Cách mạng tháng 8 thì người đã vỡ hoang được hưởng quyền lợi theo như thể lệ khẩn hoang hiện hành. Nơi nào đã tập trung lên xã những đất đã vỡ hoang ấy thì phải xét và trả lại cho người đã có công khai khẩn.

7. Thành phần và nhiệm vụ cơ quan phụ trách chia công điền công thổ

Điều 16: Tại mỗi xã có công điền công thổ để chia sẽ thành lập một "Ban phụ trách chia công điền công thổ xã", gồm có:

Ba hội viên ở cấp xã:

- Chủ tịch UBKCHC xã hay Phó Chủ tịch

hay một Uỷ viên... Trưởng ban.

- Đại biểu Mặt trận Liên Việt xã... Hội viên.

- Đại biểu Ban chấp hành Nông dân cứu quốc xã... Hội viên.

Mỗi thôn có công điền công thổ cử một hay hai hội viên do dân thôn bầu ra... Hội viên.

Trong số hội viên cần có dân cày nghèo.

"Ban phụ trách chia công điền công thổ xã" làm việc chia công điền công thổ trong các thôn.

Điều 17: "Ban phụ trách chia công điền công thổ xã" có nhiệm vụ (cùng Nông hội xã) điều tra tình hình công điền công thổ dự thảo nội quy chia, trình HĐND xã xét và trình UBKCHC tỉnh duyệt y rồi thi hành.

Điều 18: Không được cầm hoặc bán công điền công thổ.

Điều 19: Đối với công điền công thổ đã bị chiếm làm của riêng, nếu có chứng cớ rõ ràng và được UBKCHC tỉnh nhận là đúng và nếu nhân dân muốn lấy lại, thì người đã chiếm ruộng đất đó phải trả lại cho dân.

Điều 20: Các loại công điền công thổ tập trung lên xã mà không đem chia cho dân (công điền công thổ trích làm quỹ xã, công điền công thổ vì ít quá không bõ chia) thì không được đem đấu giá cho thuê, mà chỉ để cho dân cày nghèo trong thôn, xã lĩnh canh, nộp tô nhẹ.

Đối với công điền công thổ mà thôn hay xã đã đem đấu giá cho thuê trước ngày thi hành điều lệ này, nếu số ruộng ít, thì đợi đến hết kỳ hạn đấu giá sẽ lấy lại để chia cho dân (Nhưng nếu hai bên thoả thuận huỷ bỏ giao kèo đấu giá thì sẽ đem chia ngay) . Nếu số ruộng đã đấu giá cho thuê nhiều hơn số công điền của thôn, xã còn lại để chia, hoặc còn lâu mới hết hạn đấu giá (ví dụ hai năm trở lên) thì cũng lấy lại chia cho dân, nhưng không để cho người đã đấu giá bị thiệt lắm.

Điều 21: Đối với công điền công thổ cho lĩnh canh đã được hai năm, thì thôn, xã có quyền lấy về.

Điều 22: Thể lệ tạm thời sử dụng công điền công thổ này áp dụng chung cho toàn quốc. Đặc biệt Nam bộ có thể đề nghị thêm với Chính phủ Trung ương những thể lệ riêng cho sát.

Điều 23: Điều lệ này áp dụng khi phổ biến về đến địa phương; nếu gặp vụ cày cấy đang làm dở, sẽ thi hành kể từ vụ sau.

Luật Minh Khuê (tổng hợp & phân tích)

Đề bài

a) Nhà Đường củng cố bộ máy nhà nước bằng nhiều biện pháp. Hãy đánh dấu x vào các ô trống đầu câu mà em cho là sai:

☐ Cử người thân tín đi cai quản các địa phương.

☐ Mở khoa thi tuyển chọn nhân tài.

☐ Giảm tô thuế, chia ruộng công và ruộng bỏ hoang cho nông dân.

☐ Phát triển thủ công nghiệp, thương mại với các nước.

b) Thế nào là chế độ quân điền?

c) Tại sao nói thời dưới thời Đường, Trung Quốc trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á? Nêu một số đặc điểm về:

- Kinh tế

- Đối nội

- Đối ngoại

Lời giải chi tiết

a) ☒ Phát triển thủ công nghiệp, thương mại với các nước.

b) Chế độ quân điền là: nhà nước lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.

c)

- Kinh tế: Nhà nước giảm tô thuế, thực hiện chế độ quân điền. Nhờ đó, nông dân có ruộng để cày cấy, sản xuất nông nghiệp phát triển.

- Đối nội:

+ Bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện.

+ Cử người thân tín đi cai quản các địa phương, mở khoa thi để tuyển chọn nhân tài.

+ Xã hội đạt tới sự phồn thịnh.

- Đối ngoại: đem quân xâm chiếm, xâm lược và đô hộ các quốc gia lân cận.

Loigiaihay.com