Nguyên nhân nào gây ra sự suy giảm đa dạng sinh học của nước ta

  • Phát triển bền vững

Thứ tư, 10/11/2021 07:00 (GMT+7)

Đa dạng sinh học ở Việt Nam đang suy giảm?

Miền BắcMiền Nam

Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản ảnh hưởng rất lớn đối với suy giảm đa dạng sinh học tại Việt Nam. Thực tế con người vừa phụ thuộc vừa phá hủy hệ sinh thái.

Đây là kết luận của Báo cáo “Đánh giá Đa dạng sinh học tại Việt Nam” được Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) và Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học (Bộ TN&MT) vừa công bố.

Thực tiễn, con người đang hoàn toàn phụ thuộc vào các hệ sinh thái để tồn tại. Thế nhưng, các hệ sinh thái này lại đang ngày ngày bị chúng ta xâm phạm không thương tiếc. Báo cáo cho thấy, 21% các loài thú, 6,5% các loài chim, 19% các loài bò sát, 24% các loài lưỡng cư, 38% các loài cá và 2,5% các loài thực vật có mạch đã bị đe dọa.

Trong gần 20 năm trở lại đây, các khu vực có rừng là sinh cảnh bị ảnh hưởng nhiều nhất với hơn 10.544 km2 diện tích đất rừng bị mất, chủ yếu do chuyển đổi thành đất rừng trồng và đất trồng cây ăn quả. Khoảng 2,8 triệu ha rừng tự nhiên cũng đã bị mất do chuyển đổi sang phát triển các loài cây trồng thương mại khác…

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sự suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam bao gồm cả những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp như: Khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, khai thác gỗ trái phép, buôn bán trái phép các loài hoang dã, các hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng, mở rộng thâm canh nông nghiệp, cũng như các hoạt động sản xuất kinh tế khác nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng gia tăng của con người.

Đi sâu vào vấn đề để thấy, sử dụng tập trung các hệ sinh thái thường đem lại lợi ích ngắn hạn hiệu quả nhất, nhưng cũng là nguyên nhân rơi vào tình trạng quá tải và dẫn tới những tổn thất ghê gớm về lâu dài.

Một quốc gia có thể có GDP cao nhờ việc tàn phá các khu rừng và “vắt kiệt” tài nguyên ngành ngư nghiệp để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, đó là sự phát triển thiếu bền vững, về lâu dài, tài nguyên và sinh kế của người dân sẽ không còn. Nếu giá trị kinh tế đầy đủ của các hệ sinh thái được xem xét trong việc đưa ra quyết định của các nhà quản lý thì sự suy thoái sẽ giảm xuống rõ rệt và thậm chí còn được đẩy lùi.

Hệ lụy là suy giảm các dịch vụ hệ sinh thái đang làm tổn hại đến nhiều người nghèo nhất. Đáng ngại hơn cả lại là nhân tố chính gây ra tình trạng đói nghèo, vì nó làm tăng sự lệ thuộc vào các dịch vụ hệ sinh thái. Điều này sẽ tăng thêm áp lực cho các hệ sinh thái, các nỗ lực giảm đói nghèo cũng như sự suy thoái hệ sinh thái.

Nguyên nhân nào gây ra sự suy giảm đa dạng sinh học của nước ta
Suy giảm các dịch vụ hệ sinh thái khiến nhiều người lo lắng. (Ảnh minh họa)

Chính vì vậy, đẩy lùi sự suy thoái của các hệ sinh thái trong khi vẫn đòi hỏi chúng đáp ứng được các nhu cầu ngày càng tăng của con người là một thách thức lớn. Những thay đổi trong chính sách có thể làm giảm đi nhiều hệ quả tiêu cực của áp lực gia tăng đối với hệ sinh thái. Tuy nhiên, những hoạt động tích cực mà con người đã xúc tiến dường như còn quá khiêm tốn. Và chắc chắn các hệ sinh thái đang bị hủy hoại nặng nề và các dịch vụ hệ sinh thái sẽ còn tiếp tục bị mất đi nếu chúng ta không có những chương trình hành động hữu hiệu.

Trái Đất - nơi cung cấp đầy đủ các điều kiện để thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của nhân loại. Chúng ta cần ăn, mặc, đi lại, giao tiếp… tất cả những nhu cầu đó được thỏa mãn bởi các thành phần của tự nhiên là đất, nước, rừng, không khí… Tuy nhiên, trong số 51 tỉ ha diện tích bề mặt, Trái Đất chỉ có thể cung cấp cho con người 18% diện tích có khả năng tạo năng suất sinh học để thỏa mãn những nhu cầu trên.

Rõ ràng, điều chúng ta cần là một chuẩn mực để đánh giá và định hướng nhu cầu sử dụng, điều này giúp chúng ta xác định được “điểm ngưỡng nhu cầu” - mức nhu cầu được thỏa mãn mà không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái.

Còn nếu vẫn áp đặt tư duy phát triển nóng, tiếp tục bào mòn, bóp nghẹt hệ sinh thái - chính là chúng ta đang tự bào mòn đi chất lượng sống của chính mình.

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Đa dạng sinh học ở Việt Nam đang suy giảm?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email:

  • đa dạng sinh học
  • suy giảm đa dạng sinh học
  • việt nam
  • hệ sinh thái
  • động thực vật

Nguyên nhân nào gây ra sự suy giảm đa dạng sinh học của nước ta

Nguyên nhân của sự suy giảm đa dạng sinh học ngoài các yếu tố đến từ tự nhiên như thiên tai, bão, lũ, cháy rừng, hạn hán… thì còn một nguyên nhân quan trọng khác đó chính là hoạt động của con người như chặt phá và đốt rừng trên phạm vi lớn, thu hoạch quá mức các loài động vật và thực vật, thay đổi thói quen canh tác, sử dụng bừa bãi thuốc bảo vệ thực vật, can thiệp, cải tạo theo hướng chủ quan ở các vùng sinh thái, vùng đất ngập nước, các hoạt động đánh bắt cá mang tính huỷ diệt, ô nhiễm môi trường và phát triển đô thị…

Dân số loài người tăng nhanh và không đi cùng với sự tăng trưởng kinh tế và phát triển đã đưa đến sự gia tăng các nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên và thay đổi các quá trình tự nhiên của hệ sinh thái dẫn đến việc khai thác quá mức các tài nguyên như gỗ, lâm sản, động vật hoang dã...

Việc săn bắn một số lượng lớn các loài thú là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra sự tuyệt chủng một số loài trên khắp thế giới và đặc biệt nghiêm trọng ở Châu Mỹ và Australia. Mặc dù vẫn còn rất nhiều tranh cãi nhưng rõ ràng trong hàng nghìn năm qua, con người đã gây ra những biến đổi quan trọng đối với sinh cảnh và động, thực vật bản địa.

Số lượng các loài bị tuyệt chủng được ghi nhận trong những thế kỷ vừa qua là nhỏ hơn rất nhiều so với sự dự đoán cho những thập kỷ sắp tới. Sự khác biệt này, một phần là do sự gia tăng tốc độ mất nơi cư trú trong những thập kỷ gần đây làm gia tăng sự tuyệt chủng loài và suy giảm đa dạng sinh học ở những nơi đó. Ở nhiều nước, chỉ còn tương đối ít các thảm thực vật tự nhiên chưa bị bàn tay con người chạm tới .

Việc phá rừng và biến đổi các vùng đất tự nhiên thành nơi canh tác hay chăn gia súc đã tác động đến cấu trúc các quần xã rừng, nhiều nơi rừng đã thực sự biến mất trên một quy mô lớn.

Theo một số thống kê gần đây, năm 1990, rái cá đã biến mất ở Hà Lan và chỉ một năm sau đó nước Anh đã công bố loài dơi tai chuột bị tuyệt chủng. Trái đất nóng lên làm nhiệt độ nước biển tăng cao đã dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loài san hô.

Trong số 700 loài động vật có xương sống, không xương sống và thực vật có mạch được ghi nhận trên toàn thế giới từ thế kỷ 16, một số loài đã nằm dưới ngưỡng cần thiết để suy trì sự sống sót lâu dài bởi môi trường sống của chúng đã bị tàn phá. Chúng có thể vẫn tồn tại trong vài thập kỷ nữa nhưng không có hy vọng phục hồi.

Nguyên nhân nào gây ra sự suy giảm đa dạng sinh học của nước ta
Nguyên nhân nào gây ra sự suy giảm đa dạng sinh học của nước ta


Các chủ đề được xem nhiều

Nguyên nhân nào gây ra sự suy giảm đa dạng sinh học của nước ta
Nguyên nhân nào gây ra sự suy giảm đa dạng sinh học của nước ta
Nguyên nhân nào gây ra sự suy giảm đa dạng sinh học của nước ta
Nguyên nhân nào gây ra sự suy giảm đa dạng sinh học của nước ta

Nguyên nhân nào gây ra sự suy giảm đa dạng sinh học của nước ta
Nguyên nhân nào gây ra sự suy giảm đa dạng sinh học của nước ta
Nguyên nhân nào gây ra sự suy giảm đa dạng sinh học của nước ta
Nguyên nhân nào gây ra sự suy giảm đa dạng sinh học của nước ta

HÃY ĐĂNG KÝ CÁC KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI

Nguyên nhân nào gây ra sự suy giảm đa dạng sinh học của nước ta
Nguyên nhân nào gây ra sự suy giảm đa dạng sinh học của nước ta
Nguyên nhân nào gây ra sự suy giảm đa dạng sinh học của nước ta
Nguyên nhân nào gây ra sự suy giảm đa dạng sinh học của nước ta

Nguyên nhân nào gây ra sự suy giảm đa dạng sinh học của nước ta

     Sự suy giảm đa dạng sinh học

     Đa dạng sinh học đang bị suy giảm với tốc độ nhanh hơn hẳn so với bất kỳ thời kỳ nào kể từ khi loài khủng long bị tuyệt diệt cách đây khoảng 65 triệu năm. Người ta cho rằng trong các rừng nhiệt đới luôn chứa đựng sự tuyệt chủng. Có khoảng 10 triệu loài sống trên trái đất, theo ước lượng chính xác nhất, và rừng nhiệt đới có từ 50 đến 90% tổng số. Khoảng 17 triệu hecta rừng nhiệt đới, một diện tích gấp 4 lần kích cỡ của Thuỵ Sỹ, đã bị phá huỷ hàng năm, và các nhà khoa học ước tính là với tốc độ này khoảng 5 – 10% các loài ở rừng nhiệt đới có thể phải đối mặt với sự tuyệt chủng trong vòng 30 năm nữa .

     Các rừng nhiệt đới không phải những nơi duy nhất có đa dạng sinh học bị đe doạ. Trên thế giới, hầu hết rừng mưa ôn đới, với nhiệt tích gần bằng diện tích của Malaysia, đã bị mất đi . Cho dù tổng quy mô rừng trong các vùng bắc cực và ôn đới phía bắc không bị biến đổi nhiều trong những năm gần đây, nhưng trong nhiều vùng, các khu rừng lâu năm, phong phú về loài đang dần dần bị thay thế bởi các rừng thứ cấp và rừng trồng.

     Đa dạng sinh học của các hệ thống nước ngọt và biển cũng đối mặt với sự suy giảm và thoái hoá nghiêm trọng. Có lẽ chịu nhiều ảnh hưởng nhất là các hệ sinh thái nước ngọt, những hệ sinh thái này phải đối mặt với sự ô nhiễm lâu dài và với sự nhập nội nhiều loài ngoại lai . Các hệ sinh thái biển cũng đang phải chịu đựng sự suy giảm của nhiều quần thể loài đơn nhất và những biến đổi sinh thái học quan trọng.

     Sự tuyệt chủng

     Sự suy giảm đa dạng sinh học có nhiều dạng nhưng trong đó có một dạng quan trọng nhất và không thể đảo ngược lại được, đó là sự tuyệt chủng của loài .

     Theo thời kỳ địa chất, tất cả các loài đều có một khoảng thời gian tồn tại hạn chế. Bởi vậy sự tuyệt chủng của loài là một quá trình tự nhiên mà không có sự can thiệp của con người . Tuy nhiên, sự tuyệt chủng trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra bởi con người đang xảy ra với một tốc độ vượt xa bất kỳ một ước tính nào về tốc độ tuyệt chủng tự nhiên, trong đó sự tuyệt chủng có liên quan đến sự xáo trộn nơi cư trú đang tăng lên.

     Tuy nhiên, định lượng tốc độ tuyệt chủng của loài, trong hiện tại và quá khứ, là rất khó và dự đoán chính xác tốc độ này trong tương lai là không thể được. Xuất phát từ những sự tuyệt chủng quan sát được, tốc độ tuyệt chủng toàn cầu được xác định từ phép ngoại suy của các tốc độ mất nơi cư trú tính toán được cũng như dự đoán, và những ước tính về độ phong phú loài ở những nơi cư trú khác nhau .

     Các nguyên nhân của suy giảm đa dạng sinh học

     Các nguồn tài nguyên sinh vật bị thoái hoá và suy giảm do các hoạt động như chặt phá và đốt rừng trên phạm vi lớn, thu hoạch quá mức các loài động vật và thực vật, sử dụng bừa bãi thuốc trừ sâu, dẫn và tiêu nước ở các vùng đất ngập nước, các hoạt động đánh cá huỷ diệt, ô nhiễm không khí và chuyển các vùng đất hoang thành các vùng đất đô thị và nông nghiệp.

     Khi vấn đề suy giảm đa dạng sinh học được xác định các nguyên nhân trực tiếp, để đối phó lại thường có các hành động phòng vệ và ngăn cản, chẳng hạn như việc ban hành luật, chấm dứt việc khai thác các nguồn tài nguyên, công bố các khu bảo tồn bổ sung. Những phản ứng này là cần thiết trong những trường hợp quá tràn lan việc khai thác quá mức. Nhưng hiếm khi những hành động này đủ để thay đổi những nguyên nhân kinh tế, xã hội đang đe doạ đa dạng sinh học.

     Sự hình thành sự khai thác quá mức bao gồm các nhu cầu về hàng hoá như gỗ, động vật hoang dã, sợi, nông sản. Dân số loài người tăng, thậm chí không đi cùng với sự tăng trưởng kinh tế và phát triển, đã đưa đến sự gia tăng các nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên và các quá trình của hệ sinh thái . Các chính sách định cư khuyến khích việc di chuyển những lao động hiện đang thất nghiệp lên vùng biên giới . Các khoản nợ đã buộc chính phủ khuyến khích việc sản xuất các hành hoá có thể trao đổi ở nước ngoài . Tại nhiều quốc gia, chính sách năng lượng đã đưa đến nhiều việc làm không hiệu quả, thêm vào đó là ảnh hưởng của ô nhiễm không khí và những nguy cơ biến đổi khí hậu toàn cầu . Sự phân chia sở hữu đất không hợp lý đã không khuyến khích người nông dân đầu tư vào việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên sinh vật có giá trị.

Sự tuyệt chủng trong quá khứ

      Tốc độ tuyệt chủng hàng loạt

     Tốc độ tuyệt chủng thay đổi nhiều theo lịch sử sự sống của trái đất. Các nhà cổ sinh vật học phân biệt ra năm thời kỳ “tuyệt chủng hàng loạt”, các giai đoạn tương đối ngắn (1 triệu đến 10 triệu năm), trong thời kỳ đó một phần lớn các loài của hàng loạt các đơn vị phân loại bị tuyệt chủng. Sự tuyệt chủng hàng loạt quan trọng nhất ước lượng khoảng 77 đến 96% số loài xảy ra vào giai đoạn cuối của kỷ Pecmi (250 triệu năm trước đây).

     Ngoài những tuyệt chủng hàng loạt này ra, tốc độ tuyệt chủng là không cố định. Ví dụ, từ 250 triệu năm trước, tốc độ tuyệt chủng tương đối cao đã xảy ra 9 lần, giữa các khoảng thời gian từ 26 đến 28 triệu năm. Hai trong số 9 thời kỳ này đã diễn ra sự tuyệt chủng hàng loạt, một vào cuối kỷ Triat, 220 triệu năm trước, và một vào cuối kỷ Creta, 65 triệu năm trước.

     Đa dạng sinh học toàn cầu gần đạt giá trị cao nhất từ trước tới nay . Ví dụ, đa dạng thực vật, đạt được mức cao nhất kể từ hàng chục nghìn năm trước đây . Cũng tương tự như vậy, đa dạng động vật ở biển đạt đỉnh so với vài triệu năm trước.

     Loài người góp phần vào sự tuyệt chủng các loài

     Sự góp phần quan trọng đầu tiên của con người vào tốc độ tuyệt củng toàn cầu xảy ra và khoảng 15.000 đến 25.000 năm trước đây, việc săn bắn một số lượng lớn thú đã gây ra hoặc góp phần vào sự tuyệt chủng quan trọng ở Bắc, Nam Mỹ và Australia . Ba lục địa này đã mất 74 đến 86% giống thú lớn, thú lớn hơn 44 kg, vào thời điểm này .

     Nguyên nhân của những tuyệt chủng này vẫn là một vấn đề cần bàn luận, thậm chí nếu con người không phải chịu trách nghiệm hoàn toàn, nhưng rõ hàng nghìn năm qua, con người đã gây những biến đổi quan trọng sinh cảnh với rất nhiều những ảnh hưởng được đối với động, thực vật bản địa . Từ ít nhất 50.000 năm, những vụ cháy có chủ ý đã xảy ra ở các thảo nguyên châu Phi . Cách đây ít nhất 5.000 năm, ở châu Âu, và khoảng 4000 năm ở Bắc Mỹ, việc phá rừng và biến đổi các vùng đất tự nhiên thành các bãi chăn gia súc đã xuất hiện tác động đến cấu trúc các quần xã rừng, tạo cơ hội cho các loài cỏ dại và các loài ăn cỏ như bò rừng Bizon mở rộng phạm vi phân bố và gây ra sự tuyệt chủng của các loài địa phương. ở Trung Mỹ, rừng đã thực sự biến mất trên một diện tích lớn từ trước khi người Tây Ban Nha tới .

     Quá trình định cư thời tiền sử trên các lục địa của loài người và những sự hội sinh của họ đã ảnh hưởng căn bản đến tính đa dạng của các loài lục địa . Các hoá thạch chứng minh rằng 98 loài chim đặc hữu đã hiện diện ở các đảo Hawaii 400 năm trước công nguyên khi các đảo này lần đầu tiên được người Polynesi định cư. Khoảng 50 loài trong số đó đã bị tuyệt chủng trước khi những người châu Âu bắt đầu có quan hệ vào năm 1778.

     Phần lớn các chuyên gia đều tin rằng nguyên nhân sự tuyệt chủng này là sự kết hợp giữa việc phá huỷ những vùng rừng rộng nơi đất thấp để canh tác nông nghiệp, gây sự xáo trộn cho việc nhập nội các loài (các loài chuột Polynesi, lợn nhà, chó nhà), săn bắn và ăn thịt. Cũng tương tự như vậy, việc định cư của con người ở New Zealand 1000 năm trước công nguyên, việc nhập nội các loài chó nhà và chuột Polynesi, kết hợp với việc đốt rừng trên diện tích lớn và săn bắn tập trung vào các loài chim lớn, đã dẫn đến sự tuyệt chủng của 13 loài chim Moa (loài chim lớn không biết bay) và 16 loài chim bản địa khác trước khi người châu Âu đặt chân tới .

     Loài người được cho rằng là nguyên nhân gây ra những sự tuyệt chủng khác do việc định cư ở Madagascar 500 năm trước công nguyên và đảo Chatham 1000 năm trước công nguyên. Sự định cư sớm của con người ở các đảo ngoài đại dương cũng đưa đến sự tuyệt chủng của 1/4 số loài chim đã tồn tại từ vài triệu năm trước đây .

     Cuộc chiến giữa các loài bản địa và nhập nội

Vào thế kỷ 15 và 16, việc phổ cập toàn cầu văn hoá châu Âu cùng với các giống vật nuôi, cây trồng, cỏ dại, các dịch bệnh đã làm gia tăng việc huỷ diệt các loài động, thực vật trên các đảo và gây thêm sự đe doạ đối với các loài trên lục địa . Những thế kỷ sau đó, sự tăng trưởng của du lịch và thương mại xuyên đại dương đã dẫn đến việc lan truyền một số lượng lớn các loài đến các vùng mới trên trái đất và việc định cư của con người tại các đảo vốn không có người ở.

     Từ năm 1840 đến 1880, hơn 60 loài thực vật đã được đưa vào Australia . Từ 1800 đến 1980, số lượng các loài côn trùng nhập nội và Mỹ tăng từ 36 lên tới 1200 loài .

     Nhiều sự định cư của người châu Âu đã có tác động quan trọng đối với các loài động, thực vật bản địa .Ở Hawaii, các nhà thám hiểm châu Âu đặt chân đến đã mang theo các loài mèo, hai loài chuột mới, cú lợn, cầy ấn Độ nhỏ, và một số dịch bệnh của chim. Hai thế kỷ tiếp theo, sự phá huỷ nơi cư trú, dịch bệnh và việc săn bắn đã gây ra sự biến mất của 17 loài chim bản địa, làm suy giảm 31% tính đa dạng của khu hệ chim bản địa được xác định vào năm 400 trước công nguyên; nhiều loài giờ đang đứng ven bờ của sự tuyệt chủng.

     Những người châu Âu đầu tiên đặt chân đến các đảo Mascarene không có người ở (Mauritius, Reunion và Rodrigues) vào đầu những năm 1500 đã đưa đến những đảo này lợn và khỉ. Vào giữa những năm 1600, người Hà Lan định cư trên các đảo, và trong 300 năm tiếp theo, 20 loài chim, gồm cả chim Dodo, và 8 loài bò sát đã biến mất. Tính nhạy cảm của các loài bản địa trên đảo được minh hoạ bởi sự huỷ diệt của chim hồng tước Stephen Island không biết bay, loài này đã bị con mèo duy nhất của người trông hải đăng ở một hòn đảo nhỏ ngoài khơi New Zealand săn đuổi đến tuyệt chủng.

Tuyệt chủng loài: nguyên nhân và kết quả

Những sự tuyệt chủng được ghi nhận

Số lượng sự tuyệt chủng loài đã được ghi nhận những thế kỷ vừa qua là nhỏ hơn rất nhiều so với sự dự đoán cho những thập kỷ sắp tới . Sự khác biệt này, một phần là do sự gia tăng tốc độ mất nơi cư trú trong những thập kỷ gần đây, một phần cũng do những khó khăn của việc ghi nhận sự tuyệt chủng. Phần lớn các loài vẫn chưa được miêu tả, và nhiều loài có thể đã biến mất trước khi chúng được các nhà khoa học biết đến. Hơn thế nữa, các loài nói chung thường không được công bố bị tuyệt chủng cho đến sau khi chúng được nhìn thấy lần cuối cùng – do đó những tính toán đối với sự tuyệt chủng là chỉ có mức độ. Cuối cùng, một số loài mà quần thể của chúng bị giảm sút do việc mất nơi cư trú dưới ngưỡng cần thiết để suy trì sự sống sót lâu dài có thể vẫn tồn tại trong vài thập kỷ mà không có hy vọng phục hồi khi quần thể của chúng bị suy thoái, chúng được gọi là “living dead”.

Sự tuyệt chủng, đặc biệt các quần thể riêng biệt, là quá nhiều . Năm 1990, rái cá đã biến mất ở Hà Lan, và đến 1991 nước Anh đã công bố loài dơi tai chuột bị tuyệt chủng. Tại đông Thái Bình Dương, nhiệt độ nước biển nâng cao trong những năm 1980 đã dẫn đến sự tuyệt chủng của một loài san hô thuỷ tức. Trong thập kỷ qua, ít nhất 34 loài thực vật và động vật có xương sống hoặc các quần thể độc lập của chúng đã bị tuyệt chủng ở Mỹ trong khi đang chờ sự bảo vệ của chính phủ. Trên toàn thế giới, trên 700 sự tuyệt chủng động vật có xương sống, không xương sống và thực vật có mạch đã được ghi nhận từ năm 1600. Còn bao nhiêu loài đã bị tuyệt chủng nữa bị bỏ qua ?

Việc mất nơi cư trú không chỉ làm gia tăng sự tuyệt chủng loài, mà còn cho thấy sự suy giảm đa dạng sinh học nơi đó. Ở nhiều nước, chỉ còn tương đối ít các thảm thực vật tự nhiên chưa bị bàn tay con người đặt tới . Tại Bangladesh, chỉ có 6% thảm thực vật nguyên thuỷ còn tồn tại . Các cánh rừng xung quang Địa Trung Hải đã từng có diện tích gấp 10 lần diện tích hiện nay, và ở Hà Lan, Anh chỉ còn ít hơn 4% vùng đầm lầy đất thấp là chưa bị phá huỷ.

Suy giảm đa dạng di truyền

Suy giảm loài và hệ sinh thái đều đe doạ nghiêm trọng đến đa dạng di truyền. Trên toàn thế giới, có khoảng 492 quần thể các loài cây khác biệt về di truyền (bao gồm cả những loài trọn vẹn) đang bị đe doạ. Ở đông bắc Mỹ, 159 quần thể cá đại dương di cư khác biệt về di truyền đang ở các mức đe doạ tuyệt chủng cao hoặc vừa phải, nếu không muốn nói chúng đã rơi vào lãng quên.

Suy giảm đa dạng sinh truyền có thể đẩy nông nghiệp vào tình trạng nguy hiểm. Rất khó có thể nói bao nhiêu cơ sở di truyền đã bị suy giảm, nhưng từ những năm 1950, việc phổ cập các giống ngô, lúa mì, lúa gạo và các giống cây trồng khác trong “cách mạng xanh” hiện đại đã thực sự gây sức ép đối với các giống cây trồng bản địa . Các giống hiện đại được chấp nhận trên 40% các đồng lúa châu á trong 15 năm mà chúng được đưa ra, và ở Philippin, Indonesia và một số nước khác, hơn 80% người nông dân hiện nay đã trồng các giống mới . Tại Indonesia, 1500 giống lúa gạo địa phương đã bị tuyệt chủng từ 15 năm trước. Một điều tra hiện nay ở các vùng của Kenya về giống cà phê hoang dã đã cho thấy rằng các cây cà phê ở hai vùng đã biến mất, ba vùng đang bị đe doạ nghiêm trọng, và sáu vùng khác có thể bị đe doạ. Chỉ có hai vùng là được an toàn.

ảnh hưởng của suy giảm đa dạng di truyền như vậy thường được ghi nhận ngay lập tức. Năm 1991, sự giống nhau về di truyền của các cây cam Braxin đã gây ra sự bùng nổ tồi tệ nhất của bệnh thối mục thân cây đã được ghi nhận ở nước này . Năm 1970, các nông dân Mỹ đã mất khoảng 1 tỷ đô la cho một dịch bệnh lan truyền ở các giống ngô nhạy cảm và đồng nhất về di truyền. Cũng tương tự như vậy, sự khan hiếm khoai tây Irish năm 1846, sự mất mùa của lúa mì Sô viết trên một vùng rộng lớn năm 1972, và sự bùng nổ bệnh thối mục cây cam ở Florida năm 1984, tất cả đều xuất phát từ việc suy giảm đa dạng di truyền. Tại một số nước như Bangladesh khoảng 62% các giống lúa gạo có nguồn gốc từ một giống cây mẹ duy nhất, Indonesia (74%), và Sri Lanka (75%), những sự bùng nổ bệnh dịch như vật có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào .

Ngân hàng gen là giải pháp có thể làm chậm quá trình suy giảm di truyền, nhưng việc khôi phục theo định kỳ hạt giống có chi phí cao và nguy cơ hỏng hóc thiết bị có thể khiến ngân hàng trở nên kém an toàn hơn. Năm 1980, các chuyên gia đã ước tính rằng ở các nước phát triển khoảng 1/2 đến 2/3 các hạt giống được thu thập trong các thập kỷ trước đã bị mất đi . Năm 1991, đại diện của 13 ngân hàng gen quốc gia ở châu Mỹ La tinh đã thống kê được khoảng 5 đến 100% hạt giống ngô đã thu thập từ 1940 đến 1980 đã không còn giá trị.

Mua bán piano Nhật

, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun