Nguyên nhân hình thành gió mùa đông Bắc

Câu hỏi:

24/08/2022 2,356

A. sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa.

Đáp án chính xác

B. hoạt động của gió kết hợp với độ cao, độ dốc và hướng sườn núi theo mùa.

C. sự phân bố các vành đai áp xen kẽ và đối xứng nhau qua áp thấp xích đạo.

D. các lục địa và các đại dương có biên độ nhiệt độ năm khác nhau theo mùa.

Trả lời:

Nguyên nhân hình thành gió mùa đông Bắc
Giải bởi Vietjack

Hướng dẫn giảiĐáp án đúng là: AGió mùa là gió thổi theo mùa, hướng (Mùa đông thổi từ lục địa ra đại dương; mùa hạ thổi từ đại dương vào đất liền) và tính chất gió ở hai mùa trái ngược nhau. Nguyên nhân hình thành gió mùa chủ yếu do sự nóng lên hay lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương (gió mùa ngoại chí tuyến) hoặc giữa hai bán cầu (gió mùa nội chí tuyến). Gió mùa phân bố chủ yếu ở đới nóng như: Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc Ô-xtrây-li-a,…

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Gió nào sau đây thường gây nhiều mưa cho khu vực Đông Nam Á?

Câu 2:

Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến sự thay đổi của các vùng khí áp cao và khí áp thấp ở lục địa và đại dương theo mùa?

Câu 3:

Loại gió nào sau đây có tính chất khô?

Câu 4:

Về mùa đông, gió Đông Bắc thổi từ các cao áp phương Bắc về phía nam có tính chất

Câu 5:

Tính chất của gió Mậu dịch là

Câu 6:

Phát biểu nào sau đây không đúng với gió mùa?

Câu 7:

Gió Đông cực thổi từ áp cao

Câu 8:

Gió Mậu dịch thổi từ áp cao

Câu 9:

Ở Bắc bán cầu, gió Tây ôn đới thổi quanh năm theo hướng

Câu 10:

Ở Bắc bán cầu, gió Mậu dịch thổi quanh năm theo hướng

Câu 11:

Tính chất của gió Tây ôn đới là

Câu 12:

Đặc điểm của gió mùa là

Câu 13:

Vào mùa hạ, trung tâm áp thấp I-ran (Nam Á) hút gió

Câu 14:

Gió đất có cường độ mạnh nhất vào khoảng

Nguyên nhân chính sinh ra gió mùa là sự chênh lệch về khí áp giữa lục địa và đại dương và sự chênh lệch khí áp giữa lục địa Bắc bán cầu và Nam bán cầu cầu theo mùa.

Bạn đang xem: Gió mùa được hình thành do

Cùng Top lời giải tìm hiểu về gió mùa nhé!

1. Gió mùa là gì ?

Gió mùa là một loại gió đổi hướng theo mùa. Thuật ngữ này vốn được sử dụng cho gió mùa tại Biển Ả Rập và Ấn Độ Dương. Ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á vào mùa hạ ở bán cầu Bắc, khu vực chí tuyến nóng nhất do đó hình thành trung tâm áp thấp Giản (Nam Á) . Vì vậy, gió Mậu dịch từ bán cầu Nam vượt qua Xích đạo bị lệch hướng trở thành gió tây nam, đem theo không khí mát mẻ, nhiều hơi ẩm và mưa lớn.

Nguyên nhân hình thành gió mùa đông Bắc

Đây là một loại gió đổi hướng theo mùa, hướng gió được thay đổi gần như ngược chiều nhau giữa mùa đông và mùa hè. Thuật ngữ gió mùa (tiếng Anh là Monsoon) có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập “Mausim” có nghĩa là “mùa”. Gió mùa là một đặc trưng của khí hậu khu vực miền nam châu Á.

Do sự thay đổi của áp suất khí quyển mà vào mùa hè, gió mùa thổi từ biển vào đất liền từ hướng tây nam nên còn gọi là gió mùa Tây Nam, hay gió mùa mùa hè. Mùa đông, gió chuyển hướng từ đất liền thổi ra biển, vào nước ta từ hướng đông bắc nên còn gọi là gió mùa Đông Bắc, hay gió mùa mùa đông.

Vào mùa đông, gió mùa thổi từ lục địa châu Á ra, đem theo không khí khô và lạnh. Càng gần về xích đạo, gió ấm dần lên. Gió mùa đông thổi thành từng đợt. Mỗi khi gió về, ở vùng gần chí tuyến trời trở lạnh trong vài ba ngày, đôi khi kéo dài tới hàng tuần.

2. Các loại gió mùa

Có hai loại gió mùa: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hè.

2.1 Gió mùa mùa đông:

- Nguồn gốc: khối không khí lạnh xuất phát từ trung tâm cao áp Xibia di chuyển vào nước ta.

- Hướng gió: Đông Bắc - Tây Nam.

- Phạm vi hoạt động: từ vĩ tuyến 60oB ra Bắc.

Gió mùa Đông Bắc hay còn gọi là gió bắc hay gió Đông Bắc hoặc gió mùa mùa đông là một thuật ngữ để chỉ một khối khí lạnh có nguồn gốc từ trung tâm áp cao từ Trung Á và Xibia thổi về xích đạo rồi di chuyển ngang qua khu vực Việt Nam,gây ra gió mạnh,trời trở rét và thời tiết xấu từ Tháng 12 đến Tháng 4 năm sau.Chúng được xem như loại gió chướng (tật phong) hay gió xấu,không tốt cho sức khoẻ,đây là hiện tượng thời tiết theo quan niệm của người Việt Nam tương tự như hiện tượng bạch phong mao (Zud) ở Mông Cổ. Gió mùa Đông Bắc được hình thành từ trung tâm áp cao Xibia di chuyển ngang di chuyển xuống khu vực có khối không khí ấm tại Việt Nam, gây ra gió đông bắc mạnh, thời tiết xấu, thời gian đặc trưng là vào thời kỳ từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau tại Bắc Bộ và Bắc Trung bộ. Gió mùa đông: xuất phát từ áp cao Xi-bia thổi về vùng áp thấp Xích đạo, với đặc tính khô và lạnh.

Ở Việt Nam: gió mùa Đông Bắc chỉ hoạt động từng đợt, không kéo dài liên tục, cường độ mạnh nhất vào mùa đông, ở miền Bắc hình thành mùa đông kéo dài 2-3 tháng. Khi di chuyển xuống phía Nam, loại gió này suy yếu dần bởi bức chắn địa hình là dãy Bạch Mã.

2.2 Gió mùa mùa hạ ( Gió mùa Tây Nam):

- Nguồn gốc: xuất phát từ trung tâm áp thấp Ấn Độ - Mianma hút gió từ Bắc Ấn Độ Dương qua vịnh Bengan vào nước ta.

- Hướng gió: Tây Nam

- Thời gian hoạt động: từ tháng V - X.

Gió mùa Tây Nam hay còn gọi là Gió Tây Nam hoặc Gió mùa hè là một đợt gió mùa hình thành từ trung tâm áp cao Ấn Độ - Myanmar,thường hoạt động từ tháng 5 đến tháng 11 hằng năm. Gió mùa tây nam hình thành từ trung tâm áp thấp Ấn Độ - Myanmar hút gió từ Bắc Ấn Độ Dương qua vịnh Bengan vào Việt Nam

Gió mùa mùa hạ: xuất phát từ vùng áp cao của nửa cầu Nam thổi theo hướng đông nam, vượt qua Xích đạo và đổi hướng thành gió tây nam nóng, ẩm mang lại nhiều mưa cho khu vực.

Giữa và cuối mùa hạ (từ tháng VI): Gió mùa Tây Nam xuất phát từ cao áp cận chí tuyến bán cầu Nam hoạt động mạnh. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm.