Nguyên nhân gây thừa thiếu vitamin

Thừa vitamin và khoáng chất: Nguyên nhân, tác hại và cách phòng ngừa

  • Fanpage
  • HOTLINE: 0976981881

  • Cam kết: Sản phẩm chính hãng - Chất lượng tốt - Dịch vụ tốt - Giá tốt

Nguyên nhân gây thừa thiếu vitamin

  • All
  • Thực phẩm chức năng
  • Mỹ phẩm
  • Thiết bị y tế

  • Tài khoản

    • Đăng nhập
    • Đăng ký

  • Cam kết: Sản phẩm chính hãng - Chất lượng tốt - Dịch vụ tốt - Giá tốt

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thừa vitamin và khoáng chất: Nguyên nhân, tác hại và cách phòng ngừa

Thừa vitamin và khoáng chất: Nguyên nhân, tác hại và cách phòng ngừa

09 Jun

Nguyên nhân gây thừa thiếu vitamin

0 Bình luận 1517 Lượt xem

Vitamin và khoáng chất là những yếu tố cần thiết cho sức khỏe mỗi người. Tuy nhiên hiện nay các vitamin và khoáng chất được bán tràn lan dưới dạng đơn lẻ hoặc phối hợp đã gây không ít lúng túng cho người tiêu dùng.
Cũng do được bán tự do, tràn lan nên nhiều khi đã tạo ra sự lạm dụng, gây những tai biến nghiêm trọng do thừa vi chất.

Nguyên nhân gây thừa và hậu quả:

Thừa do chế độ ăn:

Có một số tài liệu mô tả hiện tượng thừa vitamin A, thậm chí ngộ độc của thổ dân phương bắc  do ăn gan gấu trắng.
Thừa Beta-caroten do ăn kéo dài những thực phẩm giàu chất này thể hiện bằng hiện tượng nhuộm vàng da, nhờ đó những trường hợp này ít nguy hiểm vì người sử dụng tự động bỏ thức ăn đó.
Nói chung thừa vitamin dao ăn uống ít gặp vì cơ thể có cơ chế tự điều chỉnh trong quá trình hấp thu qua đường tiêu hóa.

Thừa do lạm dụng các chế phẩm vitamin và khoáng chất:

Thừa do lạm dụng các chế phẩm thuốc, thực phẩm chức năng chứa vitamin và khoáng chất:
Đây là nguyên nhân hàng đầu hay gặp nhất.
Những người khỏe mạnh, không có rối loạn hấp thu và ăn với chế độ ăn đủ chất thì không bao giờ phải dùng thêm vitamin và khoáng chất.
Những đối tượng thường xuyên uống vitamin đặc biệt là vitamin tan trong dầu như vitamin A, vitamin D thì dễ gặp các rối loạn do thừa vitamin.

Một số nguyên nhân dẫn đến thừa vitamin:

- Trẻ dưới 1 tuổi được cho ăn bằng các hỗ hợp thay thế sữa mẹ có bổ sung vitamin D ở liều không thích hợp có thể bị thừa vitamin D. Việc bổ sung thường xuyên vitamn D với liều > 400IU/ngày cho trẻ dưới 1 tuổi khỏe mạnh là việc làm nguy hiểm vì dẫn đến tăng mức Ca/máu, thậm chí có thể gây suy thận và tử vong.
- Trẻ em dưới 4 tuổi thường xuyên uống vitamin A có hàm lượng > 5.000 IU/ngày có thể bị ngộ độc mãn tính với các triệu chứng đau xương, ban đỏ, viêm da tróc vảy, viêm miệng... Nếu dùng liều vitamin A > 100.000IU/ngày có thể gây phồng thóp, co giật, tăng áp lực sọ não ở trẻ nhỏ.
- Phụ nữ có thai dùng kéo dài vitamin A > 5.000 IU/ngày trong khi vẫn ăn uống đầy đủ và hấp thu tốt sẽ có nguy cơ thừa vitamin A, gây quái thai.
- Vitamin C tuy thuộc nhóm tan trong nước nhưng khi dùng thường xuyên , đặc biệt ở liều cao cũng gây không ít tai biến như: ỉa chảy, loét đường tiêu hóa, viêm đường tiết niệu, và đặc biệt là sỏi thận. Dạng tiêm tĩnh mạch gây giảm sức bền hồng cầu, rút ngắn thời gian đông máu.
- Các chế phẩm vitamin B liều cao gây thừa vitamin B6 với các biểu hiện rối loạn thần kinh cảm giác, thừa vitamin B12 với triệu chứng thừa coban gây tăng sản tuyến giáp, bệnh cơ tim và tăng hồng cầu quá mức.

Một số nguyên nhân dẫn đến thừa nguyên tố vi lượng:

Thừa sắt: Ngộ độc sắt ở trẻ em dưới 5 tuổi khá phổ biến do uống quá liều, hậu quả có thể dẫn đến tử vong.
Thừa Iod: Sử dụng trên 6mg/ngày sẽ gây ức chế hoạt động của tuyến giáp, gây nhược năng giáp. Nếu người mẹ mang thai bổ sung iod không hợp lý, gây thừa iod thì hậu quả sẽ xảy ra với thai nhi: nhược năng giáp ở trẻ sơ sinh, sinh ra trẻ đần độn như khi thiếu nguyên tố này hoặc gây phì đại tuyến giáp bẩm sinh.
Việc thừa một vi chất nào đó cũng gây ra sự thiếu một vi chất khác theo cơ chế cạnh tranh.
Sự thừa các nguyên tố vi lượng gây hậu quả nghiêm trọng hơn so với thừa vitamin vì chúng có phạm vi điều chỉnh hẹp.


Các biện pháp tránh thừa vitamin và khoáng chất.

Thận trọng sử dụng các chế phẩm có hàm lượng > 5 lần liều khuyến cáo bổ sung hàng hàng. Trong trường hợp cần đưa khi thực sự có hiện tượng thiếu một chất nào đó thì tốt nhất nên dùng dạng đơn lẻ tránh hiện tượng thừa các vitamin tan trong dầu.
Khi dùng chế phẩm dạng hỗn hợp phải phân biệt các công thức dành cho trẻ dưới 1 tuổi, cho trẻ dưới 4 tuổi và cho người lớn. Công thức dành cho người lớn thường được tình cho lứa tuổi từ 11 tuổi trở lên.
Đường dùng ưu tiên trong mọi trường hợp là đường uống vì tránh được nguy cơ thừa nhờ quá trình tự điều chỉnh khi hấp thu của ống tiêu hóa thông qua chất mang. Đường tiêm chỉ dùng trong trường hợp cơ chế hấp thu  qua ống tiêu hóa bị tổn thương (nôn, ỉa chảy...) hoặc khi cần bổ sung gấp vi chất, trong nuôi dưỡng nhân tạo người đường tiêu hóa.