Nguyên nhân gây hô hàm

1. Răng hô là gì?

Răng hô hay răng vẩu là một dạng sai lệch về khớp cắn khiến cho răng hàm trên có xu hướng mọc chĩa ra ngoài nhiều hơn so với phần răng hàm dưới.

2. Những ảnh hưởng xấu gây ra bởi răng hô.

Răng hô khiến việc vệ sinh răng miệng khó khăn gây ra các bệnh nha chu

Sự sai lệch về khớp cắn dẫn đến răng hô tưởng chừng như chỉ có ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến người bị răng hô có đôi chút mất tư tin nhưng thực ra răng hô còn gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe và cuộc sống của người phải sở hữu nó:

- Chức năng ăn nhai kém: Với khớp cắn bị sai lệch do răng hô thì các răng sẽ không thể nào cắn khít vào nhau như một hàm răng bình thường, khiến việc cắn, nghiền thức ăn trở nên khó khăn, rất có thể dẫn đến các bệnh đường tiêu hóa.

- Răng hô khiến các răng mọc không đều tạo ra các kẽ lớn ở chân răng khiến thức ăn bị dắt, đọng lại lâu ngày sẽ sinh ra các ổ vi khuẩn và nhiều bệnh nha chu.

- Người bị răng hô sẽ gặp phải khó khăn khi phát âm khiến họ không thể nói một cách “tròn vành rõ chữ”.

3. Nguyên nhân gây ra răng hô?

- Do yếu tố di truyền, thông thường khi bố mẹ có răng bị hô thì tới 70% là con cái sẽ thừa hưởng khuôn mặt và cấu trúc xương hàm bị hô như bố mẹ.

- Những thói quen xấu khi còn nhỏ khiến các răng cửa hàm trên bị đẩy ra ngoài như thường xuyên mút tay, tật đưa lưỡi ra đằng trước, tật cắn môi dưới hay chống cằm thường xuyên.

- Thường xuyên nhai cắn các vật cứng, gây tác động mạnh lên nhóm răng cửa cũng là một nguyên nhân dẫn đến răng bị hô.

4. Phương pháp điều trị răng hô?

Tùy vào tình trạng hô của mỗi bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định, nhưng thông thường sẽ có 2 phương pháp điều trị răng hô phổ biến là Niềng răng hoặc Bọc răng sứ:

  • Niềng răng:

Nguyên nhân gây hô hàm

Trước và sau khi niềng răng

- Với phương pháp niềng răng thì các bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ (dây cung, mắc cài, chun niềng, ... hoặc máng niềng răng trong suốt) tác dụng lực lên răng, đưa các răng về đúng vị trí của chúng.

- Sẽ có nhiều loại nhiều loại mắc cài để bác sĩ có thể chỉ định theo tình trạng răng của bệnh nhân và mọi người lựa chọn sao cho phù hợp với khả năng tài chính của mình:

+ Niềng răng mắc cài kim loại thường hoặc tự khóa

+ Niềng răng mắc cài sứ thường hoặc tự khóa

+ Niềng răng mắc cài mặt trong

+ Niềng răng với khay niềng răng trong suốt Invisalign

  • Làm răng sứ thẩm mỹ:

Nguyên nhân gây hô hàm

Răng hết hô, chìa sau khi bọc sứ

- Bọc sứ là biện pháp mài nhỏ cùi răng thật đặc biệt là phần răng bị hô sau đó chế tạo các mão răng sứ vừa vặn với các cùi răng và lắp lên trên. Biện pháp này rất được các bệnh nhân ưa chuộng bởi chỉ cần 2-4 ngày là đã có được hàm răng ưng ý.

- Tuy nhiên với những bệnh nhân có tình trạng răng phức tạp, độ hô nhiều thì các bác sĩ sẽ không chỉ định sử dụng biện pháp này.

*Lưu ý: Với một số trường hợp bệnh nhân bị hô nhiều do xương hàm thì có thể cần phải kết hợp niềng răng và phẫu thuật loại bỏ bớt phần xương hàm trên phát triển quá mức thì mới đạt được hiệu quả điều trị mong muốn.

- - - - -

RĂNG THỦ ĐÔ - #KẾT_NỐI_NỤ_CƯỜI

Địa chỉ: Số 6 - Phố Vũ Phạm Hàm, P. Trung Hoà, Q. Cầu Giấy, TP Hà Nội

Website: rangthudo.com.vn

ĐT: 0243.767.0179