Nguyên nhân gây choáng váng

Chóng mặt và choáng váng là hai triệu chứng rất phổ biến mà các bác sĩ thường được nghe bệnh nhân tự kể bệnh. Dưới sự mô tả thường mơ hồ và không rõ ràng từ người bệnh, các bác sĩ thường đặt thêm một số câu hỏi để xác định được người bệnh đang chóng mặt hay choáng váng vì đây là hai triệu chứng khác nhau xuất phát từ những bệnh lý khác biệt.

Nguyên nhân gây choáng váng

Ảnh minh họa

Chóng mặt là sự chuyển động xoay tròn, quay tít mô tả một ảo giác rằng người chóng mặt xoay vòng trong không gian (chóng mặt chủ quan) hoặc không gian xoay vòng quanh bản thân người bệnh (chóng mặt khách quan). Trong khi đó, choáng váng mô tả cảm giác mất thăng bằng, loạng choạng, muốn té xỉu.

Nắm rõ triệu chứng chính xác của người bệnh, các bác sĩ sẽ có những chẩn đoán bệnh lý ban đầu cho phù hợp. Với trường hợp chóng mặt, triệu chứng này thường bắt nguồn từ rối loạn thần kinh hay hệ thống tiền đình gồm tai, mắt hay tiền đình tủy sống. Chóng mặt còn hay đi kèm với các triệu chứng khác như nhức đầu, buồn nôn, mất thính lực hay rung giật nhãn cầu… Trái lại, nguyên nhân dẫn đến choáng váng xuất phát từ thiếu máu hoặc oxy lên não do hạ huyết áp, bệnh lý tim mạch hay do rối loạn chuyển hóa… Choáng váng thường kèm theo các triệu chứng lảo đảo, bủn rủn, lú lẫn…

Để khỏi hẳn bệnh, người bệnh nên tuân thủ phác đồ điều trị bằng thuốc, phẫu thuật hay các bài tập của bác sĩ. Người nhà của bệnh nhân cũng nên lưu ý một số giải pháp giúp người bệnh phòng ngừa choáng váng, chóng mặt tại nhà.

Khi thấy người thân choáng váng, chóng mặt, người nhà nên đỡ người bệnh lập tức ngồi hay nằm xuống để tránh những thương tổn như té ngã, đồng thời cho bệnh nhân uống nhiều nước, hít thở sâu, giảm cường độ sáng. Nếu choáng váng do lượng đường trong máu giảm, người thân có thể cho người nhà ăn một chút gì đó để lấy lại sức. Người thân cũng lưu ý người bệnh không nên leo thang bộ, tự chạy xe hay vận hành máy móc sẽ rất nguy hiểm. Đồng thời, người nhà cũng tránh để bệnh nhân sử dụng chất kích thích như rượu, bia hoặc đi giày dép quá cao dẫn đến té ngã…/.

Thùy Linh (t/h)

  1. Mất thăng bằng là gì?
  2. Triệu chứng mất thăng bằng 
  3. Nguyên nhân choáng váng mất thăng bằng
    1. Cảm giác chuyển động hoặc quay (chóng mặt)
    2. Cảm giác ngất xỉu hoặc choáng váng
    3. Mất thăng bằng hoặc không vững
    4. Chóng mặt
  4. Giải pháp chống gốc tự do, tăng cường máu lên não, cải thiện chóng mặt hiệu quả 

  1. Mất thăng bằng là gì?
  2. Triệu chứng mất thăng bằng 
  3. Nguyên nhân choáng váng mất thăng bằng
    1. Cảm giác chuyển động hoặc quay (chóng mặt)
    2. Cảm giác ngất xỉu hoặc choáng váng
    3. Mất thăng bằng hoặc không vững
    4. Chóng mặt
  4. Giải pháp chống gốc tự do, tăng cường máu lên não, cải thiện chóng mặt hiệu quả 

Nguyên nhân gây choáng váng
 Cập nhập:25/04/2022 | 
Nguyên nhân gây choáng váng
 Tác giả: OTiV

Khoảng 5% dân số thường xuyên bị chóng mặt. Chóng mặt mất thăng bằng rất có thể là hậu quả của tình trạng thiếu máu não và là dấu hiệu cảnh báo những nguy hại cho sức khỏe. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này và cách điều trị ra sao? Những thông tin trên sẽ có trong bài viết này.

Mất thăng bằng là gì?

Khi gặp vấn đề về thăng bằng có thể khiến bạn cảm thấy chóng mặt, như thể căn phòng quay cuồng, không vững hoặc lâng lâng, cảm giác như sắp ngã xuống. Những cảm giác này có thể xảy ra cho dù bạn đang nằm, ngồi hay đứng.

Để có được sự cân bằng bình thường, đòi hỏi hệ thống cơ thể bao gồm cơ, xương, khớp, mắt, cơ quan cân bằng ở tai trong, dây thần kinh, tim và mạch máu phải hoạt động bình thường. Khi các hệ thống này hoạt động không tốt, bạn có thể gặp vấn đề về cân bằng.

Ngoài ra, một số bệnh lý có thể gây ra các vấn đề về thăng bằng. Tuy nhiên, hầu hết các vấn đề về thăng bằng đều xuất phát từ các vấn đề trong cơ quan thăng bằng ở tai trong (hệ thống tiền đình).

Nguyên nhân gây choáng váng

Triệu chứng mất thăng bằng 

Khi bị choáng váng mất thăng bằng thường có các triệu chứng phổ biến sau đây:

  • Chóng mặt hoặc có cảm giác quay cuồng.

  • Rơi hoặc cảm giác như thể bạn sắp ngã.

  • Lảo đảo khi bạn cố gắng bước đi.

  • Lâng lâng, ngất xỉu hoặc cảm giác nổi.

  • Thay đổi tầm nhìn, nhìn mờ.

  • Mất phương hướng.

Các triệu chứng khác có thể bao gồm buồn nôn và nôn, tiêu chảy, thay đổi nhịp tim và huyết áp, sợ hãi, lo lắng hoặc hoảng sợ. Các triệu chứng có thể đến và biến mất trong khoảng thời gian ngắn nhưng tái xuất hiện theo cơn, và có thể dẫn đến mệt mỏi và trầm cảm.

Nguyên nhân gây choáng váng

Cảm giác choáng váng đột ngột là triệu chứng thường gặp do rối loạn mất thăng bằng

Nguyên nhân choáng váng mất thăng bằng

Các vấn đề về cân bằng có thể do một số điều kiện khác nhau gây ra. Tùy từng triệu chứng cụ thể mà nguyên gây chóng mặt, mất thăng bằng có thể khác nhau như: 

Cảm giác chuyển động hoặc quay (chóng mặt)

Chóng mặt có thể liên quan đến nhiều tình trạng, bao gồm:

  • Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (benign paroxysmal positional vertigo- BPPV): BPPV xảy ra khi các tinh thể canxi trong tai trong (giúp kiểm soát sự cân bằng của bạn) di chuyển ra khỏi vị trí bình thường của chúng và di chuyển đến nơi khác trong tai trong. BPPV là nguyên nhân phổ biến nhất của chóng mặt ở người lớn. Bạn có thể gặp phải cảm giác quay cuồng khi trở mình ở trên giường hoặc ngửa đầu ra sau để nhìn lên.

  • Viêm dây thần kinh tiền đình: Rối loạn viêm này thường do virus gây ra, có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở phần cân bằng của tai trong của bạn. Các triệu chứng thường nghiêm trọng và dai dẳng, bao gồm buồn nôn và đi lại khó khăn. Các triệu chứng có thể kéo dài vài ngày và cải thiện dần dần mà không cần điều trị. Đây là một rối loạn phổ biến thứ hai sau BPPV ở người lớn.

  • Chóng mặt tư thế tri giác dai dẳng: Rối loạn này xảy ra thường xuyên với các loại chóng mặt khác. Các triệu chứng bao gồm loạng choạng hoặc cảm giác chuyển động trong đầu. Các triệu chứng thường trầm trọng hơn khi bạn quan sát các đồ vật chuyển động, khi bạn đọc hoặc khi bạn ở trong một môi trường ngoại cảnh phức tạp như ở trong một trung tâm mua sắm. Đây là rối loạn phổ biến thứ ba ở người lớn.

  • Bệnh Meniere: Ngoài chóng mặt đột ngột và nghiêm trọng, bệnh Meniere có thể gây mất thính lực dao động, ù tai hoặc cảm giác đầy tai. Nguyên nhân của bệnh Meniere hiện chưa được xác định đầy đủ. Bệnh Meniere hiếm gặp và thường phát triển ở những người trong độ tuổi từ 20 đến 40.

  • Đau nửa đầu: Chóng mặt và nhạy cảm với chuyển động (chứng đau nửa đầu tiền đình) có thể xảy ra do chứng đau nửa đầu. Đau nửa đầu là một nguyên nhân phổ biến của chóng mặt.

  • U thần kinh âm học. Khối u này lành tính, không gây ung thư.Tuy nhiên, khối u thường tiến triển chậm trên dây thần kinh, ảnh hưởng đến thính giác và sự cân bằng. Bạn có thể bị chóng mặt hoặc mất thăng bằng, nhưng các triệu chứng phổ biến nhất là nghe kém và ù tai. U thần kinh âm học là một tình trạng hiếm gặp.

  • Hội chứng Ramsay Hunt (Còn được gọi là herpes zoster oticus). Tình trạng này xảy ra khi nhiễm trùng giống bệnh zona, ảnh hưởng đến các dây thần kinh mặt, thính giác và tiền đình. Người bệnh có thể bị chóng mặt, đau tai, yếu mặt và mất thính giác.

  • Chấn thương đầu. Bạn có thể bị chóng mặt do chấn động hoặc chấn thương đầu.

  • Say tàu xe. Bạn có thể bị chóng mặt khi đi thuyền, tàu xe, máy bay... Say tàu xe thường gặp ở những người bị đau đầu.

Cảm giác ngất xỉu hoặc choáng váng

Cảm giác lâng lâng, choáng váng có thể liên quan đến:

  • Hạ huyết áp thế đứng huyết động (hạ huyết áp tư thế): Đứng hoặc ngồi dậy quá nhanh có thể khiến một số người bị tụt huyết áp đáng kể, dẫn đến cảm giác choáng váng hoặc ngất xỉu.

  • Bệnh tim mạch: Nhịp tim bất thường (rối loạn nhịp tim), mạch máu bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn, cơ tim dày lên (bệnh cơ tim phì đại) hoặc giảm thể tích máu có thể làm giảm lưu lượng máu và gây choáng váng hoặc cảm giác ngất xỉu.

Nguyên nhân gây choáng váng

Người bị bệnh tim mạch cũng gây ra cảm giác mất thăng bằng và chóng mặt

Mất thăng bằng hoặc không vững

Mất thăng bằng khi đi bộ hoặc cảm thấy mất thăng bằng có thể do:

  • Các vấn đề về tiền đình: Những bất thường ở tai trong của bạn có thể gây ra cảm giác choáng váng, nặng đầu hoặc đi không vững trong bóng tối.

  • Tổn thương dây thần kinh ở chân của bạn (bệnh thần kinh ngoại biên): Thiệt hại có thể dẫn đến khó khăn trong việc đi lại.

  • Các vấn đề về khớp, cơ hoặc thị lực: Yếu cơ và các khớp không ổn định có thể góp phần làm mất thăng bằng. Khó khăn về thị lực cũng có thể dẫn đến mất thăng bằng.

  • Tác dụng phụ của thuốc: Mất thăng bằng hoặc không vững có thể là tác dụng phụ của thuốc.

  • Một số điều kiện thần kinh: Chúng bao gồm thoái hóa đốt sống cổ và bệnh Parkinson.

Chóng mặt

Cảm giác chóng mặt hoặc choáng váng có thể do:

  • Các vấn đề về tai trong: Sự bất thường của hệ thống tiền đình có thể dẫn đến cảm giác lơ lửng hoặc cảm giác chuyển động giả khác.

  • Rối loạn tâm thần: Trầm cảm (rối loạn trầm cảm nặng), lo âu và các rối loạn tâm thần khác có thể gây chóng mặt.

  • Thở nhanh bất thường (tăng thông khí): Tình trạng này thường đi kèm với rối loạn lo âu và có thể gây choáng váng.

  • Tác dụng phụ của thuốc: Chóng mặt có thể là một tác dụng phụ của thuốc.

Các chuyên gia cho biết, chóng mặt là tình trạng phổ biến ở mọi lứa tuổi và càng tăng khi tuổi càng cao. Chóng mặt có thể là triệu chứng của rất nhiều bệnh, trong đó, nguyên nhân thiếu máu não gây chóng mặt rất phổ biến, đặc biệt là ở phụ nữ.

Thống kê cho thấy, có đến 87% trường hợp thiếu máu não bị chóng mặt hoặc có cảm giác loạng choạng khi đi hoặc đứng, bập bềnh như say sóng, thường kèm theo buồn nôn, nôn, sắc mặt trắng bệch, ra mồ hôi lạnh. Có người cảm thấy hoa mắt, tối sầm mặt lại, nhất là khi thay đổi tư thế. Có trường hợp khi xoay đầu đến vị trí nào thì tình trạng chóng mặt sẽ nặng thêm và triệu chứng sẽ giảm khi xoay ngược lại... Các cơn chóng mặt kiểu này có thể chỉ ngắn vài phút, có khi kéo dài đến vài ngày.

Cơ thể chúng ta giữ thăng bằng được nhờ vào 3 hệ thống chính trong não, gồm: cơ quan tiền đình, hệ thống thính giác, hệ thống cảm thụ bản thể (cảm nhận vị trí - tư thế cơ thể trong không gian). Mọi biến đổi bệnh lý ở mạch máu liên quan đến chức năng điều tiết cân bằng đều có thể gây ra mất thăng bằng, chóng mặt, quay cuồng, dẫn đến mọi hoạt động và việc đi lại trở nên khó khăn.

Chóng mặt thường do thiếu máu động mạch đốt sống - thân nền gây ra. Động mạch này phân nhánh đến các động mạch tai trong, tiền đình ngoại biên, nhân tiền đình ở thân não và mặt lưng của tủy. Trong trạng thái bình thường, những phân nhánh này rất nhỏ và mảnh. Khi có xơ vữa động mạch, cục máu đông làm giảm lưu lượng máu của mạch đốt sống - thân nền thì những phân nhánh này bị ảnh hưởng gây thiếu máu ở các cơ quan này và các đường truyền dẫn thần kinh của nó, dẫn đến chóng mặt.

Theo các chuyên gia, trong cơ chế bệnh sinh của thiếu máu não, thành mạch máu thường là nơi bị tổn thương đầu tiên. Chính sự chuyển hóa liên tục nơi lớp nội mạch mạch máu mà rất nhiều gốc tự do sinh ra tại đây. Với đặc tính chuyên đi cướp điện tử của các nguyên tử khác, gốc tự do gây hại lên thành mạch bằng cách gây tổn thương cấu trúc tế bào thành mạch, dẫn đến sự hình thành, phát triển các mảng xơ vữa và cục huyết khối.

Mảng xơ vữa hay cục máu đông khiến mạch máu não hẹp lại, co thắt hoặc tắc nghẽn gây nên tình trạng thiếu máu não làm chóng mặt, hoa mắt. Do các triệu chứng này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn nên bệnh nhân thường chủ quan không đi khám bệnh. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và áp dụng biện pháp hỗ trợ cải thiện kịp thời, việc thiếu máu não sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Giải pháp chống gốc tự do, tăng cường máu lên não, cải thiện chóng mặt hiệu quả 

Khi bị chóng mặt, mất thăng bằng, không nên xem nhẹ mà cần chú ý theo dõi. Nếu cơn chóng mặt xuất hiện thường xuyên hay kéo dài, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc, không nên tự ý dùng thuốc mà cần đi khám để được hỗ trợ cải thiện đúng cách.

Để hạn chế và phòng ngừa tình trạng chóng mặt, cần sinh hoạt điều độ, dinh dưỡng hợp lý và tập thể dục thường xuyên. Đồng thời, bổ sung các chất chống gốc tự do giúp cơ thể ngăn chặn bệnh thiếu máu não - nguyên nhân phổ biến dẫn đến cơn chóng mặt, mất thăng bằng.

Gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã chiết xuất thành công chất chống gốc tự do từ thiên nhiên, nổi bật như Anthocyanin, Pterostilbene có trong Blueberry sinh trưởng ở Bắc Mỹ.

Nguyên nhân gây choáng váng

Anthocyanin, Pterostilbene là các chất chống gốc tự do mạnh mẽ có trong OTIV được chứng minh giúp cải thiện tình trạng thiếu máu não hiệu quả

Anthocyanin, Pterostilbene có khả năng tiêu diệt các gốc tự do gây hại trong mạch máu, ức chế quá trình viêm, tăng tổng hợp các men cần thiết, qua đó làm giảm hiện tượng xơ vữa, giúp giãn mạch và ngăn ngừa huyết khối hiệu quả, khơi thông dòng máu lên não, giảm thiểu các triệu chứng của thiếu máu não, cải thiện tình trạng chóng mặt, hoa mắt, mất thăng bằng…

Ngày nay, Blueberry được kết hợp với Ginkgo Biloba để trở thành bộ đôi bảo vệ não hữu hiệu, đưa vào sản phẩm OTiV. Với thành phần 100% thiên nhiên, đã được kiểm chứng khoa học, OTiV không chỉ giúp cải thiện đáng kể tình trạng chóng mặt, mất thăng bằng do thiếu máu não, mà còn cải thiện hiệu quả các vấn đề thần kinh và mạch máu não khác như mất ngủ, đau đầu, stress...

*Những thông tin trong bài viết của OTiV chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.