Nguyên nhân bị đau đầu sau sinh

18/05/2015 Tác giả: 2.519 lượt xem

Đau nửa đầu sau sinh là tình trạng phổ biến gặp ở phụ nữ sau sinh. Bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như mệt mỏi, căng thẳng, hoặc do sự tụt giảm estrogen

  • 1. Nguyên nhân nào gây đau nửa đầu sau sinh
  • 2. Điều trị cắt cơn đau nửa đầu sau sinh thế nào?
  • 3. Chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe sản phụ
  • 4. Đau nửa đầu sau sinh khi nào cần đi khám

1. Nguyên nhân nào gây đau nửa đầu sau sinh

Bệnh đau nửa đầu ở phụ nữ sau sinh chủ yếu là do tâm lý căng thẳng, stress: Bởi sau khi sinh con, chị em thường xuyên thay đổi giờ giấc sinh hoạt, ngủ không đủ giấc, người mệt mỏi.

Nguyên nhân bị đau đầu sau sinh

Đau nửa đầu sau sinh là triệu chứng nhiều sản phụ mắc phải sau sinh

Ngoài ra, bệnh còn có nguyên nhân từ sự tụt giảm đột ngột của lượng estrogen trong máu, gây áp lực thành mạch máu tăng cao gây nhức đầu.
Ở một số chị em chứng đau nửa đầu sau sinh là do khi gây tê ngoài màng cứng do quá trình gây tê khi sinh khiến chị em phụ nữ bị đau đầu. Nếu đau nửa đầu vì lý do này, bệnh có thể tự hết sau 5 ngày đến 1 tuần.

Mất máu quá nhiều khi sinh cũng có thể là nguyên nhân gây đau nửa đầu.

2. Điều trị cắt cơn đau nửa đầu sau sinh thế nào?

Điều trị đau nửa đầu sau sinh bằng một số biện pháp dưới đây giúp chị em nhanh chóng thoát khỏi cơn đau đầu khẩn cấp:

Nguyên nhân bị đau đầu sau sinh

Thay đổi giờ giấc sinh hoạt,thiếu ngủ cũng có thể gây đau nửa đầu sau sinh

Dùng túi chườm nóng: Phụ nữ sau sinh khi mắc chứng đau nửa đầu thường gặp khó khăn trong việc điều trị vì không thể uống thuốc, hoặc chỉ có thể uống khi có chỉ định của bác sĩ.
Tuy nhiên khi bị cơn đau nửa đầu hành hạ, chi em có thể dùng túi chườm nóng chườm trực tiếp lên vùng thái dương, vùng cổ để giảm bớt triệu chứng đau và nhanh chóng thoát khỏi cơn đau.
Ngồi thiền, tập Yoga: tập yoga, động tác thiền không chỉ có tác dụng tốt cho tính cách, vóc dáng, ngoài ra động tác này giúp chị em thư giãn, và phòng ngừa cơn đau nửa đầu sau sinh.
Ngoài ra, các bài tập Yoga hay những kỹ thuật massage đầu nhẹ nhàng cũng có tác dụng hữu ích giúp điều trị đau nửa đầu sau sinh nhanh chóng.

3. Chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe sản phụ

Sau khi sinh, cơ thể người phụ nữ yếu vì đã tiêu hao lượng lớn sinh lực cho quá trình vượt cạn, vì vậy việc chú trọng dinh dưỡng giúp chị em nhanh chóng hồi phục sức khỏe là rất cần thiết.
Phụ nữ sau sinh nên ăn nhiều bữa trong ngày, chế độ ăn uống lành mạnh chứa nhiều chất vitamin, khoáng chất, protein, chất xơ, canxi và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác.

4. Đau nửa đầu sau sinh khi nào cần đi khám

Nguyên nhân bị đau đầu sau sinh

Sản phụ cần đi khám khi triệu chứng đau nửa đầu sau sinh kéo dài quá 3 tuần

Tình trạng đau nửa đầu sau sinh thường chỉ kéo dài từ 5 ngày đến 1 tuần, tuy nhiên nếu triệu chứng này kéo dài từ 2 đến 3 tuần, đồng thời mức độ cơn đau dữ dội,chị em cần đi khám bác sĩ, để chẩn đoán kịp thời triệu chứng và điều trị dứt điểm, tránh để bệnh tiến triển nặng hơn gây khó khăn cho điều trị và để lại những di chứng có hại cho sức khỏe như ảnh hưởng thị lực, mờ mắt,..

Đặc biệt, cần lưu ý, nếu bị đau nửa đầu kèm theo các triệu chứng như sốt cao, chóng mặt buồn nôn thì cần đi bệnh viện ngay, bởi đây những triệu chứng này thường cảnh báo những bệnh lý về nội sọ không nên xem nhẹ.

   Vì sao lại có hiện tượng đau đầu sau sinh?
   Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có tới 39% phụ nữ bị đau đầu trong tuần đầu tiên sau khi sinh. Lý do, sau khi mang thai, mức độ estrogen của cơ thể phụ nữ giảm đáng kể. Đây cũng là thủ phạm dẫn đến chứng trầm cảm sau sinh.

     Đau đầu sau sinh còn được gọi là chứng “đau đầu đông”. Do sức khỏe vốn yếu lại vừa trải qua quá trình sinh nở, nên người mẹ bị tổn hao khí huyết nhiều, suy nhược, bứt rứt từng cơn hai bên thái dương, kèm theo hoa mắt, chóng mặt, trầm cảm, huyết áp thấp…

     Do căng thẳng (stress), nhất là với các mẹ vừa sinh con lần đầu, thiếu kinh nghiệm chăm sóc trẻ, hay lo lắng quá mức và thường không hài lòng về sự chăm sóc của mình và những người xung quanh nên hay bị stress, thức khuya, bệnh khó ngủ hay ngủ không đủ giấc. Do thiếu máu, do mất máu nhiều trong quá trình mang thai và sinh nở. Trong khoảng thời gian sau sinh, sự bong tróc các tế bào niêm mạc tử cung vẫn tiếp tục khiến người mẹ chảy máu. Nếu không được nghỉ ngơi, uống đủ nước và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ giúp tái tạo lượng máu bị mất đi sẽ gây ra tình trạng thiếu máu, từ đó có thể bị tụt huyết áp gây đau đầu, chóng mặt.

Nguyên nhân bị đau đầu sau sinh
Bs.CKI. Hồ Thị Hải Vân - Khoa sản-phụ khoa BVQT Minh Anh

   

Ngoài ra còn có tác dụng phụ của thuốc, nhất là ở nhóm mẹ bầu sinh mổ, thủ thuật gây tê ngoài màng cứng và tác động sau gây tê của thuốc cũng làm mẹ bị đau đầu. Tùy vào sự đáp ứng thuốc và khả năng chống lại các tác dụng phụ của thuốc sẽ gây ra các cơn đau đầu dài, ngắn khác nhau. ​Các nghiên cứu gần đây chỉ ra, gốc tự do tăng sinh liên tục do quá trình chuyển hóa của cơ thể và tác động từ cuộc sống hiện đại, nó được xem là “cội  rễ” của các cơn đau đầu.  Tại não, gốc tự do tấn công làm tổn thương lớp nội mạc mạch máu, thúc đẩy quá trình hình thành mảng xơ vữa, cản trở máu lên não. Khi lượng máu lên não ít, não sẽ phản ứng lại bằng cách gây ra cảm giác đau. Đôi khi, đau đầu sau khi mang thai có thể là một triệu chứng của các tình trạng nghiêm trọng, chẳng hạn như tiền sản giật hoặc sản giật, viêm màng não, có khối u, đau đầu vì cột sống, phản ứng với thuốc…

     Cách khắc phục
   Các cơn đau đầu sau sinh thường kéo dài khoảng 6 tuần sau sinh nhưng có trường hợp kéo dài hơn bởi đau đầu sau sinh thường do những thay đổi từ bên trong cơ thể mẹ bầu gây ra, nên rất khó chẩn đoán và ở mỗi người một khác. Nếu cảm thấy đau đầu nhẹ đến trung bình mà không có các triệu chứng nghiêm trọng khác sau khi sinh, bác sĩ có thể sẽ điều trị cơn đau đầu giống như đau đầu bình thường. Có thể chườm túi lạnh, ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hoặc thư giãn, xoa bóp hoặc bấm huyệt, tắm nước ấm nhưng  không nên tắm nước quá nóng và quá lâu.

     Về ăn uống, cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, đa dạng, đầy đủ các nhóm chất (chất bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất). Uống đủ nước mỗi ngày, từ 2-2,5 lít/ngày. Bổ sung thêm nước uống sạch và trái cây tươi và cần nói không với nước có ga, nước ép đóng chai nhiều đường, thực phẩm chế biến sẵn. Thường xuyên tập các môn thể thao nhẹ nhàng, vừa sức như: đi bộ, yoga, bơi lội, thiền.... vừa giúp máu lưu thông tốt, vừa giúp tinh thần thêm sảng khoái, cải thiện được các cơn đau đầu khó chịu.

     Hãy học cách để trở thành mẹ thông thái bằng cách trang bị kiến thức và tìm sự giúp đỡ của người thân, để mẹ có thể nghỉ ngơi, tận hưởng những giây phút ngọt ngào bên thiên thần nhỏ bé.  Nếu rơi vào trường hợp đau đầu, trước tiên hãy thử các biện pháp giảm đau không dùng thuốc. Nếu triệu chứng đau đầu không giảm nên tư vấn  bác sĩ dùng về các loại thuốc an toàn cho cả hai. Nếu thực sự phải cần dùng thuốc, thì tốt hơn hết bạn nên giữ sữa mẹ đã vắt vào tủ đông để phòng trường hợp bạn cần phải uống thuốc mà không ảnh hưởng đến em bé.

Tác giả bài viết: BS.CKI. Hồ Thị Hải Vân - BVQT Minh Anh