Người đăng ký doanh nghiệp là kế toán gì năm 2024

Căn cứ theo quy định tại Điều 59 Luật Kế toán 2015 quy định về doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán như sau:

- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán được thành lập theo các loại hình sau đây:

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

+ Công ty hợp danh;

+ Doanh nghiệp tư nhân.

- Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh dịch vụ kế toán khi bảo đảm các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật này và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.

- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán không được góp vốn để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán khác, trừ trường hợp góp vốn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam.

- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài thực hiện kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây:

+ Góp vốn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán đã được thành lập và hoạt động tại Việt Nam để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán;

+ Thành lập chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài;

+ Cung cấp dịch vụ qua biên giới theo quy định của Chính phủ. (được hướng dẫn bởi Mục 4 Chương II Nghị định 174/2016/NĐ-CP; Mục 4 Chương II Nghị định 174/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 2 Nghị định 151/2018/NĐ-CP).

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán?

Căn cứ theo quy định tại Điều 60 Luật Kế toán 2015 quy định về điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán như sau:

- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật;

+ Có ít nhất hai thành viên góp vốn là kế toán viên hành nghề;

+ Người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn phải là kế toán viên hành nghề;

+ Bảo đảm tỷ lệ vốn góp của kế toán viên hành nghề trong doanh nghiệp, tỷ lệ vốn góp của các thành viên là tổ chức theo quy định của Chính phủ. (được hướng dẫn bởi Điều 26, Điều 27 Nghị định 174/2016/NĐ-CP).

- Công ty hợp danh được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật;

+ Có ít nhất hai thành viên hợp danh là kế toán viên hành nghề;

+ Người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty hợp danh phải là kế toán viên hành nghề.

- Doanh nghiệp tư nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật;

+ Có ít nhất hai kế toán viên hành nghề;

+ Chủ doanh nghiệp tư nhân là kế toán viên hành nghề và đồng thời là giám đốc.

- Chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài tại Việt Nam được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật của nước nơi doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài đặt trụ sở chính;

+ Có ít nhất hai kế toán viên hành nghề, trong đó có giám đốc hoặc tổng giám đốc chi nhánh;

+ Giám đốc hoặc tổng giám đốc chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài không được đồng thời giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp khác tại Việt Nam;

+ Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài phải có văn bản gửi Bộ Tài chính bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.

- Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán mà doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài tại Việt Nam không được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc trong trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán đã bị thu hồi thì doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài tại Việt Nam phải thông báo ngay cho cơ quan đăng ký kinh doanh để làm thủ tục xóa cụm từ “dịch vụ kế toán” trong tên gọi của doanh nghiệp, chi nhánh.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán phải là kế toán viên hành nghề? (Hình từ internet)

Người đại diện theo pháp luật của công ty kinh doanh dịch vụ kế toán có bắt buộc phải là kế toán viên hành nghề?

Theo hướng dẫn tại Công văn 1305/BTC-QLKT năm 2022 về người đại diện luật là kế toán viên hành nghề như sau:

“Trả lời công văn số 006/VN2T-HN-CV đề ngày 29/11/2021 của Quý Công ty về quy định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp dịch vụ kế toán phải là kế toán viên hành nghề, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
Tại điểm c khoản 1 Điều 60 Luật Kế toán số 88/2015/QH13 quy định:
"1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất hai thành viên góp vốn là kế toán viên hành nghề;
c) Người đại diện theo pháp luật giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn phải là kế toán viên hành nghề;
d) Đảm bảo tỷ lệ vốn góp của kế toán viên hành nghề trong doanh nghiệp, tỷ lệ vốn góp của các thành viên là tổ chức theo quy định của Chính phủ”.
Căn cứ quy định nêu trên, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán phải là kế toán viên hành nghề do đó trường hợp doanh nghiệp dịch vụ kế toán có nhiều người đại diện theo pháp luật thì tất cả người đại diện theo pháp luật phải là kế toán viên hành nghề.”

Như vậy, người đại diện theo pháp luật giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn phải là kế toán viên hành nghề.

Đăng ký kinh doanh và đăng ký doanh nghiệp khác nhau như thế nào?

“Đăng ký kinh doanh” là sự ghi nhận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về mặt pháp lý sự ra đời của chủ thể kinh doanh. Còn “Đăng ký doanh nghiệp” là bao gồm cả đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, đăng ký thay đổi và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác.

Ngành kế toán kinh doanh là gì?

Kế toán kinh doanh được hiểu là người đảm nhận công việc ghi chép, thu nhập, phân tích. Đồng thời, xử lý thông tin về tài chính, giá trị hàng hóa, thuế trong doanh nghiệp. Đây là nghề gắn liền với sổ sách, con số, đòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ tuyệt đối.

Người có quyền quyết định về kế toán trong doanh nghiệp là ai?

- Kế toán trưởng có trách nhiệm sau đây: + Lập báo cáo tài chính tuân thủ chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán. - Kế toán trưởng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.

Học kế toán doanh nghiệp để làm gì?

Mục đích của kế toán doanh nghiệp là đảm bảo các hoạt động tài chính của doanh nghiệp tuân thủ luật pháp và các quy định của cơ quan giám sát quy định. Đồng thời đảm bảo rằng các hoạt động kinh doanh phù hợp với chính sách của tổ chức.

Chủ đề