Ngữ văn lớp 6 Bài 3: Yêu thương và chia sẻ Thực hành Tiếng Việt trang 74

Soạn văn 6 Bài 3: Yêu thương và chia sẻ | Ngắn nhất Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

Trang trước Trang sau

Bài soạn văn lớp 6 Bài 3: Yêu thương và chia sẻ ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

  • Bài 3: Yêu thương và chia sẻ (hay nhất)
  • Bài 3: Kí (ngắn nhất) - sách Cánh diều
  • Bài 3: Vẻ đẹp quê hương (ngắn nhất) - sách Chân trời sáng tạo

Đọc

Viết

Nói và nghe

Củng cố, mở rộng

Thực hành đọc

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Trang trước Trang sau

Soạn văn lớp 6 Bài 3: Yêu thương và chia sẻ - Kết nối tri thức với cuộc sống

❮ Bài trước Bài sau ❯


Soạn văn 6: Thực hành tiếng Việt (trang 74)

  • Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 74)
    • I. Nhận biết cụm động từ
    • II. Nhận biết cụm tính từ
    • III. Hướng dẫn bài tập trong SGK
    • IV. Bài tập ôn luyện

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 74)

I. Nhận biết cụm động từ

- Ở dạng đầy đủ, cụm động từ gồm ba phần: phần trung tâm ở giữa, phần phụ trước và phần phụ sau.

- Trung tâm của cụm động từ là động từ.

- Các từ đứng trước động từ trung tâm thường bổ sung cho động từ những ý nghĩa như: thời gian, khẳng định, phủ định, tiếp diễn… Các từ đứng sau động từ trung tâm thường bổ sung cho động từ ý nghĩa như: đối tượng, địa điểm, thời gian…

- Tìm hiểu câu: Nó không mặc áo rét.

  • Trong câu này, không mặc áo rét là một cụm động từ.
  • Từ mặc là động từ trung tâm. Từ không trước động từ mặc có ý nghĩa phủ định, từ mặc chỉ đối tượng của hành động.

II. Nhận biết cụm tính từ

- Ở dạng đầy đủ, cụm tính từ gồm ba phần: phần trung tâm ở giữa, phần phụ trước và phần phụ sau.

- Trung tâm của cụm động từ là tính từ.

- Các từ đứng trước tính từ trung tâm thường bổ sung cho tính từ những ý nghĩa như: mức độ, thời gian, sự tiếp diễn… Các từ đứng sau tính từ trung tâm thường bổ sung cho tính từ ý nghĩa như: phạm vi, mức độ…

- Tìm hiểu câu: Trời vẫn rét quá.

  • Trong câu này, vẫn rét quá là một cụm tính từ.
  • Tính từ trung tâm là rét. Từ vẫn trước tính từ chỉ rét đang tiếp diễn. Từ quá sau tính từ rét chỉ mức độ của rét.

III. Hướng dẫn bài tập trong SGK

1. Tìm một cụm động từ trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa. Từ động từ trung tâm của cụm từ đó, hãy tạo ra ba cụm động từ khác.

- Cụm động từ: đã mặc áo rét cả rồi (Sơn nhận thấy mọi người đã mặc áo rét cả rồi).

- Động từ trung tâm: mặc

- Ba cụm động từ khác:

  • đang mặc chiếc áo len màu đỏ.
  • vẫn mặc cái áo sơ mi trắng hôm qua
  • đã mặc quần áo chỉnh tề

2. Tìm cụm động từ trong những câu sau. Xác định động từ trung tâm và những ý nghĩa mà động từ đó được bổ sung.

a. Nhìn ra ngoài sân, Sơn thấy đất khô trắng.

  • Cụm động từ: nhìn ra ngoài sân
  • Động từ trung tâm: nhìn; ý nghĩa được bổ sung: địa điểm

b. Mẹ Sơn lật cái vỉ buồm, lục đống quần áo rét.

  • Cụm động từ: lật cái vỉ buồm, lục đống quần áo rét
  • Động từ trung tâm: lật, lục; ú nghĩa được bổ sung: đối tượng.

c. Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo.

  • Cụm động từ: hăm hở chạy về nhà lấy áo
  • Động từ trung tâm: chạy; ý nghĩa được bổ sung: địa điểm

3. Trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam thường sử dụng kiểu câu có vị ngữ là một chuỗi cụm động từ, chẳng hạn: Mẹ Sơn nghe thấy, đặt chén nước chè xuống, bảo chị Lan. Hãy tìm thêm trong văn bản này hai câu có vị ngữ là một chuỗi cụm động từ và cho biết tác dụng của cách diễn đạt đó.

- Câu văn:

  • Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước gần đến trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay.
  • Sơn sợ hãi, cúi đầu lặng im, nép vào sau lưng chị.

- Tác dụng: Việc sử dụng một chuỗi cụm động từ nhằm nhấn mạnh vào các hành động, thái độ của nhân vật được nói đến.

4. Tìm một cụm tính từ trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa. Với tính từ trung tâm của cụm từ đó, hãy tạo ra cụm tính từ khác.

  • Cụm tính từ: không u ám (Trời không u ám, toàn một màu trắng đục)
  • Tạo ra cụm tính từ khác: Sau cơn mưa, bầu trời vẫn rất u ám.

5. Tìm cụm tính từ trong những câu sau. Xác định tính từ trung tâm và những ý nghĩa mà tính từ đó được bổ sung.

a. Nhưng chân trời trong hơn mọi hôm, Sơn thấy rõ như gần.

  • Cụm tính từ: trong hơn mọi hôm
  • Tính từ trung tâm: trong; ý nghĩa được bổ sung: thời gian.

b. Sơn bây giờ mới nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa.

  • Cụm tính từ: rất nghèo.
  • Tính từ trung tâm: nghèo; ý nghĩa được bổ sung: mức độ

6. Các câu sau có vị ngữ là một tính từ. Hãy mở rộng vị ngữ thành cụm tính từ:

a. Gió rét

- Ngoài đường, gió vẫn rét quá.

b. Tòa nhà cao

- Câu mở rộng: Tòa nhà kia rất cao.

c. Cô ấy đẹp.

- Đối với tôi, cô ấy vẫn đẹp như trước đây.

IV. Bài tập ôn luyện

1. Xác định cụm động từ trong các câu sau:

a. Càng ngẫm nghĩ, chàng càng thấy lời thần nói đúng.

(Bánh chưng bánh giầy)

b. Giặc đã đến chân núi Trâu.

(Thánh Gióng)

2. Xác định cụm tính từ có trong các câu sau:

a. Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần.

(Con Rồng cháu Tiên)

b. Cô ấy vô cùng ngạc nhiên về thành tích của tôi.

Gợi ý:

1.

a. Cụm động từ: càng ngẫm nghĩ, càng thấy lời thầy nói đúng

b. Cụm động từ: đã đến chân núi Trâu

2.

a. Cụm tính từ: xinh đẹp tuyệt trần

b. Cụm tính từ: vô cùng ngạc nhiên

Soạn văn 6: Thực hành tiếng Việt (trang 26)

  • Soạn bài Thực hành tiếng Việt
    • I. Hướng dẫn bài tập trong SGK
    • II. Bài tập ôn luyện thêm

Soạn bài Thực hành tiếng Việt

I. Hướng dẫn bài tập trong SGK

1. Nghĩa của từ

Câu 1. Hóa trong cảm hóa là yếu tố thường đi sau một yếu tố khác, có nghĩa là “trở thành, làm cho trở thành hay làm cho có tính chất mà trước đó chưa có. Hãy tìm một số từ có yếu tố hóa được dùng cách như vậy và giải thích nghĩa của những từ đó.

  • biến hóa: thay đổi (thường về hình thức)
  • giáo hóa: dạy dỗ, sửa đổi cho tốt lên
  • công nghiệp hóa: nâng cao tỷ trọng phát triển ngành công nghiệp trong toàn bộ các ngành kinh tế….

Câu 2. Hãy đặt câu với mỗi từ sau: đơn điệu, kiên nhẫn, cốt lõi.

- Giải nghĩa:

  • đơn điệu: ít thay đổi, lặp đi lặp lại cùng một kiểu, gây cảm giác tẻ nhạt và buồn chán
  • kiên nhẫn: có khả năng tiếp tục làm việc đã định một cách bền bỉ, không nản lòng, mặc dù thời gian kéo dài, kết quả còn chưa thấy
  • cốt lõi: điều quan trọng nhất, mang tính quyết định

- Đặt câu:

  • Bộ áo này có họa tiết khá đơn điệu.
  • Hùng rất kiên nhẫn khi gặp phải bài toán khó.
  • Điều cốt lõi của văn hóa Việt Nam là những giá trị văn hóa truyền thống.

2. Biện pháp tu từ

Câu 3. Chỉ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn sau:

Mình sẽ biết thêm một tiếng chân khác hẳn mọi bước chân khác. Những bước chân khác chỉ khiến mình trốn vào lòng đất. Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang như là tiếng nhạc.

- Biện pháp so sánh: Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang như là tiếng nhạc.

- Tác dụng: Hình ảnh so sánh giúp người đọc hình dung rõ hơn về sức mạnh của tiếng bước chân - giống như tiếng nhạc định hướng cho cáo bước ra khỏi hang. Qua đó tác giả khẳng định sức mạnh to lớn của tình bạn giúp con người cảm nhận được bằng trái tim, vượt qua mọi nỗi sợ hãi.

Câu 4. Trong văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn, nhiều lời đối thoại của nhân vật lặp lại chẳng hạn: “Cảm hóa nghĩa là gì”, “Cảm hóa mình đi”. Hãy tìm thêm những lời thoại được lặp lại trong văn bản này, cho biết tác dụng của chúng?

  • “Điều cốt lõi vô hình trong mắt trần”
  • “Chính thời gian mà mình bỏ ra cho bông hồng của mình…
  • “Mình có trách nhiệm với bông hồng của mình…”

=> Tác dụng: Nhấn mạnh ý nghĩa được gửi gắm qua những lời thoại. Đó là tình bạn phải được cảm nhận bằng trái tim, trách nhiệm với tình bạn của chính mình.

3. Từ ghép và từ láy

Câu 5. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật hoàng tử bé hoặc nhân vật cáo. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 từ ghép và 2 từ láy.

Gợi ý:

Hoàng tử bé là hình ảnh gợi nhắc về tuổi thơ của mỗi người. Cậu đến Trái Đất để tìm kiếm những người bạn. Khi nhìn thấy những bông hoa hồng ở Trái Đất, cậu cảm thấy bông hoa ở hành tinh của mình chẳng là gì cả. Cuộc gặp gỡ với con cáo với bài học về sự “cảm hóa” đã giúp cậu nhận ra giá trị lớn lao của tình bạn. Đó là sự rung cảm xuất phát từ trái tim, trách nhiệm với những gì mình đã cảm hóa.

II. Bài tập ôn luyện thêm

Câu 1. Giải thích nghĩa của các từ sau: cẩu thả, tuềnh toàng, du khách, triền miên.

Gợi ý:

  • cẩu thả: không cẩn thận, chỉ qua quýt cốt cho xong.
  • tuềnh toàng: đơn sơ, trống trải.
  • du khách: những người đến tham quan, du lịch.
  • triền miên: liên tục và kéo dài dường như không dứt.

Câu 2. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp so sánh trong câu sau:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

(Ca dao)

Gợi ý:

  • So sánh: công cha - núi Thái Sơn, nghĩa mẹ - nước trong nguồn chảy ra.
  • Tác dụng: khẳng định công lao to lớn của cha mẹ sánh ngang núi Thái Sơn, nước trong nguồn.

Soạn bài Yêu thương và sẻ chia

Hướng dẫn soạn bài 3: Yêu thương và sẻ chia trang 59 sgk văn 6 tập 1. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức và cuộc sống" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Soạn văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Năm học 2021 - 2022)

Xuất bản ngày 18/06/2021 - Tác giả: Thanh Long

Hệ thống tài liệu soạn văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp học sinh trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.

Mục lục nội dung

  • 1. Soạn văn 6 tập 1 SGK kết nối tri thức với cuộc sống
  • 1.1. Bài 1: Tôi và các bạn
  • 1.2. Bài 2: Gõ cửa trái tim
  • 1.3. Bài 3: Yêu thương và chia sẻ
  • 1.4. Bài 4: Quê hương yêu dấu
  • 1.5. Bài 5 Những nẻo đường xứ sở
  • 2. Soạn văn 6 tập 2 SGK kết nối tri thức với cuộc sống
  • 2.1. Bài 6: Chuyện kể về những người anh hùng
  • 2.2. Bài 7: Thế giới cổ tích
  • 2.3. Bài 8: Khác biệt và gần gũi
  • 2.4. Bài 9: Trái đất - ngôi nhà chung
  • 2.5. Bài 10 : Cuốn sách tôi yêu