Ngữ văn 7 bố cục trong văn bản năm 2024

  • * Lớp 1
    • Lớp 2
    • Lớp 3
    • Lớp 4
    • Lớp 5
    • Lớp 6
    • Lớp 7
    • Lớp 8
    • Lớp 9
    • Lớp 10
    • Lớp 11
    • Lớp 12
    • Thi chuyển cấp
      • Mầm non

        • Tranh tô màu
        • Trường mầm non
        • Tiền tiểu học
        • Danh mục Trường Tiểu học
        • Dạy con học ở nhà
        • Giáo án Mầm non
        • Sáng kiến kinh nghiệm
      • Học tập

        • Giáo án - Bài giảng
        • Luyện thi
        • Văn bản - Biểu mẫu
        • Viết thư UPU
        • An toàn giao thông
        • Dành cho Giáo Viên
        • Hỏi đáp học tập
        • Cao học - Sau Cao học
        • Trung cấp - Học nghề
        • Cao đẳng - Đại học
      • Hỏi bài

        • Toán học
        • Văn học
        • Tiếng Anh
        • Vật Lý
        • Hóa học
        • Sinh học
        • Lịch Sử
        • Địa Lý
        • GDCD
        • Tin học
      • Trắc nghiệm

        • Trắc nghiệm IQ
        • Trắc nghiệm EQ
        • KPOP Quiz
        • Đố vui
        • Trạng Nguyên Toàn Tài
        • Trạng Nguyên Tiếng Việt
        • Thi Violympic
        • Thi IOE Tiếng Anh
        • Kiểm tra trình độ tiếng Anh
        • Kiểm tra Ngữ pháp tiếng Anh
      • Tiếng Anh

        • Luyện kỹ năng
        • Giáo án điện tử
        • Ngữ pháp tiếng Anh
        • Màu sắc trong tiếng Anh
        • Tiếng Anh khung châu Âu
        • Tiếng Anh phổ thông
        • Tiếng Anh thương mại
        • Luyện thi IELTS
        • Luyện thi TOEFL
        • Luyện thi TOEIC
      • Khóa học trực tuyến

        • Tiếng Anh cơ bản 1
        • Tiếng Anh cơ bản 2
        • Tiếng Anh trung cấp
        • Tiếng Anh cao cấp
        • Toán mầm non
        • Toán song ngữ lớp 1
        • Toán Nâng cao lớp 1
        • Toán Nâng cao lớp 2
        • Toán Nâng cao lớp 3
        • Toán Nâng cao lớp 4

Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập làm văn có hay, có đạt điểm cao hay không phụ thuộc rất lớn vào việc sắp xếp, liên kết các chi tiết thành một bố cục hợp lí. Thầy Nguyễn Phi Hùng sẽ hướng dẫn học sinh xây dựng bố cục văn bản.

Ngay từ bậc Tiểu học, học sinh đã được làm quen với tập làm văn, tuy nhiên không phải học sinh nào cũng biết triển khai và xây dựng cấu trúc của một bài văn hoàn chỉnh. Thầy Nguyễn Phi Hùng, giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI sẽ giúp học sinh hiểu được những yêu cầu của bố cục trong văn bản và áp dụng chúng ở các tập, bài thi, bài kiểm tra.

Học sinh tham khảo bài giảng chi tiết tại đây:

Thế nào là bố cục trong văn bản

Trong chương trình Ngữ văn bậc Trung học cơ sở, học sinh đã được học các thể loại: tự sự, thơ, văn học dân gian, văn bản nhật dụng,… Nội dung của nó mỗi văn bản được sắp xếp theo một trật tự nhất định, tránh lộn xộn tùy ý để người nghe dễ dàng hiểu được nội dung và ý đồ của người viết. Trật tự đó người ta gọi là bố cục văn bản.

Thầy Hùng giúp học sinh ghi nhớ định nghĩa về bố cục trong văn bản như sau: Bố cục của văn bản là sự sắp xếp, bố trí các phần, các đoạn của văn bản để theo một trình tự, một hệ thống rành mạch, hợp lí. Tùy thuộc vào mục đích của người viết cũng như đặc điểm, tính chất của văn bản được sử dụng mà viết theo trình tự, hệ thống khác nhau.

Ví dụ, bố cục của văn bản Đơn xin vào đội:

Thầy Hùng lấy ví dụ về trình tự của Đơn xin vào Đội (ảnh từ video bài giảng)

Những yêu cầu của bố cục trong văn bản

Bố cục của văn bản cần thỏa mãn hai yêu cầu:

  • Các phần mục trong văn bản phải có sự thống nhất về chủ đề nhưng vẫn phải phân biệt rạch ròi về nội dung. Tức là đoạn nào hoàn thành nội dung của đoạn ấy, không có sự nhập nhằng, trộn lẫn giữa các đoạn với nhau.
  • Bố cục của văn bản được sắp xếp, bố trí các phần, mục sao cho phải đảm bảo được mục đích giao tiếp, truyền tải nội dung nhanh và chính xác nhất với người đọc, người nghe.

Thầy Hùng phân tích 2 đoạn văn về chú ếch sống trong đáy giếng

Các phần của bố cục văn bản

Thông thường, một bài văn được xây dựng theo bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài, mỗi phần có một nội dung nhiệm vụ khác nhau. Không ít học sinh nhầm tưởng rằng phần mở bài chỉ là sự tóm tắt, rút gọn của phần thân bài, còn phần kết bài chẳng qua chỉ là sự lặp lại của phần mở bài. Suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm bởi: Mở bài không chỉ nêu chủ đề, đối tượng của bài văn mà còn góp phần tạo ấn tượng cho người đọc, người nghe còn kết bài để tổng kết vấn đề, đánh giá đối tượng và tạo dư âm cho bài văn.

Ví dụ, bố cục của văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Ngữ văn 7, tập 1)

Bố cục của văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”

Để chuẩn bị tốt cho năm học mới ngay từ bây giờ, học sinh và phụ huynh có thể tham gia ngay Chương trình HỌC TỐT 2019 – 2020. Với lộ trình từ trang bị kiến thức cơ bản theo sách giáo khoa đến củng cố và ôn luyện kiến thức, Chương trình HỌC TỐT 2019 – 2020 sẽ giúp học sinh tự tin đạt kết quả cao trong năm học tới.

Chủ đề