Ngữ văn 7 bài ca dao dân ca

Tình cảm mà bài 1 muốn diễn tả là tình cảm gì? Hãy chỉ ra cái hay của ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu của bài ca dao này. Tìm những câu ca dao cũng nói đến công cha nghĩa mẹ tương tự như bài 1.

  • Tình cảm mà bài ca dao 1 muốn diễn tả là tình cảm của cha mẹ đối với con cái, nhắc nhở công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.
  • Cái hay của bài ca dao:
    • Ví công lao của cha mẹ với các hình ảnh to lớn, vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông.
    • Hình ảnh: cù lao chín chữ cụ thể hóa về công cha, nghĩa mẹ.
    • Ngôn ngữ: sử dụng từ láy “mênh mông”
    • Âm điệu: nhắn nhủ, tâm tình.
  • Những câu ca dao tương tự:
  • Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Ơn cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.

Câu 3 Trang 36 SGK Ngữ Văn 7 - Tập 1

Bài 2 là tâm trạng người phụ nừ lấy chồng xa quê. Hãy nói rõ tâm trạng đó qua việc phân tích các hình ảnh thời gian, không gian, hành động và nỗi niềm của nhân vật.

  • Bài 2 là tâm trạng của người phụ nữ lấy chồng xa quê.
  • Phân tích tâm trạng:
    • Thời gian: "chiều chiều" - từ láy gợi buồn và thời gian tuần hoàn, lặp lại.
    • Không gian: "ngõ sau" - vắng lặng, không gian rộng, gợi sự cô đơn.
    • Hành động: “đứng”, “trông” hướng vọng, không yên lòng.
    • Nỗi niềm: “ruột đau chín chiều” nhớ thương cha mẹ, tê tái, đau buồn không giúp đỡ được cha mẹ.

⟹ Nỗi nhớ quê mẹ của người con gái được thể hiện da diết.

Câu 4 Trang 36 SGK Ngữ Văn 7 - Tập 1

Bài ca dao 3 diễn tả nỗi nhớ và sự kính yêu đối với ông bà. Tình cảm đó được diễn tả như thế nào? Cái hay của cách diễn tả đó.

Nỗi nhớ và sự kính yêu đối với ông bà được diễn tả trong bài 3:

  • Từ ngó lên thể hiện sự kính trọng của con cháu với ông bà.
  • Hình ảnh nuộc lạt mái nhà thể hiện sự gắn bó bền chặt của những người trong gia đình và công lao ông bà khó nhọc cần cù gây dựng cho con cháu.
  • Cách so sánh bao nhiêu ... bấy nhiêu đã cụ thể hóa nỗi nhớ công lao vốn rất trừu tượng.

Câu 5 Trang 36 SGK Ngữ Văn 7 - Tập 1

Trong bài ca dao 4, tình cảm anh em thân thương được diễn tả như thế nào? Bài ca dao này nhắc nhở chúng ta điều gì?

Soạn Văn 7: Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh tham khảo để hiểu rõ về câu ca dao và dân ca, những câu hát về tình cảm gia đình để chuẩn bị tốt cho bài giảng của học kì mới sắp tới đây của mình.

Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình

Đọc - hiểu văn bản

Câu 1 trang 36 Ngữ văn 7 tập 1

Lời của từng bài ca dao là lời của ai, nói với ai? Tại sao em khẳng định như vậy?

Xem đáp án

Bài

Lời của ai, nói với ai?

Cơ sở để khẳng định

(1)

lời mẹ hát ru con

“ghi lòng con ơi”

(2)

lời người con gái lấy chồng xa quê với mẹ

“trông về quê mẹ”

(3)

con cháu với ông bà

dựa vào nghĩa và câu “nhớ ông bà bấy nhiêu”

(4)

  • ông bà, cô bác nói với cháu
  • cha mẹ dặn dò con cái
  • anh em một nhà nói với nhau

dựa trên nội dung, cách xưng hô

Câu 2 trang 36 Ngữ văn 7 tập 1

Tình cảm mà bài 1 muốn diễn tả là tình cảm gì? Hãy chỉ ra cái hay của ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu của bài ca này. Tìm những câu ca dao cũng nói đến công cha, nghĩa mẹ tương tự bài 1.

Xem đáp án

- Tình cảm muốn diễn tả: Tình cảm cha mẹ với con cái, nhắn nhủ con phải ghi nhớ công lao trời biển của cha mẹ.

- Cái hay:

  • Phép so sánh (công cha - núi ngất trời; nghĩa mẹ - nước biển Đông)
  • Phép đối xứng (cha-mẹ; núi-biển), thể lục bát dân gian, âm điệu sâu lắng đi vào lòng người.
  • Hình ảnh: cù lao chín chữ là cụ thể hóa về công cha, nghĩa mẹ, tình cảm biết ơn của con cái.
  • Ngôn ngữ: sử dụng từ láy “mênh mông”
  • Âm điệu: nhắn nhủ, tâm tình.

- Một số câu ca dao tương tự:

"Lên non mới biết non cao Nuôi on mới biết công lao mẫu tử"

"Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"

"Nuôi con mẹ héo vóc hình Cạn bầu sữa ngọt mà tình không vơi"

Câu 3 trang 36 Ngữ văn 7 tập 1

Bài 2 là tâm trạng người phụ nữ lấy chồng xa quê. Hãy nói rõ tâm trạng đó qua việc phân tích các hình ảnh thời gian, không gian, hành động và nỗi niềm của nhân vật.

Xem đáp án

Phân tích Bài 2 - Tâm trạng người phụ nữ lấy chồng xa quê:

  • Thời gian: "chiều chiều" - từ láy gợi buồn và thời gian tuần hoàn, lặp lại.
  • Không gian: "ngõ sau " - vắng lặng, không gian rộng, gợi sự cô đơn.
  • Hành động: "đứng " - sự hướng vọng, không yên lòng.
  • Nỗi niềm: "ruột đau chín chiều " - "chín bề", nhiều bề: Nỗi cô đơn làm dâu xứ lạ, nhớ thương cha mẹ, tê tái, đau buồn không giúp đỡ được cha mẹ.

→ Cô gái nhớ về mẹ da diết, khắc khoải

Câu 4 trang 36 Ngữ văn 7 tập 1

Bài 3 diễn tả nỗi nhớ và sự yêu kính đối với ông bà. Những tình cảm đó được diễn tả như thế nào? Cái hay của cách diễn tả đó?

Xem đáp án

Phân tích Bài 3 - nỗi nhớ và sự yêu kính với ông bà:

  • "Ngó lên ": nhìn lên cao, thể hiện sự tôn kính.
  • Hình ảnh "nuộc lạt ": Có hai ý nghĩa là "rất nhiều" và "tình cảm gắn bó" như các dây lạc buộc chặt vào nhau
  • Cặp từ so sánh "Bao nhiêu ... bấy nhiêu ": Nỗi nhớ trùng điệp nhiều vô kể.

Câu 5 trang 36 Ngữ văn 7 tập 1

Trong bài 4, tình cảm anh em thân thương được diễn tả như thế nào? Bài ca này nhắc nhở chúng ta điều gì?

Xem đáp án

Phân tích Bài 4 - tình cảm anh em thân thương:

  • Điệp từ "cùng chung - cùng thân ": Tình thiêng liêng, quan trọng.
  • So sánh: Ví anh-em với tay-chân, những bộ phận gắn bó khăng khít trên một thể thống nhất, nói lên sự gắn bó anh em.

→ Nhắc nhở: Anh em phải hòa thuận, đoàn kết, thương yêu nhau để cha mẹ vui lòng cũng là lẽ sống đúng đắn.

Câu 6 trang 36 Ngữ văn 7 tập 1

Những biện pháp nghệ thuật nào được cả bốn bài ca dao sử dụng?

Xem đáp án

Những biện pháp nghệ thuật được cả bốn bài ca dao sử dụng:

  • Thể thơ lục bát
  • Lối ví von, so sánh.
  • Hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong đời sống.
  • Ngôn ngữ vẫn mang tính chất hướng ngoại nhưng không theo hình thức đối đáp mà chỉ là lời nhắn nhủ, tâm tình.

Luyện tập

Câu 1 trang 36 Ngữ văn 7 tập 1

Tình cảm được diễn tả trong bốn bài ca dao là những tình cảm gì? Em có nhận xét gì về những tình cảm đó?

Xem đáp án

Tình cảm diễn tả trong bốn bài ca dao là tình cảm gia đình: Cha mẹ - con cái, mẹ con, ông bà - con cháu, anh em một nhà.

→ Nhận xét: Đó là những tình cảm thiêng liêng, đáng quý, chúng ta cần phải tôn trọng, giữ gìn nó.

Câu 2* trang 36 Ngữ văn 7 tập 1

Ngoài những bài ca dao được học và đọc thêm trong sách giáo khoa, em hãy tìm đọc và chép lại một số bài ca khác có nội dung tương tự.

Xem đáp án

Một số bài ca dao nội dung tương tự:

- "Biển Đông còn lúc đầy vơi Chớ lòng cha mẹ suốt đời tràn dâng"

- “Chiều chiều xách giỏ hái rau Nhìn lên mả mẹ ruột đau như dần”

- “Đói lòng ăn hột chà là Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng”

- “Khôn ngoan đối đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”

- Con người có cố, có ông Như cây có cội, như sông có nguồn.

- Đố ai đếm được lá rừng Đố ai đếm được mấy tầng trời cao Đố ai đếm được vì sao Đố ai đếm được công lao mẹ già

- Trời cao, biển rộng, đất dày Ơn cha nghĩa mẹ, ơn thầy chớ quên

- Công cha đức mẹ cao dày, Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ. Nuôi con khó nhọc đến giờ, Trưởng thành con phải biết thờ song thân.

- Nuôi con chẳng quản chi thân Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn.

- Mẹ già như chuối ba hương. Như xôi nếp một, như đường mía lau.

--------

Dưới đây là bài soạn Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình bản đầy đủ nếu bạn muốn xem hãy kích vào đây Soạn văn 7: Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình

Ngoài đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 1 lớp 7 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 7 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề