Ngôn ngữ ban đầu của đế quốc ottoman là gì?

( Türkiye ) Thổ Nhĩ Kỳ: Trăng lưỡiliềm

Posted on January 5, 2017 by

Khái quát

Quốc kỳ Thổ Nhĩ Kỳ (wallpaper)

Quốc huy Thổ Nhĩ Kỳ

Vị trí Thổ Nhĩ Kỳ

Bản đồ Thổ Nhĩ Kỳ

Tên đầy đủ: Türkiye Cumhuriyeti (Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ)

Khẩu hiệu:Egemenlik, kayıtsız şartsız Milletindir (chủ quyền vô điều kiện thuộc về Quốc gia).

Quốc ca:istiklal marşı (Tháng 3 Độc lập)

Ngôn ngữ chính thức: Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ

Thủ đô: Ankara; Thành phố lớn nhất: Istanbul

Diện tích: 780 580 km² (hạng 36)

Mật độ dân số: 101 người/km² (hạng 107)

Quốc khánh: 29/10/1923

Thổ Nhĩ Kỳ(Türkiye), tiếng Anh làTurkey, có quốc danhchính thức là nướcCộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ(Türkiye Cumhuriyeti)là một quốc gia Cộng hòa nghị viện xuyên lục địa, phần lớn nằm tại Tây Á và một phần nằm tại Đông Nam Âu. Thổ Nhĩ Kỳ có biên giới với tám Quốc gia: Bulgaria phía tây bắc; Hy Lạp phía tây; Gruzia phía đông bắc; Armenia, Iran và vùng tách rời Nakhchivan của Azerbaijan phía đông; cùng với Iraq và Syria phía đông nam. Lãnh hải Thổ Nhĩ Kỳ gồm có Địa Trung Hải phía nam, biển Aegea phía tây và biển Đen phía bắc. Biển Marmara cùng các eo biển Bosphorus và Dardanelles phân ranh giới giữa vùng Thrace và bán đảo Tiểu Á (Anatolia), và cũng phân chia châu Âu và châu Á. Vị trí nằm tại nơi giao cắt giữa châu Âu và châu Á, biển Đen và Địa Trung Hải khiến Thổ Nhĩ Kỳ có tầm quan trọng địa chiến lược đáng kể.

Lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ đã có người cư trú từ thời đại đồ đá cũ, trong đó bán đảo Tiểu Á là cái nôi của một nền văn minh lớn thời cổ đại là Hittite. Sau khi Alexandros Đại đế chinh phục, khu vực bị Hy Lạp hóa, quá trình này tiếp tục dưới sự cai trị của Đế chế La Mã rồi tiếp theo là Byzantine (Đông La Mã). Người Thổ Seljuk bắt đầu di cư đến khu vực vào thế kỷ 11, khởi đầu quá trình Thổ Nhĩ Kỳ hóa, trong đó chiến thắng của người Seljuk trước Byzantine năm 1071 (trận Manzikert) đã mở màn quá trình Hồi giáo hóa toàn bộ vùng Tiểu Á. Bắt đầu từ cuối thế kỷ 13, đế quốc Ottoman do Osman I thành lập năm 1299 đã thống nhất bán đảo Tiểu Á và thiết lập một Đế quốc bao gồm nhiều lãnh thổ tại Đông Nam Âu, Tây Á và Bắc Phi, trở thành một cường quốc quan trọng tại Âu Á và châu Phi trong thời kỳ đầu hiện đại. Ottoman chiếm được Constantinople kinh đô của Byzantine vào năm 1453 dưới thời Sultan Mehmed II, chấm dứt luôn Đế chế La Mã ngàn năm lịch sử đồng thời đổi tên thành phố thành Istanbul (thành phố của đạo Hồi). Đế quốc đạt đỉnh cao quyền lực trong thế kỷ 15 17, đặc biệt là dưới thời Sultan Suileman I. Vào thế kỷ 19, Ottoman suy yếu trầm trọng và được mệnh danh là Ông già ốm yếu của châu Âu. Các cải cách Tanzimat trong thế kỷ 19 nhằm hiện đại hóa Ottoman là không đủ, và thất bại trong việc ngăn chặn Đế quốc tan rã. Ottoman tham gia thế chiến thứ nhất trong Liên minh Trung Tâm của Đức, Áo Hung và Bulgaria và lãnh nhận thất bại, khiến Ottoman mất đến 80% lãnh thổ thành vùng ủy trị của Anh và Pháp. Chiến tranh giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ do Mustafa Kemal Ataturk và các cộng sự của ông đề xướng tại Ankara dẫn đến việc Sultan Mehmed VI thoái vị, nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại thành lập vào năm 1923, với Atatürk là vị Tổng thống đầu tiên.

Thổ Nhĩ Kỳ là một nước Cộng hòa Dân chủ, thế tục, đơn nhất, và lập hiến với một di sản văn hóa đa dạng. Thủ đô truyền thống của Thổ Nhĩ Kỳ là Istanbul nhưng được dời về Ankara do Ankara là cái nôi của phong trào độc lập Thổ Nhĩ Kỳ và cũng để chấm dứt dấu ấn Quân chủ đã tồn tại ở Istanbul suốt hàng ngàn năm. Ngôn ngữ chính thức của Quốc gia là tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, đây là ngôn ngữ tự nhiên của xấp xỉ 85% cư dân. 70 80% dân số thuộc dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ, phần còn lại gồm các dân tộc thiểu số như người Kurd và người Arab. Đại đa số cư dân là tín đồ Hồi giáo, cụ thể thì tại Thổ Nhĩ Kỳ Hồi giáo Sunni chiếm 65%, Hồi giáo Shia (4%), Hồi giáo Ismaili (14%), Thiên Chúa giáo (2%), Tín ngưỡng truyền thống (7%), phi tôn giáo (6%), Hỏa giáo (3%) và tôn giáo khác (2%). Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, Thổ Nhĩ Kỳ tích cực thúc đẩy quan hệ với các nước Cộng hòa Trung Á vốn có chung nguồn gốc dân tộc Turkic. Kinh tế tăng trưởng và những biện pháp can thiệp, ngoại giao của Thổ Nhĩ Kỳ khiến quốc gia này được xem là một cường quốc khu vực và cường quốc bậc trung.

Nhân khẩu học Thổ Nhĩ Kỳ, người Kurd chiếm một thế lực đáng kể tại miền đông nam

Quốc kỳ Thổ Nhĩ Kỳ

Quốc kỳ Thổ Nhĩ Kỳ (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ:Türk bayrağı, nghĩa là cờ Thổ Nhĩ Kỳ) gồm một nền đỏ và ngôi sao cùng trăng lưỡi liềm màu trắng. Nó còn được gọi là al Bayrak (cờ đỏ) hoặc al Sancak (biểu ngữ màu đỏ) trong bài Quốc ca Thổ Nhĩ Kỳ. Thiết kế hiện tại của Quốc kỳ Thổ Nhĩ Kỳ có nguồn gốc trực tiếp từ cuối thời kỳ Đế chế Ottoman, được thông qua vào cuối thế kỷ 18 và hoàn thiện hình thức cuối cùng vào năm 1844. Các tỉ lệ hình học và sắc độ chính xác của màu đỏ đã được chuẩn hóa về mặt pháp lý trong luật quốc kỳ Thổ Nhĩ Kỳ ngày 29/5/1936.

Thiết kế

G = chiều rộng = 2/3 L

L = chiều dài

A = khoảng cách giữa trung tâm trăng lưỡi liềm và mép trái (1/2 G)

B = đường kính vòng tròn bên ngoài trăng lưỡi liềm (1/2 G)

C = khoảng cách giữa trung tâm vòng tròn bên trong và bên ngoài trăng lưỡi liềm (1/16 G)

D = đường kính vòng tròn bên trong trăng lưỡi liềm (2/5 G)

E = khoảng cách giữa mép trái vòng tròn bên trong trăng lưỡi liềm và vòng tròn ngôi sao (1/3 G)

F = đường kính vòng tròn xung quanh ngôi sao (1/4 G)

M = chiều rộng đường viền trắng ở mép trái (1/30 G).

Lịch sử

Quốc kỳ Ottoman

Thiết kế ngôi sao và trăng lưỡi liềm lần đầu xuất hiện trên Quốc kỳ Ottoman vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Sự ra đời của ngôi sao và trăng lưỡi liềm trắng trên nền đỏ xuất hiện vào cải cách Tanzimat năm 1844. Theo truyền thuyết của người Thổ Nhĩ Kỳ thì vào buổi chiều tối sau trận Manzikert ngày 26/8/1071, Hoàng đế của Đế chế Seljuk là Alp Arslan đã đi dạo quanh bãi chiến trường chất đầy xác quân Đông La Mã (Byzantine), Arslan trông thấy một vũng máu của quân thù với hình ảnh mặt trăng lưỡi liềm và ngôi sao Hôm phản chiếu lên nó. Cảm khái trước hình ảnh này, Arslan quyết định lấy hình tượng mặt trăng lưỡi liềm cùng ngôi sao trên nền đỏ làm biểu tượng cá nhân của những vị vua triều Seljuk, đây cũng là nguồn gốc xa xưa nhất của lá cờ Thổ Nhĩ Kỳ. Trận Manzikert năm 1071 là một chiến thắng quan trọng trong lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ, giúp đất của dân Thổ dịch dần về phía tây, tràn khắp Tiểu Á và Hồi giáo hóa toàn bộ bán đảo.

Trong lịch sử, Đế chế Ottoman sử dụng nhiều cờ, đặc biệt là cờ Hải quân. Ngôi sao và trăng lưỡi liềm bắt đầu được sử dụng vào nửa cuối thế kỷ 18. Một Buyruldu (nghị định) năm 1793 yêu cầu các tàu Hải quân Ottoman đều phải sử dụng lá cờ này. Năm 1844, một phiên bản của lá cờ Hải quân đã được chính thức thông qua như một lá cờ Quốc gia. Quyết định sử dụng lá cờ Quốc gia là một phần của cải cách Tanzimat nhằm mục tiêu hiện đại hóa nhà nước Ottoman để sánh ngang các cường quốc châu Âu, cũng tương tự như Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản.

Ngôi sao và trăng lưỡi liềm đã trở thành một thiết kế quen thuộc trong những lá cờ Quốc gia của Ottoman trong thế kỷ 20. Quốc kỳ Thổ Nhĩ Kỳ hiện đạirất giống với cờ Ottoman vào thời kỳ muộn, chỉ khác ở chỗ biểu tượng ngôi sao và trăng lưỡi liềm nhỏ và mỏng hơn, lưỡi liềm vươn dài hơn. Cụ thể, quy định pháp luật (liên quan đến tỷ lệ hình học và sắc độ chính xác của màu đỏ) đã được giới thiệu trong Luật Quốc kỳ Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 29/5/1936.

Trong Quốc huy Đế chế Ottoman có thể thấy hai lá cờ với màu xanh lá và đỏ, phía đầu cán cờ là hình trăng lưỡi liềm. Thời chưa có hiệu kỳ người Ottoman hoặc các dân tộc Turkic nói chung thường gắn hình trăng lưỡi liềm lên đầu thương hoặc thanh gỗ dài và xem nó như hiệu kỳ mà không cần tấm vải. Trăng lưỡi liềm đã là biểu tượng truyền thống của các dân tộc Turkic từ trước khi đạo Hồi xuất hiện, và biểu tượng này thường được gắn lên phần chóp nhọn củ hành của các Thánh đường Hồi giáo khi họ tiếp nhận đạo Hồi. Dần dà trăng lưỡi liềm và ngôi sao (ở đây là sao Kim Venus) trở thành biểu tượng chung của tất cả các dân tộc Turkic.

Nói tới người Turkic Trung Á là phải nói tới con đường tơ lụa và văn hóa du mục. Các kiểu phối màu xanh da trời và vàng hoặc trắng; đỏ và xanh lá, trắng hoặc xanh da trời được xem là màu truyền thống của người Turk và có thể thấy rộng rãi trên Quốc kỳ của họ ngày nay. Người Turk nhánh phía tây (người Thổ Nhĩ Kỳ) thường dùng kiểu phối màu đỏ trắng và xem xanh da trời hoặc xanh lá là màu sắc phụ. Từ thời Đế chế Seljuk (người Thổ Nhĩ Kỳ thời Ottoman chưa thành lập), hiệu kỳ được sử dụng thường có các biểu tượng trăng lưỡi liềm hoặc Tughra (thư pháp Hồi giáo) màu trắng, xanh lá hoặc xanh da trời trên nền đỏ, từ đó đỏ được xem là Quốc sắc của người Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngày nay các Quốc gia độc lập của người Turkic gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan, Kazakhstan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Turkmenistan và phần nào đó là Tajikistan, Afghanistan và Mông Cổ. Các biểu tượng truyền thống của họ gồm ngôi sao và trăng lưỡi liềm, bầu trời xanh, lều Yurt, thảo nguyên, ngựa, sói và đại bàng.

Trận Manzikert năm 1071

Quốc kỳ Thổ Nhĩ Kỳ lấy nguyên mẫu từ Quốc kỳ Đế chế Ottoman

Lãnh thổ rộng lớn của đế chế Seljuk (1037 - 1194) - nhà nước đầu tiên của người Thổ Nhĩ Kỳ, kinh đô ở Isfahan (Iran ngày nay). Seljuk với chiến thắng trước Byzantine trong trận Manzikert năm 1071 là nguyên nhân gây ra Thập tự chinh thứ nhất. Lãnh thổ Seljuk là khá rộng nhưng ngày nay nhắc đến lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ hầu như chỉ nhớ đến Ottoman, Seljuk đã bị lãng quên

Hồi quốc Rum (1077 - 1308), thành lập trên bán đảo Anatolia khi Seljuk đã suy tàn. Là tiền thân của Ottoman

Lãnh thổ Hãn quốc Y Nhi (1256 - 1353), nhà nước theo đạo Hồi do người Mông Cổ thành lập

Tughra - hiểu đơn giản là thư pháp Hồi giáo hoặc con dấu, chữ ký của Quốc vương; cũng gần tương tự như thư pháp của người Á Đông. Người Hồi giáo rất thích Tughra vì vẻ đẹp của nó

Tên vị Caliph chính thống thứ hai Umar (Omar bin Khattab) viết theo kiểu thư pháp Hồi giáo ở Thánh đường Sofia. Người Hồi giáo cấm kỵ tôn thờ ảnh tượng nên chỉ có thể hướng lời cầu nguyện của mình về chữ viết, kinh Qur'an hoặc quay mặt về hướng Mecca

Quốc huy Đế chế Ottoman

Quân đội Ottoman hành quân qua Sofia trong chiến tranh với Áo năm 1788. Biểu ngữ được sử dụng là một trăng lưỡi liềm và ba ngôi sao tám cánh màu vàng trên nền đỏ. Trăng lưỡi liềm hướng về phía cán cờ, tức ngược với cờ Quốc gia sau này

Trận vây thành Vienna năm 1683, có thể thấy những lá cờ đằng xa

Quân Ottoman ra trận với cờ trăng lưỡi liềm

Biểu tượng Hồi giáo?

Cờ một số Quốc gia Hồi giáo

Mặt trăng lưỡi liềm và ngôi sao 5 cánh thường xuất hiện trên Quốc kỳ của các Quốc gia Hồi giáo nên nhiều người tin rằng đây là biểu tượng của đạo Hồi. Thật ra, biểu tượng này không liên quan gì đến đạo Hồi mà nó có nguồn gốc từ rất xa xưa, từ thời người Thổ Nhĩ Kỳ cổ đại ở vùng Trung Á. Họ đã bắt đầu thờ phụng vị thần Bầu trời tối cao Tengri và các vị thần mặt trời, mặt trăng khi họ còn du mục trên lưng ngựa qua các vùng Trung Á, Tây Á và Siberia. Trăng lưỡi liềm tượng trưng cho thần mặt Trăng Ay Ata còn ngôi sao tượng trưng cho thần Mặt trời Gun Ana. Những đồng xu được tìm thấy ở các nước Kyrgyzstan và Uzbekistan có niên đại vào những năm 576 600 là bằng chứng cho thấyngười Turkic cổ đại đã sử dụng biểu tượng này rất lâu từ trước khi đạo Hồi xuất hiện.

Trong thực tế, các cộng đồng Hồi giáo nguyên thủy từ thời Nhà tiên tri Muhammad đã không sử dụng bất kỳ một biểutượng nào. Các đội quân Hồi giáo chỉ sử dụng những lácờ màu trơn (đen, trắng, vàng hoặc xanh lá) với mục đích đơn giản là để phân biệt. Biểu tượng trăng lưỡi liềm và ngôi sao chỉ xuất hiện sau này vào thời Đế quốc Ottoman, chứbiểu tượng này không phải củađạo Hồi. Việc dựng một biểu tượng sẽ làm cho người Hồi giáo dễ đi vào tội lỗi thờ cúng hình tượng cho nên điều nàylà tuyệt đối phải tránh. Đa số người Hồi giáo ý thức được việc này, họ phản đối việc dùng biểu tượng. Tuy nhiên, trong hàng trăm năm, Đế chế Ottoman đã thống trị thế giới Hồi giáo và qua hàng thế kỷ biểu tượng này đã chiến đấu với cây Thánh tự của Thiên chúa giáo. Biểu tượng trăng lưỡi liềm dần trở nên gắn liền với đạo Hồi và xuất hiện rất nhiều trên Quốc kỳ các nước theo đạo Hồi để đối lập với biểu tượngchữ thập của các nướcThiên Chúa giáo.Trăng lưỡi liềm và ngôi sao tượng trưng cho quyền năng tối cao của các bậc Thánh thần, sự tốt lànhvà hạnh phúc.

Biểu tượng của thần Mặt trăng

Năm 339Trước Công nguyên, quân đội Đế chế Macedonia hùng mạnh dưới quyền chỉ huy của vua Phillip II (cha của Alexander Đại đế) đã nhiều lần đào đường hầm bao vây đánh Byzantium (sau gọi là Constantinople, nay là thành phốIstanbul của Thổ Nhĩ Kỳ), nhưng đều bị đẩy lùi. Một đêm nọ, quân đội Macedonia quyết định tập trung binh lực lợi dụng đêm tối đột kích vào thành. Nhưng suốt đêm đó, trên bầu trời bỗng có một vầng trăng lưỡi liềm rực sáng khác thường, làm lộ ra sự bố trí của quân độiMacedonia nên nhân dân trong thànhlại một lần nữa đẩy lùi quân địch, bảo vệ được thành trì. Người ta cho rằng, vầng trăng đó chói sáng là bởi được nữ thần Mặt trăng Diana (thường được tạo hình là một thiếu nữ xinh đẹp với vầng trăng lưỡi liềm cài trên mái tóc hay cầm trên tay một chiếc liềm tượng trưng cho vầng trăng khuyết) trợ giúp. Để bày tỏ lòng biết ơn của mình, nhân dân Byzantium đã lấy hình trăng lưỡi liềm làm biểu tượng cho thành phố.

Nữ thần Diana (trong tiếng La Mã có nghĩa là Trên trời hoặc Thiên thần) là một Nữ thầntrong Thần thoại La Mã, Diana là nữ thần săn bắn đồng thời là Nữ thần Mặt Trăng và tượng trưng cho sự sinh sản. Diana thường được cho là bản sao của Nữ thần săn bắn Artemis trong Thần thoại Hy Lạp.Nữ thần này thường xuất hiện cùngcác loàiđộng vật hoang dã trong các khu rừng, nàngcó sức mạnh siêu nhiên, có thể trò chuyện với các loài động vật và kiểm soát chúng. Diana cùng với Minerva (Nữ thần trí tuệ Athena) và Vesta (Nữ thần lửa Hestia) được biết đến như những Nữ thần đồng trinh, những người đã thề không bao giờ kết hôn và là một trong những biểu tượng của người phụ nữ.Khi thành phố đổi tên thành Constantinople và cải đạo theo Thiên Chúa giáo vào năm 330,trăng lưỡi liềm trở thành biểu tượng khác của sự trong trắng là Đức Mẹ Đồng trinh Maria.

Thành Constantinople về đêm

Trở thành biểu tượng của Đế chế

Vào thời kỳ Đế quốc Ottoman, biểu tượng trăng lưỡi liềm một lần nữa đóng một vai trò quan trọng.Tên gọi Ottoman có nguồn gốc từ Sultan Osman I, người đã thành lập Đế chế Hồi giáo Ottoman hùng mạnh vào năm 1299 với cương thổ trải dài từ Trung Đông đến một số quốc gia Đông Âu ngày nay. Trong khi các Vương quốc khác của người Thổ Nhĩ Kỳ còn bận tâm với các mâu thuẫn nội bộ, Osman đã có thể mở rộng biên giới của khu định cư Ottoman về phía rìa của Đế quốc Byzantine.Danh tiếng của ông cũng được đánh bóngtrong câu chuyện thời Trung đại của người Thổ Nhĩ Kỳ, được biết dưới tên gọi Giấc mơ của Osman.

Theo truyền thuyết, một đêm nọ Osman I đã nằm mơ thấy một vầng trăng lưỡi liềm đi qua bầu trời từ Đông sang Tây chiếu sáng khắp nhân gian. Cho rằng đây là điềm lành báo rằng đế quốc do ông tạo dựng sẽ trở thành một Đế chế vĩ đại, ông bèn dùng trăng lưỡi liềm làm biểu tượng của Đế quốc Ottoman, đồng thời cũng mang biểu tượng này chế định làm hiệu kỳ của Vương quốc.

Đến năm 1453, Sultan Mehmed II chinh phục được thành Constantinople, sáp nhập hai vùng châu Âu và châu Á của đế quốc làm một đồng thời chấm dứt luôn Đế chế La Mã ngàn năm lịch sử. Mehmed II còn cải tiến sức mạnh quân sự bằng cách trang bị thêm súng cầm tay và các loại súng lớn, tạo hệ thống quản lý cho thể chế của một nhà nước Ottoman phát triển.Trăng lưỡi liềm trở thành biểu tượng của Ottoman,cùngđội quân xâm lược của họ đi chinh phục khắp nơi.Ởthời kỳ đỉnh cao, Đế chế Ottoman trải dài trên 3 châu lục và gồm nhiều nền văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ.

Osman I (trị vì 1299 - 1324), Hoàng đế đầu tiên của Đế chế Ottoman

Mehmed II (trị vì 1451 - 1481), lên ngôi năm 19 tuổi và lãnh đạo quân đội Ottoman tiêu diệt Byzantine năm 21 tuổi, một trong những Sultan nổi danh nhất Đế chế Ottoman

Suleiman I (trị vì 1520 - 1566). Sultan trị vì lâu nhất của Ottoman (46 năm), đưa Đế chế Ottoman phát triển đến cực thịnh trong giai đoạn thế kỷ 16. Suleiman cũng nổi danh với việc phá vỡ truyền thống Đế chế và cưới một thiếu nữ Công giáo là Roxelana

Tranh vẽ của Đế quốc Byzantine về trận Yarmouk năm 636, chỉ 4 năm sau khi Muhammad qua đời

Sultan Mehmed II cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào Constantinople ngày 29/5/1453

Cương thổ Ottoman năm 1683, năm họ thất bại trong trận vây thành Vienna

Ngôi sao 5 cánh được thêm vào từ thời SultanSelim III vào năm 1793, ngôi sao 5 cánh được xác lập vào thời kỳ cải cách Tanzimat năm 1844 và có tài liệu cho rằng đó là hình ảnh biểu thị sự kết hợp giữa Mặt trăng và sao Kim, thời điểm mà người Babylon cổ đại tin rằng đó là lúc họ hiểu được những thông điệp mà các thánh thần truyền tới họ. Cũng từ thời Selim III, mặt trăng lưỡi liềm còn có thêm ý nghĩa nhằm đại diện cho khoảnh khắc trăng non đầu tháng Ramadan thời điểm bắt đầu tháng ăn chay Ramadan của người Hồi giáo và cũng để tượng trưng cho lịch Mặt trăng truyền thống của đạo Hồi. Về phần ngôi sao, 5 cánh sao được xem là đại diện cho 5 Điều răn của đạo Hồi và 5 Cột trụ của Hồi giáo những điều căn bản nhất tạo nên đức tin Islam:

  • Shahadah,là sự tuyên xưng đồng thời là điều cốt lõi trong đức tin của một tín đồ Hồi giáo. Nó bao gồm việc lặp lại hai câu: Không có Thượng đế nào khác ngoài Thánh Allah, và Đức Tiên tri Muhammad là Thiên sứ của Ngài. Các tín đồ đạo Hồi nhắc lại những câu này hằng ngày khi cầu nguyện. Việc coi Muhammad là Sứ giả cuối cùng của Allah là sự kiện trước nhất tách rời đức tin Hồi giáo khỏi Thiên chúa giáo và Do Thái giáo.
  • Salat,là việc cầu nguyện. Tín đồ đạo Hồi phải cầu nguyên 5 lần 1 ngày vào lúc bình minh, giữa trưa, giữa chiều, khi mặt trời lặn và khi đêm tối. Tín đồ có thể cầu nguyện tại bất cứ đâu, nhưng phải theo quy định rằng rước khi cầu nguyện, phải có một trạng thái tinh thần và thể xác thanh khiết.Buổi cầu nguyện bao gồm việc đọc một số đoạn trong kinh Quran, quỳ lạy và chạm đầu xuống đất, thể hiện sự phục tùng Thánh Allah. Khi cầu nguyện, phải quay mặt về hướng Mecca trung tâm tinh thần của đạo Hồi.
  • Zakat,là sự bố thí. Theo kinh Quran, một người phải trao cho người khác những thứ dư thừa. Vì thế cột trụ thứ ba liên quan đến việc trao một tỉ lệ tài sản nhất định của một người cho những số phận nghèo khổ hơn hay những người gặp cảnh không may mắn.
  • Sawm,là việc nhịn chay. Mọi tín đồ đạo Hồi phải nhịn chay từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn trong tháng Ramadan trừ trẻ em, người già, người ốm đau bệnh tật, phụ nữ mang thai hoặc những người thường xuyên hoạt động mạnh. Người đạo Hồi tin rằng tháng Ramadan là thời gian dành cho sự suy tưởng tôn giáo, tín đồ thường trở dậy vào ban đêm để đọc kinh Quran và đến Thánh đường nhiều hơn mọi ngày. Vào ngày kết thúc tháng Ramadan có một lễ hội lớn gọi là lễ Eid al Fitr, kỷ niệm việc chấm dứt thời kỳ ăn chay.
  • Hajj,là việc hành hương. Ít nhất một lần trong đời, những tín đồ đạo Hồi phải hành hương đến Thánh địa Mecca. Việc hành hương thể hiện sự phục tùng Thánh Allah và diễn ra vào tháng thứ 12, tháng cuối cùng trong lịch Hồi giáo. Trong đó có Eid al Adha lễ hiến sinh, đánh dấu ngày kết thúc thời kỳ hành hương, kéo dài trong mười ngày. Trong cuộc hành hương, những người hành hương sẽ mặc áo choàng trắng đơn sơ, bất kể tầng lớp, tượng trưng cho sự bình đẳng trước Thánh Allah. Phải gạt bỏ phù hoa để tìm kiếm sự tha thứ, dẫn dắt và cứu rỗi linh hồn từ Allah.

Vầng trăng lưỡi liềm và ngôi sao trên quốc kỳ ngày nay của Thổ Nhĩ Kỳ mang ý nghĩa đất nước nàykế thừacáctruyền thống Hồi giáo và sức mạnh của Đế quốc Ottomanthuở xưa. Một số quốc gia theo đạo Hồi khác cũng sử dụng hình ảnh mặt trăng lưỡi liềm và ngôi sao làm biểu tượng Quốc gia của mình.

Ngày nay

Cờ Thổ Nhĩ Kỳ treo trong Thánh đường Sofia ở Istanbul

Ngày nay, Thổ Nhĩ Kỳ gặp nhiều thách thức liên quan đến vấn đề khủng bố Hồi giáo cực đoan, vấn đề người Kurd, người nhập cư từ các nước Trung Đông và tình hình chính trị bất ổn Trong hoàn cảnh đó Quốc kỳ Thổ Nhĩ Kỳ trở nên nổi bật như một cách để nói lên lòng tự tôn dân tộc, sức mạnh cùng sự đoàn kết của Quốc gia.

Thổ Nhĩ Kỳ: Mặt trăng lưỡiliềm

//vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%95_Nh%C4%A9_K%E1%BB%B3

//en.wikipedia.org/wiki/Turkey

//en.wikipedia.org/wiki/Flag_of_Turkey

//en.wikipedia.org/wiki/Flags_of_the_Ottoman_Empire

//en.wikipedia.org/wiki/Ottoman_Empire

//en.wikipedia.org/wiki/Tughra

//en.wikipedia.org/wiki/Seljuk_Empire

//en.wikipedia.org/wiki/Sultanate_of_Rum

//en.wikipedia.org/wiki/Ilkhanate

//en.wikipedia.org/wiki/Star_and_crescent

Video liên quan

Chủ đề