Ngộ ái là gì

Trong cuộc sống, ai cũng phải trải qua đầy đủ những cảm xúc vui, buồn, yêu, giận,… Những cảm xúc này sẽ tác động trực tiếp đến suy nghĩ và hành động của chúng ta. Các cảm xúc tích cực và tiêu cực luôn tồn tại song song, nếu bạn biết cách dung hòa chúng thì cuộc sống của bạn sẽ hoàn thiện hơn. Trong kinh Phật thường có nhắc đến “hỉ, nộ, ái, ố” của con người và dạy ta cách kiểm soát chúng. Vậy hỉ, nộ, ái, ố là gì? Làm sao để giữ tâm thanh tịnh giữa cuộc sống bộn bề này?

Hỉ, nộ, ái, ố là gì?

Hỷ: Mừng

Là những niềm vui xuất phát từ tâm hồn, tâm can nó biểu hiện qua ánh mắt, nét mặt, nụ cười hay hành vi, ý tưởng, nét đẹp thẩm mỹ qua những tác động của mọi thứ xung quanh.

Ví dụ:

– Bạn đạt kết quả học tập tốt liền vui mừng, hớn hở.

– Bạn nghe bản nhạc có lời vui khiến tâm trạng thích thú, phấn chấn

Nộ: phẫn nộ, tức giận

Nộ là cảm giác gay gắt, nóng giận, bực tức, bốc đồng, bất mãn về một điều gì đó khiến ta mất đi cảm giác bình yên nơi tâm hồn. Nộ được gợi lên từ cảm giác khó chịu, là cảm xúc thuộc và sân tâm.

Nộ cũng có nguồn gốc từ tham dục. Đây là những cảm xúc “giết hại” sự tu dưỡng bởi nộ thì tâm “tàn”, nộ thì tạo điều kiện cho những lời nói và hành vi thiếu hiểu biết xuất hiện.

Ví dụ:

– Khi thấy ai đó đụng chạm vào lòng tự ái và xúc phạm đến quyền lợi bản thân, thì cảm giác phẫn nộ dâng lên.

– Khi muốn đạt được mục đích, nhưng bị người ta phá bỏ, thì liền trở nên giận dữ, tức tối, thù hằn.

Ái: thương, yêu

Là sự để tâm, vướng mắc của mình vào những đối tượng xung quanh. Ái là trạng thái cảm xúc có thể đồng hóa bản thân mình với các đối tượng thông qua sự nhận biết cảm nhận về năm giác quan.

Ví dụ:

– Khi bạn yêu một người bạn khác giới nào đó (bạn là nam), tai bạn thấy cô ấy hát hay, mắt bạn thấy cô ấy đẹp, tay bạn chạm vào tóc cô ấy rất nhẹ nhàng, mũi bạn cảm nhận mùi thơm của cô ấy, thậm chí bạn luôn để tâm trí nơi cô ấy,…

– Khi bạn yêu động vật, bạn muốn nuôi chúng, phân phát đồ ăn thức uống cho chúng.

Ố: ghét

Ghét là cảm giác nhìn thấy thứ gì đó hoặc ai đó không hợp ý, khiến bạn không thích. Tính cách này rất phổ biến trong mọi tâm thức cá nhân, thường xuất hiện thứ cảm giác chán ghét, xuất phát từ tâm sân si, ganh ghét.

Ví dụ:

– Khi ai đó hay xoi mói, xóc xỉa bạn, bạn cảm thấy ghét người đó.

– Khi thấy ai đó tài giỏi hơn bạn và giành đi nhiều thứ của bạn thì trong bạn sinh ra lòng ganh tị dẫn đến bạn ghét người đó.

Ngoài 4 trạng thái nêu trên ra, trong 7 thứ cảm xúc trong “thất tình- lục dục” còn có thêm 3 thứ nữa gồm: ai (bi ai, đau buồn), lạc (niềm vui về thể xác, cảm giác thô), dục (ý niệm ham muốn, dục niệm).

Hỉ, nộ, ái, ố gắn liền và tác động đến cuộc sống như thế nào?

Cuộc sống không ai tránh khỏi những cảm xúc hỉ, nộ, ái, ố vốn có này, những niềm vui đến bất chợt, ta giận dữ khi ai đó làm phật lòng, dành tình yêu thương cho người thân và những người giúp đỡ ta trong cuộc sống và ghét những người cản bước trong cuộc sống của ta. Hỉ và ái xuất hiện càng nhiều thì cuộc sống của ta sẽ càng tốt đẹp nhưng nộ và ố xuất hiện nhiều sẽ khiến cuộc sống của ta trở nên tăm tối, có xu hướng tiêu cực. Chúng ta không thể ngăn được sự xuất hiện của nó nhưng chúng ta có thể kiểm soát được nó và đón nhận nó như thế nào.

Khi cuộc sống bạn có quá nhiều khó khăn, thất bại, tai tiếng, bức xúc mà không thể nhẫn nhịn chắc chắn bạn sẽ nổi giận và thù hận. Nhưng nếu bạn biết cách đối diện với nó một cách dịu dàng hơn thì mọi chuyện sẽ trở nên tích cực hơn rất nhiều, bạn cũng bớt đi những ưu phiền trong tâm trí.

Và đương nhiên, khi niềm vui, may mắn bất ngờ ập đến với bạn khiến bạn vô cùng vui sướng thì bạn cũng không nên thể hiện nó một cách thái quá theo cảm xúc mà hãy tiết chế lại bởi nếu niềm vui của bạn được phô bày một cách quá lố sẽ trở thành trò cười để người khác bàn tán.

Cho nên, dù bạn trải qua bất kỳ chuyện buồn vui nào trong cuộc sống, chỉ cần bạn biết cách đón nhận và hành xử mới chính là yếu tố quan trọng cuối cùng để quyết định con người bạn.

Làm gì để dung hòa hỉ, nộ, ái, ố?

Để có một cuộc sống tốt, được nhiều người quý mến thì bạn không thể không dung hòa hỉ, nộ, ái, ố trong cuộc sống. Để làm được điều đó, bạn nên tập sống:

– Nhịn nhục và luôn cần mẫn

– Biết yêu thương và tha thứ

– Nuôi dưỡng tinh thần bằng những điều bổ ích

– Siêng năng bố thí, hành thiện và có lòng vị tha

– Đối đãi với mọi người khiêm nhưỡng và lễ độ

– Luôn để tâm hồn thanh tịnh trong mọi lúc

– Luôn trong tâm thế chịu khổ để khao khát sống tốt, hướng thiện

>>> Xem thêm: Sân si là gì? Ý nghĩa Tham Sân Si trong cuộc sống

Chúng tôi vừa trả lời cho câu hỏi hỉ, nộ, ái, ố là gì và những cách kiểm soát cảm xúc trong cuộc sống. Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích và giúp mọi người có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống cũng như biết cách điều tiết cảm xúc của mình để có cuộc sống tốt đẹp.

Cảm xúc có lẽ là thứ mà con người hơn hẳn các loài động vật khác. Một người đang vui có thể bỗng chốc chuyển sang trạng thái buồn bã chỉ vì nghĩ lại (hoặc nghĩ đến) một việc không mong muốn. Một trong số những cảm xúc phức tạp của con người là : Hỷ, Nộ, Ái, Ố. Bạn đã từng nghe qua? Nếu bạn chưa hiểu Hỷ, Nộ, Ái, Ố là gì, vui lòng đọc tiếp.

Tuy đây là bốn từ Hán Việt đơn, mỗi từ nói đến cảm xúc khác nhau nhưng mọi người thường xuyên sử dụng bốn từ đơn này như một cụm từ để nói đến trạng thái cảm xúc của con người.

Trong đó:

Hỷ nghĩa là vui mừng, hoan hỷ

Nộ nghĩa là tức giận, bực tức (Ví dụ: Nổi cơn thịnh nộ)

Ái nghĩa là yêu thương, yêu mến (Tình ái)

Ố nghĩa là thù hận, căm ghét mức độ thậm tệ.

Ghép lại khi người ta sử dụng 4 từ này cùng lúc thường để chỉ những cảm xúc khó kiềm chế của con người. Đạo Phật thường sử dụng bốn từ này cùng với Ai, Lạc Dục cũng để khuyên mọi người kiểm soát được tâm tư, từ đó dần có được tâm hồn tĩnh lặng.

 Bạn đã từng buông lời trách mắng, nhiếc móc người khác chỉ vì cơn giận dữ thoáng qua? Bạn từng yêu ai say đắm qua một ánh nhìn nhưng không hề biết được bản tính của người kia? Tất cả những cảm xúc nhất thời, nếu ta không làm chủ được chúng đôi khi dẫn đến hậu quả khôn lường.

Không chỉ đạo Phật. Thực tế ngày nay việc làm chủ được cảm xúc trở thành một trong những yếu tố then chốt để một người có thể đạt được thành công trong cuộc sống.

Hiện nay có hàng ngàn khóa học khác nhau, của những giảng viên khác nhau đang giảng dạy vấn đề này cho rất nhiều người. Tôi nghĩ nếu các bạn có thời gian và điều kiện kinh tế, các bạn hoàn toàn nên học các khóa học này. Một người làm chủ được cảm xúc thì đã tiến một bước rất dài trên con đường hoàn thiện chính mình rồi.

Trong khuôn khổ bài viết này, tôi sẽ nêu lên một vài cách kiểm soát được cảm xúc, từ đó tạo bước đệm để thành công hơn trong cuộc sống vốn dĩ khó khăn và phức tạp này.

Tại sao tôi đề cập đến đức tính này đầu tiên? Lý do là cảm xúc tiêu cực của chúng ta thường đi kèm với hành động bộc phát, không chuẩn mực dẫn đến hậu quả đôi khi khó có thể khắc phục được.

Khi bạn vui (hỷ) thì bạn thường chia sẻ niềm vui cũng như đối xử tốt với người khác. Điều này phần lớn đem lại hành động tốt đẹp. Nhưng chỉ là “phần lớn”. Bởi cảm xúc khi quá vui, quá phấn khích cũng có thể tạo ra hậu quả không mong muốn. Bạn đã từng thấy một người trong men say, vui vẻ phấn khích mà làm những việc bình thường họ không bao giờ làm? Người trúng số độc đặc với niềm vui sướng tột độ chi tiêu bạt mạng? Một người khi có được một thứ gì đó yêu thích liền mặc kệ mọi người xung quanh?...

Vậy làm sao để lạc quan? Lại là một câu hỏi mà câu trả lời dài bất tận. Với cá nhân tôi, mỗi khi tôi cảm thấy nản chí hoặc buồn phiền, tôi thường nhớ đến các câu sau:

  • Cuộc sống là 10% những điều xảy đến với bạn còn 90% còn lại chính là thái độ của bạn với cuộc sống - Charles R. Swindoll
  • Niềm tin là một sức mạnh có thể biến điều ko thể thành điều có thể.
  • Dù bạn nghĩ là mình có khả năng hay không có khả năng – bạn đều đúng – Henry Ford
  • Bạn đầy đủ chân tay, bạn có thể chạy nhảy và suy nghĩ ? Như vậy bạn đã hạnh phúc hơn rất nhiều người rồi.
  • Nếu bạn có tiền tiêu trong ví, có tiền bố thí cho người nghèo, có chút ít tiền gửi trong ngân hàng, bạn đã nằm trong số 4,8 tỷ người giàu nhất thế giới, và hạnh phúc hơn 2,2 tỷ người khác.
  • Nếu sáng nay thức dậy bạn thấy khỏe hơn ngày hôm qua một chút thì bạn đã may mắn hơn ít nhất 1,2 triệu người không thể sống hết tuần này.
  • Nếu cha mẹ bạn còn chung sống và còn hạnh phúc bên nhau, lại cả bạn nữa, thì so với thế giới trường hợp của bạn không nhiều đâu.

….

Có thể việc này hiệu quả với tôi, nhưng không hiệu quả với bạn. Bạn có thể chia sẻ cùng tôi để tôi bổ sung vào bài viết này nhằm giúp đỡ mọi người có thêm tinh thần lạc quan trong cuộc sống.

Cá nhân tôi nghĩ đây là một phương pháp hiệu quả nhất để kìm chế cảm xúc dễ bộc phát khi bực bội, giận giữ (Ố). Hậu quả khôn lường của những hành động khi tức tối, căm hận chắc hẳn không cần nói ra bạn cũng hiểu. Chỉ đơn giản là hít thở 5 giây, vừa đủ để làm tinh thần lắng một chút, đủ thời gian để mường tượng một kết quả không mấy tốt đẹp. Cách này vô cùng hiệu quả đấy.

Việc phán đoán này cần có thời gian cũng như cách thức mà bạn đánh giá một con người. Vì vậy biện pháp này không phù hợp với kiềm chế cơn nóng giận (thường là bộc phát tức thì) mà nó phù hợp với việc đánh giá một người tốt hay không. Từ đó bạn sẽ đưa ra cách ứng xử hợp lý. Yêu với những người xứng đáng và tránh xa những kẻ xấu tính. Nếu bạn đã nhìn nhận chính xác một con người là bạn đã có thể đưa ra phương pháp ứng xử với người đó. Từ đó bạn có thể tránh được những điều không mong muốn có thể xảy ra sau này.

Bạn có thấy ý này mâu thuẫn với ý trên? Đúng là nó rất mâu thuẫn nhưng lại hoàn toàn hợp lý. Lý do là việc bạn cảm hóa được một người xấu trở nên tốt đẹp khá khó khăn. Đó không chỉ nhờ vào tình yêu thương để cảm hóa được. Để là được điều đó ngoài tình yêu thương bao la, cần có một lòng kiên trì cũng như kỹ năng thấu hiểu người khác. Và thực tế là điều này không phải ai cũng làm được. Tuy nhiên bạn cần thử.

 Ban phát, chia sẻ tình yêu thương với tất cả mọi người (cả người bạn yêu và người bạn ghét) là một đức tính cao quý nhất của nhân loại. Ở đâu có tình yêu thương, ở đó có ấm no, hạnh phúc và hòa bình. Điều thần kỳ cũng chỉ xảy ra khi nơi đó có tình yêu thương.

Tình yêu thương đôi khi chưa đủ. Tình yêu thương có thể đặt không đúng chỗ có thể gây nên tai họa. Muốn yêu thương đúng chỗ, đúng cách bạn cần có một tư duy, một suy nghĩ đúng đắn. Bạn có thể giúp đỡ một người làm việc gì đó, nhưng bạn có thể bạn đang tiếp tay cho một hành động xấu (mặc dù bạn không mong muốn). Điều này xảy ra khi tình yêu thương vượt qua sự hiểu biết.

Có một câu chuyện thế này.

Một người phụ nữ là bạn của tôi có một đứa con trai tự tử. Tinh thần của cô ấy hoàn toàn bị tàn phá. Cô ấy là người phụ nữ tuyệt vời nhất mà tôi biết và là một trong những người mẹ tuyệt vời nhất mà tôi đã gặp. Cô ấy thật phi thường, và không còn nghi ngờ gì nữa, việc đã xảy ra với cô ấy thật bi thảm và đau lòng.

Người phụ nữ này chia sẻ rằng vài ngày sau khi con trai tự tử, cô phải đến cửa hàng để mua một vài đồ lặt vặt. Cô ấy đem khuôn mặt buồn bã, bộ dạng tồi tệ đó vào cửa hàng. Khi cô đến cửa hàng, cô thấy mọi người xung quanh vui vẻ nói chuyện và hối hả mua hàng. Cô nói rằng với tất cả khả năng của mình, cô chỉ muốn hét lên với tất cả mọi người: Tất cả dừng lại và im đi! Các người có biết điều gì đã xảy ra với tôi hay không? Các người không biết rằng con trai tôi đã chết hay sao? Tại sao các người còn cười đùa và vô cảm như vậy?

Qua câu chuyện này bạn nhận ra điều gì? Có phải đã từng có lần bạn lấy cảm xúc của mình để đối xử với người khác? Bạn nhìn thế giới với con mắt của cảm xúc, lý trí chỉ của riêng bạn mà thôi? Bạn thấy bạn đang đúng hay sai? Câu trả lời tôi để dành cho chính bạn.

Tác giả: Việt Hoàng

report this ad

Video liên quan

Chủ đề