Nghị định 43 2023 nđ cp về nhãn hàng hóa năm 2024

Điển hình như nhãn hàng hóa đối với thực phẩm phải có định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần, cảnh báo, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản; nhãn hàng hóa đối với rượu phải ghi định lượng, hàm lượng etanol, hạn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, cảnh báo, mã nhận diện lô.

2. Ngày sản xuất, hạn sử dụng được ghi trên nhãn hàng hóa

Theo quy định tại Nghị định số 43/CP, ngày sản xuất và hạn sử dụng được ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm dương lịch.

Trường hợp bắt buộc phải ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng mà nhãn hàng hóa đã ghi ngày sản xuất thì được phép ghi hạn sử dụng là khoảng thời gian kể từ ngày sản xuất, nếu nhãn hàng hóa đã ghi hạn sử dụng thì được phép ghi ngày sản xuất là khoảng thời gian trước sử dụng.

Đối với hàng hóa được san, chiết, đóng gói thì theo quy định tại Nghị định 43 năm 2017 phải thể hiện ngày san, chiết, đóng gói và hạn sử dụng được tính từ ngày sản xuất.

3. Những thông tin bắt buộc thể hiện đối với hàng hóa dạng rời hoặc hàng hóa có bao bì đóng gói đơn giản

Những hàng hóa có bao bì đóng gói đơn giản, hàng hóa dạng rời ví dụ như phụ gia thực phẩm, hóa chất, bán trực tiếp cho người tiêu dùng theo quy định của Nghị định số 43/NĐ-CP năm 2017 phải được công khai những thông tin sau:

- Tên hàng hóa;

- Hạn sử dụng;

- Tên cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm về hàng hóa;

- Hướng dẫn sử dụng;

Cảnh báo an toàn (nếu có).

4. Xuất xứ và thông tin cảnh báo trên nhãn hàng hóa

Nghị định 43 quy định tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu có trách nhiệm ghi xuất xứ hàng hóa (nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa) theo quy định về xuất xứ hàng hóa hoặc Hiệp định mà Việt Nam là thành viên.

Ngoài ra, cũng theo Nghị định số 43/2017, thông số kỹ thuật và thông tin cảnh báo phải tuân thủ quy định của pháp luật (nếu có).

Hàng điện, điện tử, máy móc, thiết bị phải ghi thông số kỹ thuật. Hàng thuốc dùng cho người, vắc xin phải ghi chỉ định, cách dùng, chống chỉ định, số đăng ký lưu hành, dạng bào chế, quy cách đóng gói,...

Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về nhãn hàng hóa, cách ghi nhãn hàng hóa và các thông tin bắt buộc trên nhãn hàng hóa có hiệu lực từ ngày 1/6/2017 và bãi bỏ Nghị định 89/2006 về nhãn hàng hóa.

Cho tôi hỏi năm 2023, những nhóm hàng hóa nào phải thể hiện nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa được thể hiện bằng phương thức điện tử? – Xuân Lộc (Đồng Nai).

Ngày 30/12/2022, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư 18/2022/TT-BKHCN (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2023) quy định chi tiết một số nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa của một số nhóm hàng hóa bằng phương thức điện tử.

1. Các nhóm hàng hóa phải thể hiện nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa được thể hiện bằng phương thức điện tử

Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BKHCN, các nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa được thể hiện bằng phương thức điện tử quy định tại điểm d khoản 1 Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP) áp dụng đối với các nhóm hàng hóa từ Mục 25 đến Mục 38, Mục 40, 44, 50, 51, 52, 53 và Mục 58 đến Mục 64 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 111/2021/NĐ-CP)

Lưu ý: Các nhóm hàng hóa quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 111/2021/NĐ-CP) không thuộc trường hợp nêu trên và các nội dung khác không thuộc Phụ lục ban hành kèm Thông tư 18/2022/TT-BKHCN không áp dụng ghi nhãn bằng phương thức điện tử theo quy định tại Thông tư 18/2022/TT-BKHCN (khoản 2 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BKHCN).

Hàng hóa là trang thiết bị y tế thực hiện ghi nhãn hàng hóa bằng phương thức điện tử thực hiện theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành.

Nghị định 43 2023 nđ cp về nhãn hàng hóa năm 2024

Nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa được thể hiện bằng phương thức điện tử (Ảnh minh họa)

2. Nguyên tắc thể hiện một số nội dung bắt buộc bằng phương thức điện tử

Nguyên tắc thể hiện một số nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa của một số nhóm hàng hóa bằng phương thức điện tử được quy định tại Điều 3 Thông tư 18/2022/TT-BKHCN như sau:

(1) Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa được lựa chọn ghi nhãn hàng hóa bằng phương thức điện tử hoặc lựa chọn ghi trên nhãn hàng hóa gắn trực tiếp trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc ghi trong tài liệu kèm theo của hàng hóa theo quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 111/2021/NĐ-CP. Nhóm hàng hóa và nội dung thể hiện bằng thương thức điện tử thực hiện theo quy định tại Phụ lục “Một số nội dung theo tính chất của hàng hóa được thể hiện bằng phương thức điện tử” ban hành kèm Thông tư 18/2022/TT-BKHCN.

(2) Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa khi thể hiện nội dung ghi nhãn theo phương thức điện tử quy định tại Thông tư 18/2022/TT-BKHCN bảo đảm các yêu cầu sau:

- Phương thức điện tử được thể hiện rõ đường dẫn trên nhãn hàng hóa, ví dụ: mã số mã vạch, mã QR code, trên màn hình điện tử của sản phẩm có màn hình hoặc các phương thức điện tử thông dụng khác;

- Bảo đảm phương tiện, thiết bị và/hoặc đường dẫn khách hàng truy cập nội dung quy định bằng phương thức điện tử của nhãn hàng hóa tại chỗ;

- Nội dung thể hiện bằng phương thức điện tử phải tương ứng với nội dung thể hiện trên nhãn trực tiếp, không làm người đọc, xem, nghe hiểu sai lệch bản chất của hàng hóa.

3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa ghi nhãn hàng hóa bằng phương thức điện tử

Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 18/2022/TT-BKHCN, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa ghi nhãn hàng hóa bằng phương thức điện tử có các trách nhiệm sau đây:

- Thực hiện đúng quy định pháp luật về nhãn hàng hóa và quy định tại Thông tư 18/2022/TT-BKHCN; tuân thủ các quy định về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và chịu trách nhiệm trước khi pháp luật về ghi nhãn hàng hóa bằng phương thức điện tử do mình sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh;

- Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa ghi nhãn bằng phương thức điện tử bảo đảm có đủ công cụ, phương tiện để nội dung ghi nhãn hàng hóa bằng phương thức điện tử luôn được truy cập, đăng nhập ngay, cung cấp đầy đủ nội dung ghi nhãn hàng hóa bằng phương thức điện tử cho người tiêu dung khi lựa chọn mua hàng hóa;

- Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu kinh doanh hàng hóa có nội dung ghi nhãn bằng phương thức điện tử phải cung cấp nội dung nhãn thể hiện bằng phương thức điện tử cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra khi có yêu cầu.

Lưu ý: Trong trường hợp vì lý do khách quan, người chịu trách nhiệm về hàng hóa không cung cấp được nội dung ghi nhãn bằng phương thức điện tử ngay khi có yêu cầu thì trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu phải cung cấp đầy đủ nội dung ghi nhãn thể hiện bằng phương thwusc điện tử. Nếu thông tin ghi nhãn điện tử không truy cập được, thì nhãn hàng hóa là đối tượng thanh tra, kiểm tra được xác định là nhãn ghi không đủ các nội dung bắt buộc theo quy định.

4. Các nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa được thể hiện bằng phương thức điện tử

Các nội dung bắt buộc được thể hiện bằng phương thức điện tử áp dụng với các nhóm hàng hóa tại Mục 1 nêu trên được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BKHCN.