Ngày nào cũng ăn trứng gà luộc có tốt không?

Không có hại gì nếu trẻ ăn 1 quả trứng mỗi ngày. Tuy nhiên, 4 quả trứng mỗi tuần sẽ đảm bảo trẻ nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết, đồng thời tránh nguy cơ bị cholesterol cao.

10 lợi ích của việc ăn trứng đối với trẻ em

  1. Trứng là một loại thực phẩm cung cấp protein hoàn chỉnh rất cần thiết cho quá trình tạo tế bào mới và tái tạo tế bào. Mỗi quả trứng chứa 6 gram protein – nền tảng cho trẻ phát triển cả về cân nặng và chiều cao.
  2. Trứng là nguồn cung cấp vitamin chất lượng cao. Vitamin là những thành phần thiết yếu cho cơ thể trong quá trình chuyển hóa của cơ thể, nhưng cơ thể lại không thể tự sản xuất được mà phải bổ sung hàng ngày thông qua chế độ ăn uống. Trong một quả trứng có chứa nhiều vitamin cần thiết như vitamin A (quan trọng cho mắt, xương và răng khỏe mạnh), vitamin D (cũng hỗ trợ xương và răng khỏe mạnh), vitamin E (giúp tăng cường hệ thống miễn dịch), vitamin K (đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, ngăn ngừa bệnh tim, giảm lượng đường trong máu và giúp xây dựng, duy trì xương chắc khỏe), B2, B6, B12 và các khoáng chất như kẽm, sắt và đồng. Trứng cũng cung cấp nguồn choline dồi dào (quan trọng đối với chức năng não và sức khỏe tim mạch) và selen (quan trọng đối với chức năng tuyến giáp). (1)
  3. Trứng chứa 9 loại axit amin thiết yếu (Histidine, Phenylalanine, Leucine, Lysine, Methioninethreonine, Tryptophan isoleucine, Valine) để tạo thành một loại protein hoàn chỉnh cho cơ thể.
  4. Lutein và Zeaxanthin trong trứng là những chất cần thiết cho đôi mắt khỏe mạnh, giữ cho thị lực sắc nét và giảm tác động của thoái hóa điểm vàng, đồng thời đảm bảo sức khỏe của võng mạc.
  5. Trứng chứa Omega 3 – chất béo lành mạnh chủ yếu được tìm thấy trong cá, giúp phát triển trí não và cải thiện trí nhớ. 
  6. Trứng là nguồn thực phẩm duy nhất cung cấp vitamin D – rất quan trọng đối với sức khỏe xương của trẻ độ tuổi đang phát triển. (2)
  7. Trứng chứa nhiều protein động vật chất lượng, những lợi ích của chúng bao gồm tăng khối lượng cơ và sức khỏe xương tốt hơn. 
  8. Trứng chứa B12, còn được gọi là cobalamin, là một loại vitamin thiết yếu mà cơ thể không thể sản xuất, rất quan trọng đối với sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của trẻ.
  9. Trứng chứa axit folic – loại vitamin tan trong nước cần thiết cho sức khỏe thần kinh của trẻ. Thiếu folate có thể dẫn đến suy nhược và tổn thương thần kinh. 
  10. Trứng cũng là một nguồn cung cấp cholesterol và chất béo bão hòa – những chất mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo cần hạn chế trong chế độ ăn uống để giữ cho trái tim của chúng ta khỏe mạnh. Trong một quả trứng có chứa 185 miligam cholesterol và gần 5 gam tổng chất béo (1,5 gam chất béo bão hòa). Trong khi đó, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị không nên tiêu thụ hơn 300 miligam cholesterol trong chế độ ăn mỗi ngày (với những người bị bệnh tim hoặc mức LDL cao hoặc mức cholesterol “xấu” nên tiêu thụ ít hơn 200 miligam cholesterol mỗi ngày). 

Điều gì xảy ra khi cho trẻ ăn trứng hàng ngày?

Nhiều bằng chứng cho thấy, những người trưởng thành khỏe mạnh tiêu thụ 1 quả trứng mỗi ngày không liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành hoặc đột quỵ, nhưng tiêu thụ hơn bảy quả trứng mỗi tuần dường như lại có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tử vong.

Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên phụ huynh không nên cho trẻ ăn quá nhiều trứng mỗi ngày. Hàm lượng chất béo trong trứng cao cũng làm bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu rối loạn tiêu hoá, do đó tuỳ theo độ tuổi mà cho ăn số lượng khác nhau: Trẻ 6 -7 tháng tuổi chỉ nên ăn ½ lòng trứng gà/bữa, ăn 2-3 lần/tuần; trẻ 8-12 tháng tuổi có thể ăn 1 lòng đỏ/bữa, ăn 3-4 bữa trứng 1 tuần; trẻ 1-2 tuổi nên ăn 3 – 4 quả trứng/tuần và ăn cả lòng trắng; trẻ từ 2 tuổi trở lên nếu bé thích trứng có thể cho ăn 1 quả/ngày.

Không nên cho ăn nhiều hơn một quả trứng mỗi ngày (từ các món trứng, hoặc các loại thực phẩm làm từ trứng, bao gồm các loại bánh hoặc thịt/gà tẩm bột). Bên cạnh đó, hạn chế tiêu thụ các loại thực có chứa chất béo động vật (bao gồm sữa, thịt và gia cầm) để giữ lượng cholesterol và chất béo bão hòa trong chế độ ăn của bé ở mức thấp. 

Không có hại gì nếu trẻ ăn tối đa một quả trứng mỗi ngày, nhưng người ta tin rằng tiêu thụ 4 quả trứng mỗi tuần là con số lý tưởng để đảm bảo trẻ nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết, đồng thời tránh nguy cơ bị cholesterol cao. Không nên cho trẻ ăn trứng còn sống. Ngoài ra, với trẻ đang ở độ tuổi phát triển, tốt nhất phụ huynh nên cung cấp cho trẻ các thực phẩm protein khác, bao gồm hải sản, thịt gia cầm, các loại hạt và ngũ cốc, thực phẩm từ đậu nành và thịt đỏ,… để đảm bảo trẻ nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Trứng gà luộc rất tốt cho sức khỏe não bộ nhờ chứa nhiều hợp chất gọi là choline. Sự kết hợp của các yếu tố lành mạnh như protein và choline trong trứng gà luộc sẽ giúp não bộ hoạt động tốt, đặc biệt là ngay sau bữa sáng.

Duy trì sức khỏe đôi mắt

Trứng gà luộc chứa vitamin A rất tốt cho việc duy trì sức khỏe của mắt. Vì vậy, kết hợp trứng gà luộc với cơm và salad trong chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp ngăn ngừa cận thị và viễn thị.

Thúc đẩy sức khỏe của xương và móng

Một quả trứng gà luộc mỗi ngày sẽ giúp bạn chăm sóc và tăng cường sức khỏe của xương cũng như ngăn ngừa các vấn đề về xương như loãng xương khi tuổi càng cao. Ngoài ra, chất oxy hóa trong trứng gà luộc cũng giúp cho móng tay trông hồng hào và khỏe mạnh hơn.

Ngăn ngừa ung thư vú

Để ngăn ngừa ung thư vú, bước đầu tiên là thay đổi lối sống lành mạnh hơn, đó là lý do tại sao nhiều chuyên gia dựa trên nghiên cứu khoa học khuyên chúng ta nên ăn trứng gà luộc trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Điều trị bệnh thiếu máu

Trứng gà luộc giúp điều trị bệnh thiếu máu nhờ chứa chất sắt, có thể cải thiện hiệu suất của các hợp chất trong tế bào hồng cầu hemoglobin. Hemoglobin có chức năng liên kết oxy với hồng cầu để đáp ứng nhu cầu của các cơ quan khác trong cơ thể.

Ngăn ngừa rụng tóc

Hàm lượng vitamin A và vitamin E trong trứng gà luộc rất hữu ích để ngăn ngừa rụng tóc và đẩy nhanh quá trình mọc tóc. Ngoài ra, thành phần axit béo trong trứng gà luộc đã được chứng minh là giúp tóc trở nên bóng mượt và khỏe mạnh hơn khi tiêu thụ thực phẩm này thường xuyên.

Hạn chế hấp thụ calo

Hàm lượng dưỡng chất có trong trứng gà luộc đã được chứng minh là có thể hạn chế sự hấp thụ quá nhiều calo trong cơ thể. Do đó, món ăn này rất thích hợp đối với những người thực hiện chế độ ăn kiêng.

Xây dựng và sửa chữa các tế bào của cơ thể

Hàm lượng choline trong trứng gà luộc sẽ phục vụ cho việc sửa chữa các tế bào bị tổn thương của cơ thể.

Kiểm soát cholesterol xấu

Trứng gà luộc là nguồn cung cấp hàm lượng omega 3 dồi dào, có tác dụng làm giảm cholesterol và cholesterol xấu trong cơ thể.

Tốt cho lưu thông máu

Để hệ thống tuần hoàn hoạt động tốt, hãy bổ sung trứng gà luộc trong thực đơn bữa sáng. Bởi các thành phần có trong trứng gà luộc được chứng minh là rất tốt cho quá trình lưu thông máu của cơ thể.

Ăn trứng gà luộc mỗi ngày có tác dụng gì?

Hàm lượng choline trong trứng gà luộc sẽ phục vụ cho việc sửa chữa các tế bào bị tổn thương của cơ thể. Trứng gà luộc là nguồn cung cấp hàm lượng omega 3 dồi dào, có tác dụng làm giảm cholesterol và cholesterol xấu trong cơ thể. Để hệ thống tuần hoàn hoạt động tốt, hãy bổ sung trứng gà luộc trong thực đơn bữa sáng.

Ăn trứng gà nhiều có tác dụng gì?

Tăng cường hệ miễn dịch. Từ nguồn protein trong trứng sẽ cung cấp Calo, tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động. Ăn trứng vào buổi sáng sẽ giúp bạn đầy đủ nguồn năng lượng cho một ngày làm việc. Cơ thể tràn đầy năng lượng và được cung cấp nhiều dưỡng chất sẽ đảm bảo một hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Trứng gà luộc có tác dụng gì?

Trứng luộc là loại thực phẩm ít calo, giàu chất dinh dưỡng. Chúng là nguồn cung cấp protein chất lượng cao tuyệt vời và rất giàu vitamin nhóm B, kẽm, canxi và các chất dinh dưỡng cũng như các chất chống oxy hóa quan trọng khác như choline, lutein và zeaxanthin.

Ngày nào cũng ăn trứng vịt?

Nếu bạn băn khoăn ăn trứng vịt nhiều có tốt không thì mặc dù có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, bạn chỉ nên ăn trứng vịt ở lượng vừa phải. Lí do là vì trứng vịt chứa một lượng khá lớn chất béo nên nếu ăn quá nhiều sẽ làm tăng mức cholesterol và đường huyết, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

Chủ đề