Ngành kế toán và tài chính ngân hàng

Nên lựa chọn theo học ngành kế toán hay ngành tài chính ngân hàng? Mỗi năm đến mùa tuyển sinh, có không ít bạn sinh viên vẫn loay hoay với câu hỏi này. Bởi đây đều là những ngành top của khối kinh tế có nhiều sức hút với các bạn trẻ. Nếu đã là câu hỏi khó thì hãy đón xem EAOF đi phân tích từng yếu tố quyết định để tìm ra đáp án phù hợp cho mỗi cá nhân. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé!

1. Học ngành kế toán hay tài chính ngân hàng khó?

Ngành kế toán và tài chính ngân hàng

Để đưa ra quyết định lựa chọn giữa học ngành kế toán hay ngành tài chính ngân hàng, EAOF sẽ giúp bạn tìm hiểu xem ngành nào khó chinh phục hơn? Bởi ưu thế trong học tập của mỗi người là khác nhau nên tất nhiên sự lựa chọn sẽ khác nhau.

Dựa trên chương trình đào tạo của ngành kế toán và tài chính ngân hàng thì độ khó của hai ngành là như nhau. Cả kế toán và tài chính ngân hàng đều đòi hỏi bạn phải có sự nhạy bén trong các con số và tính toán. Vì vậy, bạn cần phải là người giỏi toán, cẩn thận và tỉ mỉ. Bởi những sai lầm dù nhỏ cũng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, mỗi chuyên ngành đều có những đặc thù riêng, đòi hỏi kỹ năng và chuyên môn khác nhau. Yêu cầu quan trọng để theo học hai ngành này là đam mê và yêu thích. Nếu thiếu những điều đó thì trong quá trình học tập và làm việc, khả năng cao bạn sẽ thấy nhàm chán, học cầm chừng. Điều này sẽ gây rủi ro khá lớn cho tương lai của bạn.

Do đó, câu trả lời cho câu hỏi học ngành kế toán hay tài chính ngân hàng khó sẽ phụ thuộc phần lớn vào:

  • Phẩm chất con người.
  • Sự quyết tâm bám đuổi mục tiêu.
  • Khả năng trau dồi kiến thức.
  • Khả năng tích lũy kinh nghiệm thực chiến.

Những đặc điểm này ở một người càng mạnh mẽ thì không có môn học nào là khó hay không chinh phục được.

Xem thêm: Tương lai ngành kế toán trong 5 năm tới

2. Triển vọng phát triển của ngành kế toán và tài chính ngân hàng

Ngành kế toán và tài chính ngân hàng

Để quyết định nên học ngành kế toán hay tài chính ngân hàng, yếu tố triển vọng nghề nghiệp là điều không thể bỏ qua. Bởi triển vọng nghề nghiệp càng lớn thì tương lai khi ra trường bạn càng có nhiều con đường để đi. Và sự nghiệp của bạn sẽ ngày một thăng tiến cao hơn.

Theo báo cáo về nhu cầu nguồn nhân lực tại Việt Nam đến từ Vietnamworks: Kế toán và tài chính ngân hàng đều thuộc top 10 ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất trong Quý 3 năm 2022. Điều này cho thấy tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán hay tài chính ngân hàng có việc làm đúng ngành rất cao.

Với sinh viên ngành tài chính ngân hàng có thể ứng tuyển vào nhiều vị trí công việc khác nhau tại:

  • Các ngân hàng.
  • Công ty bảo hiểm
  • Công ty tài chính.
  • Cơ quan thuế, hải quan, doanh nghiệp.
  • Hay trở thành giảng viên tại các trường cao đẳng, đại học…

Riêng với sinh viên ngành kế toán, cơ hội tìm được việc làm đúng chuyên ngành là rất cao nhờ nhu cầu tuyển dụng lớn. Thời gian đầu, sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm có thể làm kế toán nội bộ. Sau khi tích lũy kinh nghiệm và nâng cao trình độ, bạn có thể đảm nhận các vị trí cao cấp hơn như:

  • Kế toán thuế.
  • Kế toán trưởng.
  • Kế toán tổng hợp.
  • Quản lý tài chính.

Xem thêm: Chuyên ngành kế toán gồm những gì? Review cho bạn từ A đến Z

3. Lương khi học ngành kế toán và tài chính ngân hàng

Ngành kế toán và tài chính ngân hàng

Xét lương ngành tài chính ngân hàng và ngành kế toán cũng là một tiêu chí quan trọng giúp bạn định hướng cho mình. Theo khảo sát, mức lương của hai ngành này nhìn chung khá cao so với các ngành khác. Điểm này được thể hiện rất rõ khi các thông tin tuyển dụng được đăng tải trên các nền tảng xã hội. Tùy theo vị trí, kinh nghiệm và khu vực mà có mức lương khác nhau. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo mức lương trung bình dưới đây:

Đối với thứ bậc vị trí kế toán:

  • Quản lý/Trưởng phòng: 28.000.000 VNĐ
  • Trưởng nhóm, Giám sát: 20.000.000 VNĐ
  • Nhân viên có kinh nghiệm: 10.000.000 VNĐ
  • Mới tốt nghiệp: 6.000.000 VNĐ

Đối với thứ bậc vị trí tài chính đầu tư:

  • Quản lý/Trưởng phòng: 35.000.000 VNĐ
  • Trưởng nhóm, Giám sát: 15.000.000 VNĐ
  • Nhân viên có kinh nghiệm: 10.000.000 VNĐ
  • Mới tốt nghiệp: 6.000.000 VNĐ

Đối với thứ bậc vị trí ngân hàng:

  • Quản lý/Trưởng phòng: 30.000.000 VNĐ
  • Trưởng nhóm, Giám sát: 19.000.000 VNĐ
  • Nhân viên có kinh nghiệm: 10.000.000 VNĐ
  • Mới tốt nghiệp: 6.000.000 VNĐ

Xem thêm: Học kế toán có làm được kiểm toán không?

4. Kết luận nên học ngành kế toán hay tài chính ngân hàng?

Tóm lại dựa vào 3 tiêu chí trên, bạn có thể trả lời câu hỏi nên học ngành kế toán hay tài chính ngân hàng. Nhìn chung thì triển vọng nghề nghiệp của hai ngành này là rất rộng mở. Nên chọn học chuyên ngành nào là tùy vào khả năng và sở thích của mỗi người. Chỉ cần đam mê và không ngừng trau dồi phẩm chất, kinh nghiệm thì thu nhập hấp dẫn, cơ hội thăng tiến sẽ đến ngay.

Điều quan trọng nhất cũng chính là đòn bẩy cho sự thành công trong tương lai chính là đơn vị đào tạo chất lượng. Hiện nay, Học viện Tài chính là ngôi trường giảng dạy được đánh giá vô cùng cao.

Khi theo học tại đậy, chuyên ngành kế toán còn có chương trình từ xa nên phù hợp cho nhiều đối tượng. Dù bạn muốn học tại nhà, quán cafe, học nhóm với bạn bè, học sáng, học tối,… chương trình đều đáp ứng được 100%. Chi phí đầu tư cho việc học từ xa còn thấp hơn chính quy đến 60%.

Được học, được giảng dạy và được đào tạo theo chương trình đào tạo cử nhân ngành kế toán chương trình đào tạo từ xa – Học viện Tài chính, sinh viên mới tốt nghiệp vẫn hoàn toàn có đủ tự tin khi đứng trước các nhà tuyển dụng. Chính vì vậy mà bạn hoàn toàn có thể cân nhắc đến chương trình đào tạo đầy sức hút này nhé!

Kế toán mới ra trường lương bao nhiêu?

Cụ thể, mức lương lương kế toán mới ra trường và mức lương đối với những nhân viên kế toán có từ 1 – 2 năm kinh nghiệm sẽ từ 10 – 15 triệu đồng. Ngoài ra, đối với những người có trên 3 năm kinh nghiệm thì công ty có thể đề ra mức lương từ 15 – 25 triệu đồng.

Ngành tài chính ngân hàng có bao nhiêu chuyên ngành?

Cử nhân ngành Tài chính - Ngân hàng gồm 10 chuyên ngành: Quản lý tài chính công, Thuế, Tài chính quốc tế, Tài chính doanh nghiệp, Tài chính Bảo hiểm, Hải quan và Nghiệp vụ ngoại thương, Ngân hàng, Định giá tài sản, Phân tích chính sách tài chính, Đầu tư tài chính với tổng thời gian đào tạo là 4 năm.

Ngành kế toán tài chính ra trường làm gì?

Kế toán tài chính (Financial Accounting) là bộ phận thực hiện nhiệm vụ thu thập, phân tích, xem xét, cung cấp dữ liệu để lập báo cáo tài chính, bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, nhằm phục vụ cho việc thể hiện hiệu quả tài chính và vị thế của công ty với các ...

Tài chính và kế toán khác nhau như thế nào?

Điểm khác biệt cơ bản giữa Tài chính và Kế toán là ngạch kế toán có phạm vi hẹp hơn, trong khi ngạch học tài chính có độ phủ rộng hơn, bao gồm cả chuyên môn về kinh doanh, kinh tế và ngân hàng.